Ngôn từ thể hiện lối tư duy vừa huyền bí vừa trực cảm của người Mường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: KHẢO SÁT BÀI CA LÀM VÍA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA (Trang 97)

6. Bài ca đồng lòng kéo cây si 7 Ru cho gốc vía ngủ

3.3.4. Ngôn từ thể hiện lối tư duy vừa huyền bí vừa trực cảm của người Mường

Đi vào khảo sát những bài ca làm vía chúng ta thấy được cách tư duy rất riêng của người Mường: Đó là tư duy trực cảm. Trực cảm là sự nhận thức trực tiếp bằng cảm tính, bằng trực giác, không thông qua suy luận, tư duy của lí trí, tức là sự nhận thức đó không phải bằng tư duy duy lý, lý tính. Chúng ta hãy xem lối tư duy của họ trong đoạn thơ sau:

Vía nhanh rủ nhau mà về

Đến bến nước rửa chân tay cho mát Rửa mặt cho quang

Đừng để bân thỉu

Khuỷu chân đừng cho bén cát Nước mát rửa chân tay

Ốm gầy đưa về bụi lau Yếu đau đưa về mường khác Đổ xuống nước cho con cá Đưa lên rừng nơi có lá chu đồng Đưa về sông, về biển

Đưa về miền con thú Về chỗ núi trời tắt Về chỗ mặt trời lặn Về nơi biển Đông Nơi không có người

Cho xác mình tươi vui như cũ Cho lành như xưa( 33, tr30).

Ngôn từ chính là phương tiện hữu hiệu để diễn tả hết những suy nghĩ của người dân Mường. Người Mường suy nghĩ rất đơn giản, những câu hát trong bài ca gọi vía đã cho chúng ta thấy hết những điều đó. Bản thân người viết là một người Mường, từ bé đã sống trong bản làng Mường êm đềm, vì vậy phần nào người viết hiểu được sự hình thành lối tư duy trực cảm này là do đâu. Người Mường có cuộc sống giản dị mộc mạc, sống hòa hợp với thiên nhiên. Mùa lúa nương họ lên nương tra hạt, mùa lúa nước họ xuống ruộng cày cấy, sống dựa vào thiên nhiên, cuộc sống không có sự cạnh tranh. Đơn giản họ cho rằng, cái ốm, cái đau phải được đưa đi đến những nói thật xa với cuộc sống con người, nghĩa là khoảng cách địa lí phải xa xôi, thì mới không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người: Đó là nơi rừng rú, nơi sông, nơi biển, đưa về miền con thú, nơi mặt trời tắt, nơi mặt trời lặn, những nơi không có con người. Lối tư duy về thời gian của họ cũng rất đặc biệt, thời gian có lúc là của hiện tại, nhưng có lúc lại trôi đi rất nhanh, họ không cần đến sự tuy duy duy lí mà luôn có cách lí giải của riêng mình:

Nhà vía ăn cơm từ lúc mặt trời chưa lặn Chừ mặt trời đã lặn

Nhà vía ăn cơm từ lúc buồng chuối chưa chín trên cây Chừ buồng chuối đã chín trên cây

Nhà vía ăn cơm từ lúc cây cau chưa chín đỏ Chừ buồng cây cau đã chín đỏ

Gà rừng nó đã gáy về chiều

Nhà vía ăn cơm canh từ lúc còn nhiều chưa nguội Nay cơm canh đã nguội(33, tr42).

Lối tư duy cho ta hiểu cách cảm, các nghĩ riêng của người Mường, sự lí giải giấc mơ của họ cho chúng ta thấy được sự tư duy huyền bí:

Thoạt thấy chiêm bao Thấy răng cửa thì long Răng trong hàm thì gãy

Thấy gãy cột nhà Gà ấp chộn nhau

Khách đưa dâu mường ma về lại Con gái về nhà chồng

Là điều không hay

Là điều quái gở ( 33, tr39- 40).

Xuất phát từ lí do nào mà người Mường có sự nhận thức huyền bí về những giấc mơ, đôi khi họ cũng không cần lí giải tại sao sự việc lại như vậy, họ cũng không cần giải mã những giấc mơ, mà chỉ cần chứng tỏ một điều rằng: Nếu vía mà nằm mơ thấy răng bị gãy, thấy cột nhà bị gãy hay gà ấp chộn nhau … thì đó là điểm gở, là điều xấu.

Còn đối với vía người già, ông Mo ru cho vía ngủ và dặn dò rằng, hãy đừng mơ thấy bố, thấy mẹ ngồi ăn ở chính nơi vóng giữa, vì đó là nơi đặt bàn thờ tổ tiên.

Hay lòng ngủ năm mơ

Đừng thấy bố nhà ngồi ăn tràng vang phóng Bố ơi đừng thấy mẹ nhà người

Ngồi uống trên tràng váng nhà

Người ta nói rằng vía cở vía kem( BCLVKS, Pl).

Khi ông bà nằm mơ điều đó đồng nghĩa với việc vía họ không còn được khỏe mạnh nữa mà ốm yếu và sắp phải về nơi Mường Ma.

Ngôn từ người Mường sử dụng trong những bài ca làm vía tuy đơn giản mộc mạc nhưng nó đã chuyển tải được hết những suy nghĩ và tình cảm mà người Mường gửi gắm trong đó. Ba bài ca làm vía là những bài ca nghi lễ nhưng chúng ta thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc của những tác phẩm văn học độc đáo, mà quan trọng nhất đó chính là cách sử dụng ngôn ngữ vừa riêng, vừa tài hoa của những nghệ nhân dân gian Mường.

3.4. Thể thơ

Trong văn bản của cả ba bài ca nghi lễ tác giả dân gian Mường sử dụng chủ yếu là thể thơ tự do. Câu thơ dài ngắn không đều nhau cho phép mọi người có thể thoải mái thể hiện những tâm tình và mong ước của bản thân:

Trong bài ca làm vía kéo si, khi ông Mo cất lên tiếng hát, cũng là lúc ông thay mặt cho cả gia đình gửi lên Bà Si những mong muốn tha thiết, cầu sự anh lành, khỏe mạnh cho ông, bà mình:

Trương tôi hốôc lênh mụ chiếm khi chiếm khenh

Vềê đến đụn cồông nhà ở chờ lương gian, hạ giới mộông tôi Đở mà đơm bàn vóong, đoong bàn vái

Cho bố đá nhà ha troong đụn cồông nhà Đở mà cho nó khống sa, khà lô

Măng trời ơn bo siếng rí.

Cáy mụ chiếm khi cho lènh, chiếm khenh Đừng cho con rôi nó ăn bao cốôc,

Đừng cho con ốôc nó ăn bao rẹt cồng lá Đổ lá rạ cènh là đổ đớng khi

(Trương tôi gọi đến mụ chiếm si chiếm sanh Về đến đụn cùng nhà

Ở dưới lương gian Ở dưới hạ giới

Để mà đơm bàn vóng đong bàn vía Cho bố đá nhà mình trong đụn cùng nhà Để mà cho bố sống ra, già lâu

Nghe trời ơn sao tiếng ấy

Mụ chiếm si chiếm sanh cho lành Đừng cho con sâu nó ăn vào gốc

Đừng cho con ốc nó ăn vào gốc cùng lá

Là đổ lá rạ cành là đổ đấng si ) ( BCLVKS, PL).

Những câu thơ như chính là tiếng lòng cất lên theo cảm xúc và suy nghĩ của con người “ Nghe trời ơn sao tiếng ấy!”. Câu thơ khi thì rất dài, khi thì chỉ có bốn chữ. Cách nói ấy đã khiến cho bài ca trở nên tự nhiên, nhẹ nhàng hơn bao giờ hết. Những lời dặn dò của ông Mo trong bài ca gọi vía trẻ lạc lúc thì khoan thai, nhẹ nhàng, có lúc như lời cảnh báo đối với sự bình yên của vía trẻ em:

-Vái khêênh vến nhá Vía gần về nhà

Vài xa vến xeo xôồng pên xào Vía xa về với quần với áo Vến xeo ào nhá vài pên mặc pên vang Mà xác hay mặc hay mang Ngồi tô tắp khắp ro Đã đủ đầy tất cả

Kỉa ăn cơm chăng àn nhà Thấy cơm khoan hãy phá Kỉa cà chăng àn ăn Thấy cá khoan hãy ăn

Ăn cơm vái khà Cơm ăn ngoài xá, ngoài đường Ăn cà vái táng

Máng vé kẻ rô, người rái Người cho là điên dại Hồi ẻ cùn, ẻ kha Thối phân lợn phân gà Ha trở vến nhá Hãy trở về nhà ta Ăn cơm bàn voóng Mà ăn cơm bên vóng Ỏong rác vàn trêênh Uống nước trên nhà

Pêênh poỏc pêênh mếênh vua kha nhà côổc Giữ lấy xác mình mạnh, giỏi (33, tr109). (33, tr17)

Việc sử dụng thể thơ của người dân Mường gắn chặt với đặc điểm diễn xướng của những nghi lễ làm vía. Lời hát, lời kể của ông Mo được cất lên như chính lời ăn tiếng nói hằng ngày, như chính là lời thủ thỉ tâm tình của người Mường. Lời ca được diễn xướng trong nghi lễ cụ thể vì vậy những lời hát phải phù hợp với tiến trình thực hiện từng nghi lễ, vì thế thể thơ mới không gò bó mà phải hét kể tự do.

Do thể loại và âm nhạc trong dân ca Mường có những nét đặc biệt cho nên cách gieo vần rất riêng . Trong những bài dân ca này ít có kiểu gieo vần chân như trong dân ca của người Kinh ở miền xuôi, mà chủ yếu là kiểu gieo vần lưng vì thế câu thơ thanh thoát, xúc cảm và diễn tả khá đầy đủ:

Ở vài đồng tru áng bò Ở ngoài đồng trâu áng bò Ở cò con khăng cáy khó. Ở cò cây khăng cái khó Hay rằng đói cơm khát rác Hay là đói cơm khát nước Ở bêi nhà búng Ở bên nhà búng Ở lúng cáy nhò Ở lúng cây nhò Ở cò cáy nhuối Ở cò câu duối

Đi vào tìm hiểu cách gieo vần trong những bài dân ca nghi lễ làm vía ta nhận ra cách gieo vần rất riêng của những nghệ sĩ dân gian Mường, đó là từ cuối cùng của câu trên thường bắt vần với từ đầu tiên của câu dưới, tạo nên một sự liên kết chặt chẽ:

Pắt kha troong ổ Bắt gà nhảy ổ Dổ kha trong cúm Dỗ gà vào chuồng Dong xa cách mấu rêênh tỏ tỏ Mang ra cắt tiết Dỏ mấu rêênh tóong doóng Bắc nước vặt lông

Xửa long pền pháo Con gà mổ sạch rửa quang Chao kha pền hón Mang ra bờ hón

Chón rọch tà quang Mang trở lại nhà Vang vến nhá Nồi đồng, xanh ba (33, tr114). Luộc gà, xào thịt

Củi lửa cháy đều sôi nước( 33,tr 26).

Nghệ thuật gieo vần lưng xuyên suốt bài ca dao, Ở bất cứ câu nào chúng ta cũng bắt gặp sự gieo vần này. Có thể kể thêm một số đoạn thơ sau:

Đi trẻe lá vôông Đi gãy lá vông Đi trôông lá dặm, Đi trông lá dặm Đi ngaay bằng Đi lượn bằng rắn

Đi vaạnh bằng oong Đi vặn bằng ong( BCLVKS, PL).

Đây là những câu thơ ngắn, chỉ có bốn chữ cho nên khi chúng ta đọc lên có thể cảm nhận rất dễ dàng cách gieo vần, nhưng điểm đáng chú ý ở trong bài ca này là ở chỗ hầu hết các câu đều có sự gieo vần, không chỉ giữa câu trên với câu dưới mà ngay trong một câu cũng có sự đối xứng giữa các vế câu:

Trương tôi đi bao đở mà hốc đếên sân sư các sầy Vềê đếên bái, lại đến đụn cồông nhà.

Đi bao còn khắm rêên phâm cơm chan, bàn cơm nì Chóoi ca khẳm trốông khốông cái nại cả

Đi bao hốôc lệ mụ chiếm khi cho lènh,

(Trương tôi đi vào gọi đến Thân Thư các thầy Về đến bái lại đến cổng đến nhà

Đi vào sắm nên mâm cơm chan Bàn cơm này

Con gà trống cựa lớn cổ dài

Đi vào gọi đến mụ chiếm si cho lành Mụ chiếm sanh trên Mường trời cao xanh)

(BCLVKS, PL)

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy những từ trong một câu được gieo vần giống nhau thường đặt cạnh nhau, chính điều này đã đem lại âm điệu nhịp nhàng cho câu thơ. Hơn thế nữa, khi tập thể các nghệ sĩ Mường sáng tác những khúc ca này, họ không có chữ viết thống nhất nên họ phải sáng tạo làm sao cho những câu thơ thật dễ thuộc, dễ nhớ. Chúng được lưu truyền chủ yếu bằng miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác và tồn tại trong trí nhớ của ông Mo, vì vậy mà cách gieo vần trong những bài ca rất nhịp nhàng, giàu nhạc điệu phục vụ cho các nghi lễ trong đời sống tinh thần của người Mường.

Cách hát tự do đã mang lại cho những bài dân ca Mường cảm giác thoải mái. Tất cả những tình cảm dồn nén vào bài hát dường như được bộc lộ một cách tự nhiên như chính tấm lòng của ông Mo mong cho người dân Mường được sống yên bình, ấm no.

3.5.Biểu tượng và hình ảnh

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính : « Biểu tượng được hình thành trong một quá trình lâu dài, có tính ước lệ và bền vững. Biểu tượng là cái nhìn thấy được mang một kí hiệu dẫn ta đến cái không nhìn thấy được. Biểu tượng là vật môi giới giúp ta tri giác cái bất khả tri giác…Biểu tượng được hiểu như là những hình ảnh tượng trưng, được cả cộng đồng dân tộc chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong một thời gian lâu dài. Nghĩa của biểu tượng phong phú, nhiều tầng bậc, ẩn kín bên trong, nhiều khi khó nắm bắt ».

PGS.TS Nguyễn Bích Hà cho rằng : Biểu tượng là một loại tín hiệu riêng, có chiều sâu và phong phú hơn tín hiệu. Giủa biểu tượng và cái được biểu trưng

thường không có quan hệ phổ biến, liên tục. Nó chính là cái nhìn thấy được để dẫn ta đến với cái không nhìn thấy được. Nó là cái được cảm nhận cho ta liên hệ với cái đang còn mơ hồ, khó nắm bắt ».( 15).

Văn học dân gian là một bộ phận, một thành tố của văn hóa dân gian nên nó đã có ý thức hoặc hết sức tự nhiên thẩm thấu hoặc tiếp nhận những mã ( dấu hiệu, tín hiệu, biểu tượng) văn hóa và đưa vào sự sáng tạo của mình. Tuy nhiên những mã văn hóa dân gian thẩm thấu vào văn học dân gian theo những cách khác nhau và những tín hiệu của nó được đồ chiếu vào văn học dân gian không phải lúc nào cũng rõ ràng. Tìm ra những yếu tố văn hóa dân gian ẩn kín trong những tác phẩm và thể loại văn học dân gian là một điều hết sức thú vị và cần thiết trong nghiên cứu.

Một trong những điểm nổi bật khiến bài dân ca nghi lễ này có sức trường tồn và truyền cảm mạnh mẽ, dễ đi vào lòng người là do người nghệ sĩ dân gian đã sử dụng những sự vật, hiện tượng bình thường trong đời sống hằng ngày để thể hiện tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng của con người.Những sự vật rất đỗi bình thường trong đời sống nhưng đã được nhân dân thổi hồn vào khiến chúng mang những ý nghĩa đặc thù, độc đáo, riêng biệt.

Theo khảo sát của người viết, trong những bài ca làm vía chúng ta cần chú ý đến biểu tượng cây si và hai hình ảnh mang tính biểu tượng : đó là cây mía mật và con gà trống cựa lớn, cổ dài.

3.5.1.Biểu tượng cây si

Trong vũ trụ cây là một loại mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Cây, đặc biệt là câu cổ thụ thường là biểu tượng cho sự trường tồn, sự phát triển, sự che chở, lòng mẹ, cầu nối,mùa vụ, chu kì tự nhiên. Nói về biểu tượng cây,các tác gải cuốn từ điểnBiểu tượng văn hóa thế giới đánh giá : « Cây là một trong những đề tài, biểu tượng phong phú nhất và phổ biến nhất,, chỉ riêng thư mục về nó đã chiếm một cuốn sách. Cây là biểu tượng của sự sống trong sự tiến hóa liên tục, trong sự vươn lên về phía trời, cây gợi nhớ toàn bộ hàm nghĩa biểu trưng của chiều thẳng đứng. Mặt khác nó cũng được dùng để biểu thị tính tuần hoàn của biến hóa vũ trụ : sự chết và sự tái sinh ; đặc biệt lá cây gợi ý niệm về sự tuần hoàn : cây cối hằng năm trút lá rồi lại mọc lá mới. Cây cũng làm giao tiếp ba cấp bậc của vũ trụ :dưới đất, nơi rễ nó cắm sâu và giấu mình, nơi thân

cây với những cành đầu tiên mọc ra và không gian trên cao, nơi những cành bên trên và ngọn cây hút ánh mặt trời ». (46, tr 37).

Nếu cây đa là hình ảnh quen thuộc với làng Việt thì cây si là hình ảnh thân thiết, gắn bó với làng Mường. Ở các vùng cư trú của người Mường ta thường gặp một cây si to, tán xòe rộng xanh um tỏa bóng mát, rễ dài buông xuống tận đất, gợi nên một dáng vẻ cổ truyền, huyền bí. Cây si già ở ngã ba đầu làng hay nơi đầu dốc, từ bao đời nay, bằng sức sống bền bỉ,mãnh liệt, đã lặng thầm che chở cho đất Mường. Tín ngưỡng về cây si đã hòa lẫn vào phong tục tập quán, tạo nên bản sắc riêng của văn hóa dân tộc Mường, một biểu tượng lưu dấu trong các tác phẩm dân gian Mường.. Với người Mường,biểu tượng cây si có thời gian lâu đời nhất là trong sử thi « Đẻ đất đẻ nước ».Ở trong áng sử thi mang giá trị to lớn này, cây si là một biểu tượng đa nghĩa : đó là biểu tượng cây vũ trụ, biểu tượng cho sự tiên hóa của tự nhiên, vũ trụ, là biểu tượng cho sự sống, sự phục hồi. Ngoài ra cây si còn là cây vật tổ, cây sinh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: KHẢO SÁT BÀI CA LÀM VÍA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w