b) Các nguyên nhân khách quan
3.3.3. Với Ngân hàng Nhà nước
- Ngân hàng Nhà nước cần tiến hành rà soát lại các văn bản pháp luật đã ban hành, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có lien quan đến hoạt động tín dụng nói chung cũng như quy trình thẩm định nói riêng, để tránh sự chồng chéo, trái ngược nhau.
- Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hoạt động hỗ trợ các ngân hàng thương mại về mặt thông tin thông qua việc cải tiến, nâng cao hiệu quả của trung tâm thông tin tín dụng CIC, nhằm cũng cấp các thông tin chính xác, nhanh chóng
phục vụ hiệu quả cho việc thẩm định tín dụng các DNV&N. Cụ thể: Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc nâng cấp, quản lý trang thông tin tín dụng ngày một lớn mạnh, có sự lien hệ thông tin giữa trung tâm và các hiệp hội DNV&N, hiệp hội ngân hàng…để trang thông tin theo kịp các diễn biến của thị trường. Việc nâng cấp nguồn thông tin phải đảm bảo theo nguyên tắc: đầy đủ - chính xác – cập nhật và nhanh chóng.
- Ngân hàng Nhà nước nên tổ chức các buổi hội thảo, các buổi tham quan học hỏi quy trình của các nước bạn, từ đó đưa ra những cảnh báo, định hướng chung về cho vay các ngành nghề để các ngân hàng tham khảo. Đặc biệt, ngân hàng Nhà nước nên tổ chức những khóa học thường niên cho các CBTD do các chuyên gia của IMF, WB… phụ trách. Qua đó, CBTD có thể học hỏi những tiến bộ, áp dụng những phương pháp thẩm định tài chính doanh nghiệp mới, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với DNV&N vào thực tiễn.
- Ngân hàng Nhà nước nên xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, đó là căn cứ để CBTD đưa ra nhận xét, đánh giá về tình hình tài chính của DN bằng cách so sánh với mức bình quân của ngành nghề mà DN đang kinh doanh, từ đó ra quyết định tín dụng. Đây là những chỉ tiêu không thể thiếu trong việc phân tích, xếp loại khách hàng vay. Nhưng hiện nay hệ thống chỉ tiêu này chưa được xây dựng, cho nên việc đánh giá tình hình TCDN chủ yếu vẫn dựa trên kiến thức, kinh nghiệm của CBTD mà chưa có một căn cứ cụ thể nào. Vì vậy, trong thời gian tới, kính mong NHNN phối hợp với các Bộ, Ngành có lien quan nhằm cây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành cho từng ngành nghề kinh doanh, làm cơ sở cho việc so sánh các chỉ tiêu tài chính, đánh giá về tài chính doanh nghiệp, phục vụ hoạt động tín dụng của các NHTM trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
3.3.4.Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Để công tác thẩm định tài chính DNV&N ngày càng được nâng cao chất lượng hơn nữa, góp phần giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, mở rộng tín dụng thì NHNo&PTNT cần tiến gành xây dựng hoàn thiện hơn nữa hoạt động thẩm định DNV&N. Từ đó đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại, để nâng
cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng đối với DNV&N, góp phần mở rộng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này.
- Trong thời gian tới, NHNo&PTNT xây dựng cho mình một quy trình riêng khi thẩm định đối tượng là DNV&N nói riêng cũng như đối với tất cả các đối tượng khác. Với khách hàng là DNV&N thì nên phối hợp với các DNV&N để đưa ra được những chuẩn chung đối với từng ngành nghề, từ đó cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng có thể tiếp cận với nhau một cách dễ dàng hơn, ngân hàng tìm kiếm được nhiều thong tin về doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác. Đặc biệt, đối với những khoản vay ngắn hạn của DNV&N ngân hàng nên lập một quy trình thẩm định cụ thể và chi tiết hơn nữa về yêu cầu với các chỉ số tài chính, và tiến hành việc thẩm định được toàn diện cả về mặt định tính và định lượng.
- Ngân hàng cần đẩy mạnh hon nữa việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị ngân hàng hiện đại, các phần mềm hỗ trợ cho công tác thẩm định tài chính để nâng cao tính chính xác giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro và đảm bảo chất lượng tín dụng, đồng thời giúp DNV&N có thể tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh chóng, chớp lấy cơ hội đầu tư nhanh hơn các đối tác khác. - Tổ chức thi tuyển công chức rộng rãi để tất cả các đối tượng có thể tham gia nhằm thu hút được nhưng người có trình độ, năng lực vào làm công tác tín dụng doanh nghiệp, ưu tiên những người có kinh nghiệm trong phân tích và thẩm định tài chính doanh nghiệp. Qua đó, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng trong toàn hệ thống và cũng là nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay ngắn hạn DNV&N nói riêng.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu, thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội, em nhận thấy rằng tình trạng cho vay của Chi nhánh vẫn còn tồn tại tình trạng nợ xấu diễn biến khá phức tạp, nó làm cho hiệu quả của hoạt động cho vay và uy tín của ngân hàng bị giảm sút. Như đã phân tích ở trên là có nhiều nguyên nhân để dẫn đến tình trạng này, trong đó phải kể đến hạn chế trong công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp. Với định hướng phát triển của ngân hàng, chú trọng tới nhóm khách hàng DNV&N. Chi nhánh Hà Nội cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho vay mà cụ thể là công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp.
Xuất phát từ yêu cầu đó, khóa luận tốt nghiệp này đã tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ thực trạng công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong cho vay ngắn DNV&N tại NHNo&PTNT Hà Nội, nêu lên những thành tựu và hạn chế của công tác này so với lý luận. Đồng thời, những tiếp cận thực tế tại Chi nhánh còn là cơ sở để đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao và hoàn thiện công tác thẩm định tài chính.
Vì đây là một vấn đề mang tính chuyên sâu và phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu lý luận và tiếp xúc thực tế nhiều hơn nữa. Nên rất khó để có được những nhận định mang tính toàn diện về thực trạng thẩm định tài chính và những giải pháp có tính chiến lược, đồng bộ. Do vậy, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô, cán bộ nhân viên trong ngành và các bạn.