NỘI DUNG CỦA NHỮNG BÀI CA LÀM VÍA
2.2.2.2. Phong tục tập quán
2.2.22.1.. Tín ngưỡng thờ tổ tiên và mối quan hệ gia đình khăng khít
Cơ sở quan trọng đầu tiên cho việc hình thành bất cứ tôn giáo tín ngưỡng nào cũng là quan niệm tâm linh của con người về thế giới. Cũng như nhiều dân tộc khác, người Mường xuất phát từ nhận thức “vạn vật hữu linh” - mọi vật đều có linh hồn, và bắt đầu từ giới tự nhiên xung quanh mình. Vì thế, loại thần cổ sơ nhất được người ta sùng là các nhiên thần, đặc biệt là thần cây, thần núi, thần sông.... Bằng cách huyền thoại hóa, các vị nhiên thần đã được mang khuôn mặt của con người (hiền hậu hay dữ tợn), tâm lý của con người (vui mừng hay giận giữ). Có thể nói việc nhân hóa các thần tự nhiên đã tạo ra một bước chuyển cho việc hình thành hệ thống nhân hóa. Đây cũng chính là giai đoạn con người bắt đầu khám phá về bản thân mình. Đến một thời điểm nào đó, mối quan hệ giữa cái hữu hình và cái vô hình, nhất là cái sống và cái chết đã làm con người bận tâm. Vẫn với quan niệm vật linh kể trên, họ tin rằng trong mỗi con người đều có phần “hồn” và “vía”.
Mối quan hệ giữa những người sống và những người chết cùng chung huyết thống lại càng gắn bó hơn. Trong vòng hai, ba đời thì đó còn là những kỷ niệm rất cụ thể và sâu sắc. Ông bà, cha mẹ dù qua đời nhưng vẫn luôn hiện diện trong tâm tưởng của con cháu, và con cháu luôn cảm thấy trách nhiệm cả về vật chất lẫn tinh thần đối với họ. Niềm tin vào cái chết chẳng qua là một cuộc trở về gặp tổ tiên, ông bà và tổ tiên có thể sẽ dõi theo, phù hộ độ trì cho con cháu, đã là cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Xã hội cổ truyền của người Mường cũng có những cơ sở kinh tế nhất định cho việc hình thành và duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Trước hết đó là nền kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp. Đây chính là môi trường thuận lợi cho sự xuất hiện tín ngưỡng đa thần. Xét về phương diện kinh tế, những bản Mường đã gần như một đơn vị độc lập và tương tự như thế, là tế bào của nó - hộ gia đình nhỏ. Đây là nhân tố quan trọng gắn bó các thành viên của gia đình cùng một thế hệ và giữa các thế
hệ. Mở rộng ra, các gia đình cư trú quần tụ theo họ, và nhiều họ tập hợp thành làng. Trước làng, con người không tồn tại với tư cách cá nhân mà dưới danh nghĩa gia đình dòng họ - những đơn vị huyết thống. Có thể nói nền kinh tế tiểu nông ấy là mảnh đất thuận lợi cho việc củng cố và phát triển ý thức dân tộc cũng như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở bản làng.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở người Mường đã hình thành, tồn tại và pháttriển trên cơ sở quan niệm tâm linh và một nền tảng kinh tế xã hội tư tưởng khá bền vững. Tín ngưỡng của tục thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của linh hồn và mối liên hệ giữa người đã chết và người sống (cùng chung huyết thống) bằng con đường hồn về chứng kiến, theo dõi hành vi của con cháu, quở trách hoặc phù hộ cuộc sống của họ. Trong tín ngưỡng này đạo lý là nội dung nổi trội.
Đạo lý uống nước nhớ nguồn, một mặt con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, lúc họ đã chết cũng như khi còn sống. Mặt khác, nó cũng thể hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên. Trách nhiệm được biểu hiện không chỉ trong các hành vi sống (giữ gìn danh dự và tiếp tục truyền thống của gia đình, dòng họ, đất nước) mà còn ở trong các hành vi cúng tế cụ thể. Việc thờ tổ tiên được đặt ở những nơi trang nghiêm trong gian chính của ngôi nhà sàn người Mường:
Qua vóong rạng nơi thờ ma ông
Qua vóong đông nơi thờ ma tổ(33, tr31).
Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng mà thông qua nghi lễ thờ cúng nhằm xác lập "mối liên hệ" giữa người sống với người chết, giữa người ở thế giới hiện tại và thế giới tâm linh. Là sự thể hiện quan niệm về nhân sinh của người Việt Nam: "sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn". Với người Việt Nam nói chung và người Mường nói riêng, chết chưa phải là hết, tổ tiên lúc nào cũng ở bên cạnh người sống, "như tại" trên bàn thờ mỗi gia đình, động viên, trợ giúp cho con cháu trong cuộc sống thường ngày. Nếu như tôn giáo thường tuyệt đối hóa đời sống tinh thần, hướng con người về thế giới siêu thoát, thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tuy có hướng con người về với quá khứ, song lại rất coi trọng hiện tại và tương lai.
Một học giả nước ngoài khi nghiên cứu về tín ngưỡng này ở nước ta đã nhận xét: “Các thành viên trong gia đình kính dâng các đồ cúng lễ là tuyệt đối cần thiết để cho linh hồn tổ tiên có được sự yên nghỉ thanh thản ở thế giới bên kia”(55, tr60). Đối với người Mường, bữa ăn thường ngày rất đơn giản, đạm bạc, nhưng bất kỳ ngày lễ, Tết hay nhà có công có việc, mâm cỗ được chuẩn bị khá tỉ mỉ. Đó những món ăn ngon nhất mà người dân Mường đã kì công chuẩn bị để dâng lên tổ tiên, ông bà mình:
Đi vào mà sắm nên mâm cơm Cơm canh khéo khéo đẹp lành Con gà trống lớn
Chặt từ thịt ức, chặt sang miếng mề( BCLVKS, PL)
Với người Mường, vào bất cứ dịp gì trong năm, ngày lễ, ngày tết, đám ma, đám cưới hay những buổi tổ chức nghi lễ gọi vía, tổ tiên gia đình- những người đã khuất đều được mời về nhà cùng con cháu trong những buổi lễ. Và tất nhiên, với lòng thành kính thiêng liêng ấy, ông bà, tổ tiên đều được mời đến đầu tiên. Bữa cơm vía, thay mặt gia chủ ông Mo mời ăn cơm vía. Lời ông Mo cất lên như sau:
Phần ăn nhà vía còn để lại Phần uống nhà vía còn để cho Có mọi thứ
Nhà cháu chẳng dám ăn trước Trước gọi ông tổ tiên
Liền sau gọi ông bà, ông vải( 33, tr 42).
Bước vào không gian những bài ca làm vía chúng ta thấy được tình cảm gia đình trong những bản làng Mường luôn gắn bó thân thiết.
Những nghi lễ làm vía bộc lộ rõ quan niệm đạo đức, lễ nghĩa của nhân dân. Đó là mối quan hệ trong gia đình giữa con cháu với ông bà của mình, giữa bố mẹ với con cái, là quan hệ thân thiết giữa những người hàng xóm cùng sống trong một thôn, một bản. Có được tình cảm ấy là do, người dân Mường sống quây quần trong những bản làng, luôn luôn giúp đỡ nhau trong lao động, sản xuất, trong cuộc sống. Khi bản làng
có việc vui cả làng cùng chung vui niềm vui với gia đình ấy. Khi trong những nếp nhà có việc tang ma, đau ốm, mọi người đều đến chia sẻ, động viên nhau vượt qua.
Với ông bà mình, con cháu luôn phải kính trọng, phải hiếu thảo. Vì thế mà tấm lòng con cháu mới cùng nhau “ cu nhu cóp nhóp”. Cuộc sống của dân Mường không phải là giàu có, vì vậy để làm được những mâm lễ trong buổi làm vía trước đó con cháu đã phải tiết kiệm, phải góp lại với nhau mới có thể chuẩn bị một cách đầy đủ. Điều đó chứng tỏ rằng, người dân Mường tuy không đầy đủ về vật chất nhưng lại giàu có về tình cảm, và đó chính là hiếu nghĩa:
“ Cáy lòng vái sôn vái cháu khi rí Tấm lòng vía con vía cháu khi ấy Nó còn cu nhu cóp nhóp cóp lại Nó còn “ cu nhu cóp nhóp” góp lại Nhà bố đồông xiền bát cáo be rạo Nhà bố đồng tiền, bát gạo, hũ rượu Nó vềê đơm bàn vóong đoong bàn vái Nó về đơm bàn vóng, đong bàn vía Cho bố nhà nó Cho bố nhà nó
Khốông xa khà lô Sống lâu già lâu
Có trà bữa nay hới vái Có trà bữa nay hỡi vía(BCLVKS, PL).
Cha mẹ là cội nguồn mát trong, là người luôn yêu thương, lo lắng, chăm sóc cho con cái, vì vậy khi vía con cái mình bị lạc nơi “ bờ rào, bờ hón”, “nơi ngoài xá, ngoài đường”, thấy con ốm đau, quấy khóc, bố mẹ chăm sóc cho con và mời ông Mo về nhà để làm lễ gọi vía con mình về.
Nay bố mẹ cháu
Sắm gói cơm đi đón xá Sắm gói cá đi đón đường Cho nhà mo gọi vía (33, tr15).
Anh em trong cùng một gia đình, chung bố chung mẹ đều đau đáu niềm thương và nỗi lo lắng cho sức khỏe của ông bà, cha mẹ ( người bị ốm trong gia đình) cho nên tất cả tấm lòng ấy cùng với nhau “ đơm bàn vóng bàn vía” cho người già: Hay lòng đơm bàn vóng bàn vía cho bố khà nhà ta
Hay lòng gốc vía anh em chung bố chung mẹ(BCLVKS,Pl).
Ngày diễn ra buổi lễ tất cả con cháu cùng bà con làng xóm cùng tụ họp quây quần ở nhà gia chủ có người già được làm vía. Tất cả đều mang đến góp gạo, góp
rượu để làm cho buổi lễ thêm đủ đầy.Những điều đó nhằm đề cao tình cảm đạo đức của người lao động. Những câu hát vô cùng thân tình khiến tất cả mọi người gắn kết với nhau trong tình yêu thương đùm bọc.