PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: KHẢO SÁT BÀI CA LÀM VÍA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA (Trang 111)

6. Bài ca đồng lòng kéo cây si 7 Ru cho gốc vía ngủ

PHẦN KẾT LUẬN

1.Ý nghĩa của bài ca làm vía trong đời sống văn hóa tinh thần của người Mường Thạch Thành.

Những sinh hoạt văn hóa và văn học nghệ thuật dân gian đa dạng, phong phú vẫn được bảo tồn và pháy huy từ ngàn đời nay. Nghi lễ làm vía: (làm vía cho trẻ nhỏ, làm vía hết năm và làm vía kéo si) của người Mường Thạch Thành chính là nơi bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp đó. Bên cạnh nếp sống tốt đẹp là tình cảm gắn bó tha thiết, sâu nặng của tình cảm gia đình, của cộng đồng các dân tộc và đó còn là tác phẩm văn học dân gian đặc sắc. Trong vườn hoa nghệ thuật đầy hương sắc của 54 dân tộc anh em trên đất nước ta, bài dân ca nghi lễ làm vía kéo si là là một bông hoa đẹp tượng trưng cho tâm hồn và bản sắc của dân tộc Mường.

Khác với những loại hình dân ca khác, bài ca làm vía vừa mang tính chất sinh hoạt văn hóa quần chúng vừa là loại hình sinh hoạt tín ngưỡng của dân tộc Mường Thạch Thành. Bài ca mang ý nghĩa và giá trị đặc sắc trong đời sống tinh thần của nhân dân. Từ bao đời nay mỗi khi trong gia đình có trẻ nhỏ quấy khóc, người già đau ốm, con cháu đều mời thầy Mo về nhà để làm nghi lễ làm vía cầu cho sự an lành của vía, mang lại sức khỏe cho con người.

Những nghi lễ làm vía không phải là những sinh hoạt mang tính mê tín dị đoan mà đó là những sinh hoạt tín ngưỡng lành mạnh. Chúng có cơ sở dân tộc học của người dân Mường. Quá trình điễn dã thực tế đã cho chúng tôi thấy được những giá trị tinh thần tốt đẹp mà các nghi lễ làm vía mang lại.

Đi vào tìm hiểu về nghi lễ “ làm vía kéo si”, chúng tôi nhận thấy rằng, sau khi thực hiện nghi lễ này tâm lí của cả gia đình rất thoải mái. Đặc biệt là ông bà, người được con cháu tổ chức cho nghi lễ “ làm vía kéo si”. Đến thời điểm hiện tại, cụ Bùi Văn Mợ vẫn còn khỏe mạnh, nhưng cụ bà Bùi Thị Tám đã mất sau một thời gian. Đây chính là một điều huyền bí của nghi lễ mà không ai có thể lí giải được.

“Nghi lễ Làm vía” là những nghi lễ linh thiêng, một nét đẹp trong văn hóa cộng đồng, ở đó nhân dân Mường thể hiện lòng thành kính, biết ơn với tổ tiên, với ông bà mình, với cội nguồn và dân tộc.Vì vậy chúng tôi nhận thấy cần phải phát huy và bảo tồn giá trị văn hóa đặc sắc này.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật của những “ Bài ca làm vía”

Những “ Bài ca làm vía” là những tác phẩm văn học đích thực, chứa đựng trong đó những giá trị đặc sắc về cả phương diện nội dung và nghệ thuật.

Về nội dung:

- “ Bài ca làm vía” thể hiện rõ cuộc sống lao động của người dân bản Mường, họ có cuộc sống giản dị của cư dân nông nghiệp. Người dân Mường cấy cả lúa nước và trồng cả lúa nương. Tháng năm họ lên nương tra hạt lúa, tháng mười họ xuống ruộng cấy lúa nước. Những người dân Mường họ tự ủ lấy những vò rượu cần thơm lừng, và sản vật họ làm ra là vô cùng phong phú. Cơm gạo thơm dẻo được ví với bông, với hóa.

- “ Bài ca làm vía” còn cho chúng ta thấy được cuộc sống sinh hoạt giản dị mà chan chứa tình cảm của người dân Mường Thạch Thành. Họ cư trú trên nhà sàn, mọi sinh hoạt của họ đều diễn ra trên đó. Có thể nói, nhà sàn chính là nét văn hóa truyền thống lâu đời của người dân Mường Thạch Thành. Với mỗi người con của đất Mường, nhà sàn chính là nơi nhen những bếp lửa ấm áp, nơi mà tình cảm gia đình luôn luôn được bền chặt, khăng khít.

- “ Bài ca làm vía” còn cho chúng ta thấy được những phong tục tập quán gắn với quá trình lịch sử lâu đời của cư dân Mường: đó là tín ngưỡng thờ tổ tiên, tục ăn trầu cau và tục thờ vía lúa. Những phong tục tập quán ấy tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của người dân Mường.

Về nghệ thuật:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: KHẢO SÁT BÀI CA LÀM VÍA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w