Bổ sung về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượngthẩm định tài chính trong hoạt động cho vay ngắn hạn DNV&N tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội (Trang 80)

b) Các nguyên nhân khách quan

3.2.3. Bổ sung về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD

Đội ngũ CBTD phụ trách cho vay đối với DN là những người trực tiếp tiếp xúc với DN trong quá trình thẩm định vay vốn, vì vậy họ phải là những người vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa giỏi về chuyên môn để có thể nắm bắt nhanh các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Để bổ sung về số lượng đội ngũ CBTD doanh nghiệp thì NHNo&PTNT – chi nhánh Hà Nội có thể thực hiện một số giải pháp sau:

nghiệp nhằm giảm bớt tình trạng qua tải về công việc cho các cán bộ của ngân hàng hiện nay. Những cán bộ được biên chế phải là những người có trình độ chuyên môn giỏi, có khả năng về tin học, ngoại ngữ và phải có đạo đức nghề nghiệp.

- Tổ chức thi tuyển công bằng, nghiêm túc để chọn ra những cán bộ có tâm huyết, năng lực, ưu tiên những người có kinh nghiệm trong phân tích tài chính DN.

- Ngân hàng cần phải có chính sách thu hút nhân tài hợp lý, tổ chức nghiêm túc việc tuyển dụng . Các nhân viên mới tuyển dụng cần được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp từ học định hướng đến học chuyên sâu, nắm vững các văn bản pháp luật, quy định của Nhà nước về tín dụng và cần phải bố trí cán bộ phù hợp.

Thẩm định tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng đòi hỏi đội ngũ cán bộ thực hiện phải có trình độ nghiệp vụ cao hơn các nghiệp vụ khác. Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ quan trong của các ngân hàng là phải đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn về tín dụng có trình độ, năng lực chuyên môn tốt, vững vàng, có hiểu biết về pháp luật, tập quán kinh doanh. Hơn thế nữa họ phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc nghiêm túc và có kinh nghiệm trong công tác. Đây là vấn đề rất quan trọng, bởi nó là nơi tiềm ẩn của nợ xấu. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD luôn được đặt lên hàng đầu. Muốn làm được điều đó ngân hàng cần thực hiện những nội dung sau:

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ nghiệp vụ đương nhiệm nhằm nâng cao hiểu biết của cán bộ nghiệp vụ về kiến thức pháp luật đặc biệt là luật tín dụng. Tổ chức các buổi thảo luận, học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng tiên tiến khác. Tiến hành đào tạo dưới nhiều hình thức, đào tạo trong nước kết hợp đào tạo và khảo sát kinh nghiệm ở nước ngoài. Hiện nay, đa phần nhân viên của Chi nhánh mới chỉ được đào tạo tại các trung tâm ở ngân hàng ở trong nước. Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, tôi nghĩ chi nhánh nên tăng cường cử nhân viên di

đào tạo ở nước ngoài để có thể tiếp xúc và học hỏi them kinh nghiệm phân tích tài chính của các nước bạn, từ đó áp dụng vào tình hình thực tế trong nước.

- Hiện nay tại Chi nhánh chưa có sự phân công CBTD cho vay chuyên biệt một nhóm doanh nghiệp, mỗi cán bộ vẫn phải đảm nhiệm nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau với khối lượng công việc lớn. Do đó ngân hàng cần có giải pháp chuyên môn hóa như bố trí cán bộ phụ trách cho vay nhóm doanh nghiệp lớn, cho vay nhóm DNV&N, bố trí công việc phù hợp để tránh tình trạng quá tải làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

- Cần phải trau dồi đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả cho đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng. Tránh tình trạng CBTD cấu kết với khách hàng trục lợi, gian lận, gây hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động của các ngân hàng.

- Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn về phương pháp thẩm định tài chính, học các văn bản, quy chế lien quan đến những thay đổi trong hệ thống kế toán của DN. Song song với việc làm đó, ngân hàng phải có chính sách khuyến khích hợp lý để đội ngũ CBTD doanh nghiệp có thể yên tâm đi học.

- Tại các chi nhánh ngân hàng cần định kỳ hay đột xuất phải thay đổi địa bàn phụ trách cho vay để đề phòng trường hợp thông đồng giữa cán bộ ngân hàng với khách hàng, đảo nợ, gia hạn nợ, tự ý gia hạn nợ, thu nợ, thu lãi nhưng không nộp vào ngân hàng. Hiện nay, tại NHNo&PTNT nói chung cũng như Chi nhánh nói riêng vẫn chưa làm được điều này nguyên nhân chủ yếu là do chi phí sẽ rất tốn kém.

- Tạo điều kiện cho CBTD được đi học để nâng cao kiến thức, không chỉ có các kiến thức về nghiệp vụ mà còn các kiến thức về các lĩnh vực khác. Để có được sự hiểu biết tổng thể hơn. Ngâng hàng có thể trích kinh phí để hỗ trợ học tập hoặc đào tạo các cơ hội phát triển để khuyến khích nhân viên học tập.

- Đào tạo, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ làm công tác thẩm định tài chính DN để họ có kỹ năng sử dụng máy vi tính, ứng dụng thành thạo các phầm mềm phục vụ cho nhận xét, đánh giá tài chính khách

hàng, đồng thời có khả năng nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, sách báo nước ngoài và xử lý công việc chính xác hơn. Khuyến khích cán bộ đọc them tài liệu về kế toán DN cũng như tài liệu hướng dẫn lập, đọc BCTC để nâng cao trình độ trong khi ngân hàng chưa có biện pháp giúp đỡ.

- Cử các cán bộ có kinh nghiệm hơn trong thẩm định tài chính truyền đạt kiến thức cho những cán bộ trẻ. Về phía các cán bộ trẻ cũng cần phải tự giác trong nghiên cứu, học hỏi để bổ sung kinh nghiệm và những mặt chuyên môn còn yếu. Đối với các cấp lãnh đạo ngân hàng thì cũng nên xem xét để bố trí cán bộ làm việc theo đúng năng lực, sở trường và chuyên môn nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định. - Tuyên truyền ý thức kinh doanh cho CBTD doanh nghiệp. Mục đích để họ

loại bỏ nhận thức và phong cách kinh doanh cũ, tạo ra sự chủ động, nhạy bén đáp ứng được những đòi hỏi của công việc và yêu cầu của khách hàng.

- Có chính sách khen thương hợp lý đối với những cán bộ làm tốt công tác thẩm định tài chính. Ngược lại, đối vơi các cán bộ vi phạm quy trình nghiệp vụ, làm trái với quy định thì ngân hàng cần có biện pháp xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượngthẩm định tài chính trong hoạt động cho vay ngắn hạn DNV&N tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w