Quan niệm về bà mụ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: KHẢO SÁT BÀI CA LÀM VÍA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA (Trang 53)

NỘI DUNG CỦA NHỮNG BÀI CA LÀM VÍA

2.1.3. Quan niệm về bà mụ

Trong quá trình khảo sát ba bài ca làm vía, người viết nhận thấy quan niệm về bà Mụ và gốc si thể hiện rõ nét nhất trong bài ca “ Làm vía kéo si”, bởi đây là một nghi lễ phức tạp hơn hai nghi lễ còn lại.

Vía kéo si là hình thức cúng vía để kéo cây si nghiêng ngả lại cho ngay ngắn mà vun xới cho xanh tốt. Mục đích là cúng cho mụ Chự Khi ( giữ si ) ăn để mụ chăm sóc si khỏi ảnh hưởng đến tính mạng người già yếu.

Hình ảnh bà mụ của người Mường cũng mang nét tương đồng với những dân tộc khác trên đất nước Việt Nam , bà là người chiếm nuôi gốc vía của mỗi con người ngay từ khi sinh ra. Thế giới mà bà sống khác hẳn với nơi trần thế của con người, đó là trên Mường Trời tươi đẹp mà chỉ có thầy Mo, người có sức mạnh mới có thể đặt chân lên được:

Khi rế đi bao trương tôi hôốc đêến

Mụ mằy mụ miếm chiếm ruôi ở trên mường trời keo renh ( Lúc đó Trương tôi đi vào gọi đến

Bà mụ bà miếm chiếm nuôi trên Mường trời cao xanh)(BCLVKS, PL)

Là một vị thần linh trong tín ngưỡng của nhân dân Mường, bà được biết đến là người có sức mạnh phi thường, là một vị thần ngự trị trên cao, làm nhiệm vụ chăm sóc cho gốc vía con người. Trong cơ thể bà Mụ hội tụ sức mạnh của thiên nhiên, của những gì là nhanh nhất, phi phàm nhất:

Mụ khở dậây cầm râm Mụ đứng dậy cầm râm Mụ chậm chân câây rồi Mụ chậm chân cây dổi Đở đi seo trương tôi Để đi theo trương tôi

Baay biến như con chim kháo, Bay biến như con chim sáo Nháo nhẻ như đàn kháo trăm Nháo nhẻ như đàn sáo trăm(BCLVKS, PL)

Người dân Mường Thạch Thành tin vào sự siêu nhiên mà bà Mụ mang lại cho nên bà được ông Mo cũng như con cháu trong gia đình dành cho một vị trí cao quý trong nghi lễ:

Mụ khi rí vềê đếnh đụn cồông nhà Mụ lúc ấy về đến đụn cùng nhà Sửa chân bên đàng cáng khào Rửa chân bên đàng cáng nước Chao chân cáng bến cáng phó Chao chân bên đàng cáng giếng Bước chân bao khân khưa cáng khướng, Bước chân vào giữa áng sân Bước chân bao khân khưa lòong nhà, Bước chân vào giữa lòng nhà Lênh quà chiếu rộông, Lên quà chiếu rộng

Lênh nổ nương chường cao chiếu rộông Lên nổ nương giường cao chiếu rộng Là khun chân áp, kháp chân ngồi. Là khoanh chân áp, kháp chân ngồi (BCLVKS, PL).

Trong lời hát của bài ca “Làm vía kéo si”, quan niệm về thế giới thần linh của người Mường là vô cùng tốt đẹp, đặc biệt là hình ảnh của bà Si. Bài dân ca nghi lễ là phương tiện hữu ích thể hiện ước mơ của con người về một thế giới đẹp đẽ và hạnh phúc. Điều đó giúp con người vượt qua khó khăn, vận hạn mang lại cho họ sức khỏe. Đáp ứng những nhu cầu về đời sống tâm linh của dân tộc Mường.

Trong bài ca “làm vía hết năm”, hình ảnh bà mụ cũng được nhắc đến nhưng không miêu tả kỹ lưỡng như trong bài ca “làm vía kéo si”, ở bài ca này chỉ nói đến sứ mệnh, lòng tốt và nhiệm vụ của bà, đó là:

“Trên rừng rõ mọi đường Trên trời biết bà si bà sanh Biết bà tốt bụng, lòng lành Nuôi con, giữ cháu” (33, tr27).

Trong bài ca này có sự xuất hiện của Mụ Dá Dấn: một vị anh hùng văn hóa của xứ Mường, người sáng tạo ra mọi thứ cho nhân loại của người Mường.

Mụ Da Dần

Ra phân năm phân tháng ………….

Phân nên trời cao ngất Đất đã thành, trời đã có Có mó Vân, sông sang, mó Lý Có đường đi, đường lại

Có rừng bái, rừng lau Có Cun Thao, đạo Thống Có mường động, mường đất Đặt ra đồi cái, đồi con ……

Làm đục nước ông suối Người làm nhà đã nên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: KHẢO SÁT BÀI CA LÀM VÍA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w