6. Bài ca đồng lòng kéo cây si 7 Ru cho gốc vía ngủ
3.3.3. Ngôn từ thể hiện trí tưởng tượng phong phú của người Mường
Để xây dựng hình ảnh ngoài việc sử dụng nghệ thuật so sánh các nghệ nhân dân gian còn sử dụng triệt để thủ pháp hư cấu, kì ảo vốn là thủ pháp đặc trưng của truyện cổ tích, của thần thoại, của Mo Mường. Từ trong Mo Mường hình ảnh thần và thế giới thần đã có sự hoang đường, ngôn ngữ thể hiện trí tưởng tượng vô cùng phong phú của người dân Mường. Khi miêu tả về bà Nhần, một vị thần sắp đặt thế giới, mo Mường đã miêu tả như sau:
Dạ Dần giã gạo vướng cối Giơ chày vướng trời Dạ Dần nổi tức thành cơn Nổi hờn hậm hực
Dậy rút dao mũi nhọn Dao thước bảy chuôi tròn Đi chặt đất chan chát Đi chém cát ầm ầm
( Những bình diện cấu trúc Mo Mường, Bùi Văn Thành, luận án tiến sĩ, 2009). Và bài hát làm vía kéo si của người Mường lại một lần nữa mê hoặc lòng người vì không khí huyền ảo, kì bí bao trùm lên tất cả.
Theo quan niệm của người Mường, trên Mường trời cao xanh là cuộc sống thần tiên. Và ở trên vùng đất đó, là nơi trú ngụ của các vị thần, họ không di chuyển đi đứng như người bình thường mà họ bay lượn.
Lúc đó mụ chiếm, mụ nuôi Ở trên cây si già đa
Khi lượn khi bay
Để vào cây gạo giữa đồng Tầm vông trước vóng nhà người Đi hết cái nhòi sao Ra
Lên đà sao Ruông
Khắp bốn phương tôi mời cho qua mười vuông đất( BCLVKS, PL).
Chúng ta hãy xem trong lối tư duy của người Mường, cách di chuyển của bà được miêu tả như thế nào:
Đi gãy lá vông Đi trông lá dặm Đi lượn bằng rắn
Đi vặn bằng ong( BCLVKS, PL).
Ông Mo chính là xứ giả giữa thế giới Mường trần với thế giới Mường trời, ông làm nhiệm vụ giao tiếp với thần linh, gửi đến họ những nguyện vọng tha thiết của con người. Trong những câu hát mang ngôn ngữ Mường của ông chúng ta thấy được trí tưởng tượng độc đáo của người dân Mường:
Nhà người đừng đi đàng đất mà lô Nhà người đừng đi đường đất mà lâu
Biến nên con bướm đen bay qua cáng nước Biến rênh con bướm dầm bay qua cáng rác, Bướm bạc bay qua cáng bến, cáng giếng Bướm bạc bay qua cáng bến, cáng phó Bước chân vào này cái duông mái nhà Bước chân bao nay cáy duông mái nhà (BCLVKS. PL).
Bà si- vị thần giữ vía con người có khả năng biến hóa, vì vậy ông Mo mới bảo bà biến nên con bướm đen, bướm trắng để bay cho nhanh mà về nhà ăn bữa cơm vía, để bảo vệ cho vía con người.
Chúng ta hãy xem người Mường tưởng tượng cách di chuyển của bà Si ra sao:
Đi lượn bằng rắn
Thủ pháp hư cấu về thế giới thần linh, siêu nhiên, đầy quyền lực trong bài ca nghi lễ này chính là phương thức để thể hiện ước mơ của con người về một cuộc sống tốt đẹp, ở đó có sự trường tồn vĩnh cửu của gốc vía con người. Sự tưởng tượng ấy làm cho đời sống tinh thần của người Mường trở nên phong phú. Trong quan niệm của họ, bà Si chính là người có quyền lực, có sức mạnh, bảo vệ cho đất Mường, người Mường, chính vì vậy mà khi họ ốm đau hay lạc vía họ đều nhờ đến sự giúp đỡ của bà. Có thể nói, bà chính là vị thần mang đến sự tin tưởng, sự cân bằng cho cuộc sống của cả đất Mường.