Bài ca làm vía phản ánh cuộc sống, phong tục tập quán của người dân bản Mường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: KHẢO SÁT BÀI CA LÀM VÍA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA (Trang 56)

NỘI DUNG CỦA NHỮNG BÀI CA LÀM VÍA

2.2. Bài ca làm vía phản ánh cuộc sống, phong tục tập quán của người dân bản Mường

dân bản Mường

2.2.1.Bài ca làm vía phản ánh cuộc sống lao động của người dân bản Mường.

Cũng như các dân tộc khác, lịch sử phát triển của dân tộc Mường là lịch sử của quá trình đấu tranh với thiên nhiên và cải tạo xã hội để làm ra của cải vật chất đảm bảo cho cuộc sống con người được ấm no, hạnh phúc.Trong những bài dân ca nghi lễ làm vía này chúng ta thấy rõ được cuộc sống lao động của người dân bản Mường.

Cuộc sống lao động thể hiện trước tiên là ở quá trình người dân tạo nên gạo, nên cơm. Người dân bản Mường không chỉ cấy lúa ruộng mà còn trồng lúa trên nương rẫy. Từ bao đời nay mọi người đều trồng một loại lúa giống có tên là “lọ lốc”- là một loại nếp cực thơm và dẻo. Đến mùa thu hoạch, khi lúa chín, người dân Mường chỉ cắt mình bông lúa, bó lại và đem về phơi trên gác bếp. Đây là loại cơm gạo quý nên được gia đình giữ gìn rất cẩn thận.

Đi vào mượn lấy lúa ruộng

Đi vào mượn lấy chí lúa lốc. (BCLVKS,PL)

Việc sản xuất nông nghiệp của nhân dân Mường gắn với từng mùa vụ trong năm: Khi rế khởi dậy ăn sa cơm nếp bên ngày kháng răm

Cơm chăm kháng chín kháng mười

( Lúc ấy cùng ngồi lại ăn ra cơm nếp bên ngày tháng năm Cơm chăm tháng chín tháng mười)(BCLVKS, PL).

Khi mùa xuân sang, người dân Mường lên nương đi tra hạt lúa lốc, mưa xuân làm cho hạt nảy mầm, lúa lên xanh tốt và cho đến tháng năm lúa chín vàng, mọi người lại lên đó cắt hạt bông nếp mang về. Khi thu hoạch xong lúa nương, mọi người lại xuống ruộng cấy lúa tẻ. Và tháng chín, tháng mười đem về những bồ lúa đầy nhà. Ngay trong bài dân ca, chúng ta đã thấy được sự luân phiên mùa vụ giữa các mùa trong năm.

Họ là những cư dân nông nghiệp hiền lành, chất phác. Bài ca làm vía hết năm cho chúng ta thấy những nghề chính trong kinh tế của người dân bản Mường là trồng trọt và chăn nuối, họ nuôi trâu bò để lấy sức kéo, và trồng lúa làm cây lương thực chính.

“ Lấy trâu đực về buộc cột chái Lấy trâu cái về buộc cột nhà

Lấy vong cơm, vía luá

Lấy trầu lấy cau trồng vào vườn tược

Vườn lý, vườn dầu, cau hoa trồng vào phía trước Ở ruộng rẫy nhà ta” ( 33,tr40).

Cuộc sống của người dân Mường vẫn là cuộc sống tự cung tự cấp. Tự nuôi con lợn, con gà trong nhà, con cá dưới ao để phục vụ cho cuộc sống của mình. Cuộc sống rất yên ấm, hạnh phúc, đủ đầy. Điều đó thể hiện rất rõ trong chi tiết con gà trống lớn, cơm nếp nhuộm đỏ, cơm nếp nhuộm vàng. Không gian của bài dân ca mở ra những hình ảnh quen thuộc của một nền sản xuất nông nghiệp thô sơ nhưng rất đỗi gần gũi thân quen. Ở đó, trong mỗi xóm làng Mường chúng ta nhìn thấy hình ảnh của những người nông dân chân chất, mộc mạc. Bằng sức lao động chân chính của mình, họ tạo ra của cải vật chất, không chỉ phục vụ cho đời sống mà đó còn là lễ vật để dâng lên các đấng thần linh:

Pắt kha troong ổ Bắt gà nhảy ổ nhảy ổ Dổ kha trong cùm Dỗ gà vào chuống Dom xa cách mầu rêênh tỏ tỏ Mang ra cắt tiết Xửa lôông pền pháo Bắc nước vặt lông Dong xa bờ hón Mang ra bờ hón

Chao kha pền hòa Con gà rửa sạch mổ quang Chon rọch tà quang Mang trở lại nhà

Vang vến nhá Nồi đồng xanh ba

Xeenh tôống nố rang(33, tr113) Luộc gà, sào thịt(33, tr26).

Trong “bài ca làm vía kéo si” chúng ta cũng thấy rõ điều này:

Đở vềê sôn cháu nhà nó đín khướng Để về con cháu nhà nó vào trong sân Bắt lệ con kha Bắt lấy con gà

Con cá chờ ao Con cá dưới ao

Doong xa để mà sâu niêu nố rác Đem ra để mà sâu niêu nấu nước Các kiềng nố cơm Gác kiềng nấu cơm(BCLVKS,PL).

Qua những câu hát chúng ta còn thấy được cả hình ảnh người dân Mường bắc niêu nấu nước, gác kiềng nấu cơm. Cuộc sống giản đơn nhưng chứa đựng biết

bao ý nghĩa. Với chất liệu là chồng củi khô, muối nang ( là loại muối hạt to, chưa trộn bất cứ chất hóa học nào) mọi người tạo nên những mâm lễ cúng phục vụ cho buổi lễ.

Dưới nhà có chồng củi khô

Trên nhà có bồ muối nang(BCLVKS, PL).

Với người dân miền núi Thạch Thành, muối rất quý bởi họ không tạo ra muối mà phải mua của những người dân miền biển mang lên bản, lên xóm làng bán, và trên thực tế hình thức trao đổi đó là dùng lúa để mua. Vì thế bồ muối mới được cất trên nhà.

Quá trình lao động ấy còn thể hiện qua việc người dân tạo nên men, ủ lấy rượu. Con cháu Mường đi vào rừng lấy về củ “ beo béo”. Đóng nên cây men bốc gạo vào nồi ủ nên những vò rượu cần thật ngon đem ra dâng kính, mời cho đến cho các vị thần linh.

Ngồi bên đàng khá rế cho đô cồông đắp Rạo đóong doong sa bở đụn cồông nhà

Có rạo ba trăng mùi hơm hăng khi đà khéo khắm Bở đời ngài, đời bố, đời, đời đá nhà da là rênh men.

Đi bao hốôc bốn mươi người đi mà đóong cây men nì cho đà đi sa Đi lế cáy củ beo béo vềê đở mà đóong cây men nì cho rênh, Bốôc men cho chóng

Bốôc cáo cho rênh nố lênh mùi hơm hăng khi đà khéo khắm Vái ơi khi rế troong đụn cồông nhà doong xa,

Cáy rạo ba trăng hốôc đếnh cho mụ chiếm khi, chiếm khenh Hốôc đếnh cốôc vái nhà sôn nhà cháu

Đều ăn là dô hồ là bênh cho nó khỏi mà đói lằng

( Rượu đóng mang ra trong đụn cùng nhà

Có rượu ba trăng mùi thơm hăng khi đã khéo sắm Từ đời ngài đời bố đời đá nhà ta đã nên men

Đi vào gọi bốn mươi người đóng cây men này cho đa Đi vào rừng lấy củ beo béo

Để về mà đóng cây men này cho nên Bốc men cho chóng

Bốc gạo cho chóng

Nấu lên mùi thơm hăng khi đã khéo sắm Vía ơi khi ấy trong đụn cùng nhà mang ra

Hũ rượu ba trăng gọi đến mụ chiếm si, chiếm sanh Gọi đến gốc vía nhà con nhà cháu

Ngồi lại cùng ăn là dô hồ là bênh cho gốc vía Ăn đi cho khỏi đói lòng )(BCLVKS,PL)

Ngay từ thuở xa xưa, từ khi mới hình thành cuộc sống, người dân Mường Thạch Thành đã biết làm nên những món ăn để phục vụ cho nhu cầu của mình và có một món không thể thiếu đó là rượu. Quá trình tạo nên một bình rượu ngon không hề đơn giản, trước tiên mọi người phải vào rừng đi tìm củ “ beo béo”, một loại củ để tạo nên men rượu.

“Đi bao hốôc bốn mươi người đi mà đóong cây men nì cho đà đi sa”

( Đi vào gọi lấy bốn mươi người đi đóng cây men này cho đà đi ra) ( BCLVKS, PL)

Phải gọi đến bốn mươi người để đóng nên cây men. Sau khi làm được men, phải bốc gạo vào để ủ và sau đó nấu lên. Nhưng như thế quá trình làm rượu vẫn chưa hoàn thành. Hũ rượu ấy phải ủ qua ba mùa trăng thì mới tạo nên mùi thơm ngào ngạt và lúc đó mới được mọi người mang ra để uống.

Với người dân Mường, rượu luôn luôn có mặt trong mỗi gia đình, khi có khách đến chơi, khi có anh em xa lâu ngày gặp mặt hay bất kì dịp lễ nào, bầu rượu cũng có mặt. Như một thứ không thể thiếu, những chén rượu ngon như thắt chặt thêm tình cảm giữa anh em, bạn bè, làng xóm. Mùi thơm, vị của rượu được người dân Mường miêu tả như sau:

Rượu cay trong họng Ngọt giống như mặt hoa bi Như mật ong trên rừng Men rượu say lên mắt

Đỏ như mặt hóa dâu, hoa gạo(33, tr37).

Xã hội phụ quyền với sự làm chủ của đàn ông là nét đặc trưng trong xã hội Mường. Chính vì vậy, những người đàn ông gánh lấy trách nhiệm nuôi sống cả gia đình bằng sức lao động của mình. Họ lên rừng săn bắt thú, xuống sông, xuống suối để đánh bắt cá. Còn con gái, nhận lấy cho mình phần việc bếp núc, chăm sóc con cái. Hình ảnh những người phụ nữ Mường ngồi bên khung cửi dệt vải không còn xa lạ, họ tạo nên những tấm thổ cẩm đẹp mắt, tạo nên quần áo đẹp cho cả gia đình.

“ Cháu trai thì lấy chân chì, chân chài

Cháu gái lấy tơ tằm làm giống” ( 33, tr41)

Những vật dụng phục vụ cho quá trình lao động sản xuất của người đàn ông trong gia đình Mường được treo ngay trong không gian của nhà sàn:

Thấy gian ngoài lắm lưới moong Gian trong lắm lưới cá”(33, tr42).

( Lưới moong là một loại lưới giăng thú của người dân Mường)

Điều đó cho chúng ta thấy được nguồn thực phẩm cung cấp cho đời sống của người dân bản Mường là thịt thú rừng và cá được đánh bắt dưới sông suối. Chính vì vậy mà dân Mường mới có những món ăn cực kì nổi tiếng: đó là thịt treo gác bếp và cá được muối trong ống nứa.

Những câu thơ trong bài ca không chỉ cho chúng ta thấy được hình ảnh lao động của con cháu Mường, mà còn ca ngợi những sản vật mà họ đã làm ra:

Cơm trắng như bôông Cơm trắng như bông Cơm trồông như hoa (BCLVKS, PL). Cơm hồng như hoa

Những mâm cơm được tạo nên từ những sản vật đặc biệt của người dân Mường: là cơm nếp thơm lừng, là thịt ngon, cá khéo muối. Để làm ra được những sản vật ấy, người dân đã phải lao động vất vả trên đồng ruộng, trên nương rẫy của mình. Thế nhưng kết quả thu được đã mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho họ. Những hạt gạo trắng ngần như bông ( một loại cây có bông nở trắng, ngày xưa người dân Mường dùng nó để dệt vải), “ cơm hồng như hoa”. Tất cả những hình ảnh đẹp đẽ đó đã làm cho chúng tôi cảm thấy tự hào biết bao về chính đồng bào của dân tộc mình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: KHẢO SÁT BÀI CA LÀM VÍA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w