Hình ảnh ví von, so sánh độc đáo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: KHẢO SÁT BÀI CA LÀM VÍA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA (Trang 93)

6. Bài ca đồng lòng kéo cây si 7 Ru cho gốc vía ngủ

3.3.2. Hình ảnh ví von, so sánh độc đáo

Ca dao và dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục, tập quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hoà quyện vào nhau, tạo dựng nên cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên và con người rất Việt Nam. Vì vậy bên cạnh việc tìm hiểu về ngôn ngữ thơ, chúng ta còn phải đặc biệt chú ý đến việc sử dụng hình ảnh trong bài ca.

“Hình ảnh là sự ghi - chụp hiện thực cuộc sống khách quan thông qua kí hiệu. Kí hiệu ngôn ngữ thể hiện hình ảnh nhờ hệ thống âm thanh có quy ước nghĩa. Sự ghi- chụp hình ảnh của ngôn ngữ là gián tiếp, phi vật chất thông qua lối thuật, tả. Hình ảnh được sử dụng vào việc xây dựng nội dung ngôn bản một cách hiện thực, sinh động” ( Bùi Văn Thành,2009, Những bình diện cấu trúc Mo Mường, luận án tiến sĩ). Khi xây dựng hình ảnh các tác giả dân gian thường sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa và thủ pháp hư cấu kì ảo.

Sự so sánh giữa các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống làm cho những câu hát trở nên nhịp nhàng và có vần điệu hơn. Chúng ta hãy xem người Mường so sánh màu sắc trong món cơm nếp đặc trưng của mình:

Cơm nhuộm đỏ như bang Cơm nhuộm vàng như nghệ Cơm trắng như bông

Cơm hồng như hoa( BCLVKS, PL).

Hình ảnh so sánh tạo nên nét đặc biệt cho bài ca, cơm gạo là những thứ quý giá được so sánh với những thứ đẹp đẽ: đó là bông, là hoa. Từ bàn tay của người dân, cơm được nhuộm màu của tự nhiên, đó là màu đỏ của nước bang ( một loại cây theo tên gọi của người Mường, nước của cành cây khi nấu lên có màu đỏ), màu vàng của củ nghệ. Đó là màu của sự trù phú, đủ đầy.

Thực tế cuộc sống đã làm cho cảnh vật trở nên gắn bó, trở thành những hình ảnh vô cùng quen thuộc thân thương đối với con người. Cho nên cấu tứ và hình ảnh của bài dân ca thắm đượm tình nghĩa: Đó là tình cảm gia đình, tình cảm làng xóm cộng đồng thắm thiết.

Rượu là thứ không thể thiếu trong đời sống của người dân Mường, vị ngọt, vị ngon của rượu được miêu tả như sau:

Rượu cay trong họng Ngọt giống như mặt hoa bi Như mật ong trên rừng Men rượu say lên mắt

Đỏ mặt như hoa dâu, hoa gạo( 33, tr37).

Đọc những câu thơ chúng ta liên tưởng đến vị cay nồng của rượu, cay nhưng đậm đà, nồng ấm, trong vị cay hòa lẫn vị ngọt. Vị ngọt của rượu được so sánh với mật của hoa bi, như mật ong rừng. Đó là sự so sánh vô cùng đặc biệt chỉ có riêng dân Mường mới có lối ví von ấy. Câu hát khiến ai cũng phải ngất ngây men rượu say, muốn một lần được thưởng thức chén rượu của dân tộc Mường.

Tiếng Mo như tiếng chim quốc

Lời Mo như khướu hót trong rừng( 33, tr34).

Họ chọn so sánh “ tiếng Mo” với “ tiếng chim”, đó không phải là những loài chim bình thường mà đó là “chim quốc”, là “khướu”- những tiếng kêu, tiếng hót lảnh lót ấy mới có thể truyền đến thần linh, mới biểu đạt hết mong ước và nguyện vọng của người Mường.

Những câu hát giàu nhạc điệu, vần điệu, chứa đựng cái hay cái đẹp, đậm chất trữ tình cho nên đại đa số người Mường không thể cưỡng lại sự cuốn hút của bài ca nghi lễ này. Bởi vì bài ca vừa đáp ứng được nhu cầu tâm linh cũng vừa gắn liền với chức năng thực hành sinh hoạt của nhân dân địa phương.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: KHẢO SÁT BÀI CA LÀM VÍA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w