cho vay ngắn hạn
Phương pháp thẩm định tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính DN.
Các phương pháp thẩm định TCDN thường được ứng dụng tại các NHTM:
- Phương pháp sánh: áp dụng phương pháp so sánh cần đảm bảo tính thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán… Trong quá trình so sánh thì việc quan trọng là phải chọn được gốc
so sánh, dựa trên kết quả so sánh với gốc để đánh giá xu hướng cũng như tốc độ phát triển của các chỉ tiêu. Giá trị so sánh có thể lựa chọn số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.
- Phương pháp số tỷ lệ: trong đó sử dụng các tỷ số để phân tích. Đó là các chỉ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so sánh với chỉ tiêu khác. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, giúp các nhà phân tích có thể đưa ra đánh giá một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, đây cũng là phương pháp có độ chính xác phụ thuộc rất nhiều vào độ tin cậy của các số liệu gốc. Các tỷ lệ tài chính được phân tích thành các nhóm đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, đó là:
+ Nhóm tỷ lệ khả năng thanh toán ngắn hạn + Nhóm tỷ lệ cơ cấu và tình hình tài chính đầu tư + Nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động tài sản + Nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời
- Phương pháp Dupont: bản chất của phương pháp Dupont là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ( ví dụ như: tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản ROA hay tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu ROE,…) thành tích các chỉ số có quan hệ nhân quả với nhau. Việc này cho phép phân tích ảnh hưởng của từng tỷ số cấu thành đến tỷ số tổng hợp. Từ kết quả phân tích này giúp các nhà thẩm định tài chính biết được chính xác nguyên nhân nào dẫn đến việc tăng tỷ số hiệu quả của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp thích hợp.