4 Các tỷ số về doanh lợ
4.3 Mức sinh lời trên vốn CSH (ROE) 2.60% 2.40% 16.40%
Đánh giá khả năng sinh lời
Xem xét xu hướng biến động từ năm 2010 đến hết tháng 9/2012, nhìn chung, doanh thu thuần của Công ty liên tục tăng. Tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 30%/năm. Năm 2010 tăng 23%, năm 2011 tăng 34%. Do báo cáo được lập đến hết tháng 9/2012, nên nếu so với 2011, tỷ lệ doanh thu có sụt giảm (chỉ bằng 83% so với 2011). Tuy nhiên, đây chưa phải là số liệu cả năm nên có thể chấp nhận được.
Mặc dù cả doanh thu thuần và giá vốn hàng bán đều giảm trong 9 tháng năm 2012 nhưng tốc độ giảm giá vốn cao hơn so với doanh thu nên đã làm tăng lợi nhuận gộp (tăng 29%). Điều này cho thấy việc kiểm soát chi phí của Công ty đã hiệu quả: có thể do công ty đã khai thác được nguồn nguyên liệu đầu vào có chi phí thấp hơn, hoặc tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất như nhân công, điện nước, hoặc giảm chi phí khấu hao đối với một số tài sản cố định đã hết khấu hao.
Đến hết 9 tháng năm 2012, lợi nhuận sau thuế đạt 2.116 triệu đồng, trong khi năm 2011 đạt 281 triệu đồng, như vậy, tỷ lệ tăng trưởng khá cao. Do lợi nhuận sau thuế tăng mạnh nên đã có tác động điều chỉnh đáng kể đối với các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời. So với năm 2011, các chỉ tiêu này đều tăng khá cao. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu từ mức khoảng 0,5% đến 0,6% đã tăng lên 4,2%. Điều này thể hiện việc cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Bên cạnh đó,các chỉ tiêu ROE, ROA cũng được cải thiện đáng kể, đặc biệt là ROE. Năm 2010 và 2011 ROE bình quân khoảng 2,5%, nhưng sang năm 2012 đã tăng lên 16,4%.
Đánh giá khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của Công ty có được cải thiện nhưng không đáng kể. Cụ thể: năm 2010 là 0,91 lần, năm 2011 là 0,83 lần và sang tháng 9/2012 là 0,88 lần. Tuy nhiên khả năng thanh toán hiện hành chưa được đảm bảo.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh lại rất thấp: năm 2010 là 0,05 lần, năm 2011 là 0,04 lần và sang tháng 9/2012 là 0,07 lần. Nguyên nhân là trong tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng chủ yếu, nên khi
loại trừ bộ phận này khi tính khả năng thanh toán nhanh đã làm hệ số này giảm mạnh. Trong tháng 9/2012, hệ số khả năng thanh toán nhanh tăng 0,03 lần, do cả nợ ngắn hạn và tiền đều tăng nhưng tốc độ tăng của tiền khá cao (tăng 63%), trong khi đó nợ ngắn hạn chỉ tăng 4%.
Nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty ở mức khá thấp, nguyên nhân do hàng tồn kho (chủ yếu là nguyên vật liệu) chiếm tỷ trọng lớn, do đó Công ty cần chú trọng cải thiện tình trạng này đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong thờì gian tới bằng các biện pháp như: tăng bán hàng thu tiền mặt, hạn chế cho khách hàng trả chậm, tận thu các khoản nợ khó đòi, điều chỉnh cơ cấu nợ giữa nợ ngắn hạn và nợ trung dài hạn.
Đánh giá khả năng độc lập tài chính
Khả năng độc lập tài chính của Công ty không cao, khả năng tự tài trợ thấp. Hệ số nợ của Công ty trong năm 2010 đạt 77,4%, năm 2011 đạt 80% và 9 tháng đầu năm 2012 đạt 76,7%. Điều này cho thấy, hệ số nợ trung bình qua các năm của Công ty tuy duy trì ở mức 78%, Công ty hoạt động trên cơ cấu nguồn vốn chủ yếu từ vay nợ và chiếm dụng vốn của người bán. Tuy nhiên, so với năm 2011, hệ số này được cải thiện giúp giảm mức độ phụ thuộc về tài chính vào nguồn vốn bên ngoài.
Cùng với mức giảm của hệ số nợ là sự sụt giảm của hệ số nợ dài hạn. Điều này là phù hợp với sự biến động của tài sản dài hạn trong 9 tháng năm 2012.
Đánh giá năng lực hoạt động của Công ty
Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của Công ty trong các năm nhìn chung là chưa được tốt. Năm 2010, vòng quay các khoản phải thu là 7,2 vòng, năm 2011 là 8,7 vòng. Tuy nhiên đến 9 tháng đầu năm 2012 tỷ lệ này giảm xuống còn 6,9 vòng. Các hệ số này có thể chấp nhận được đối với một Công ty sản xuất thương mại. Tuy nhiên, trong thời gian tới, công ty cần thúc đẩy hơn nữa việc thu tiền bán hàng, đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn để tránh việc ứ đọng vốn do bị người mua hàng chiếm dụng.
Vòng quay hàng tồn kho của Công ty liên tục giảm qua các năm, năm 2010 là 2,8 vòng, năm 2011 là 2,8 và 9 tháng năm 2012 suy giảm
còn 1,9 vòng. Với công ty sản xuất, nên vòng quay hàng tồn kho như vậy là mức chấp nhận được, trung bình hơn 4 tháng hàng hoá của Công ty luân chuyển 1 lần. Vòng quay hàng tồn kho trong năm 2012 giảm, trong khi lượng hàng hoá tồn kho không ngừng tăng lên có thể gây rủi ro cho hoạt động của doanh nghiệp.
Vòng quay vốn lưu động của Công ty cũng rất thấp (năm 2010 là 2, năm 2011 là 2,1 và 9 tháng năm 2012 là 1,5). Chu kỳ kinh doanh từ khi nhập nguyên vật liệu sản xuất đến khi bán hàng thu tiền về bình quân khoảng gần 7 tháng.
Kết luận
Qua phân tích tài chính và hoạt động sản xuất của Công ty cho thấy: Công ty hoạt động bình thường, khả năng tự chủ tài chính độc lập, khả năng thanh toán ngắn hạn ở mức chấp nhận được tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh còn tương đối thấp. Với nỗ lực của Công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì đến 30/09/2012, lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt 2.115 triệu đồng
Xếp loại và quyết định cho vay
Sau khi phân tích các khoản mục BCTC và các chỉ tiêu tài chính, CBTD ở chi nhánh thực hiện xếp loại công ty Hà An như sau:
- Lợi nhuận dương, năm 2012 cao hơn 2011: A - Tỷ suất tự tài trợ (>8%): A
- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (năm 2012 là 0.88<1) :B - Không có nợ xấu tại các TCTD: A
- Không vi phạm các qui định của pháp luật hiện hành :A
Vì có chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn xếp loại B nên công ty Hà An bị xếp loại B. CBTD qua đây có thể đánh giá rằng tình hình kinh doanh của công ty có hiệu quả, tài chính
Chi phí sản xuất cần thiết = Tổng giá trị sản lượng theo kế hoạch
- Khấu hao cơ bản
-
= 147.330 tr Hạn mức tín dụng = Chi phí sản xuất cần thiết - VLĐ tự có - Vòng quay VLĐ = 147.330/2,1 - 11.764 - = 70.157 - 11.764 - = 17.640 tr
lành mạnh và có khả năng trả nợ. Tuy nhiên Công ty cần điều chỉnh cơ cấu nợ giữa nợ ngắn hạn và nợ trung dài hạn để tăng khả năng thanh toán.
Vì theo hồ sơ vay vốn của Công ty A, mục đích vay vốn là bổ sung vốn lưu động
STT T
Chỉ tiêu Gía trị
1 Doanh thu 16.695 tr
2 Lợi nhuận dự kiến 7.314 tr
3 Khấu hao TSCĐ 12.310 tr
4 VLĐ tự có 1.764 tr
5 Vòng quay VLĐ 2,1 vòng/năm
6 Vốn huy động khác 40.753 tr
Bảng 7: Các chỉ tiêu xác định hạn mức tín dụng cho Công Ty Hưng Hà
Vậy nhu cầu vay vốn của Công ty còn thiếu hụt 17.640 triệu đồng. Mức đề xuất cấp hạn mức tín dụng cho Công ty tại chi nhánh Hà Nội là 12.500.000.000 đồng.
Trên cơ sở phân loại khách hàng cùng với qui định về quyền lợi khách hàng loại B theo công văn số 1406/NHNo-TD,căn cứ vào giá trị TSĐB công ty hiện có và các tính toán trên. Ngân hàng quyết đinh cho Công Ty Hưng Hà vay 12,5 tỷ VND
- Phương thức cho vay: theo hạn mức tín dụng
- Số tiền cho vay: 12,5 tỷ VND (mười hai tỷ năm trăm triệu đồng chẵn)
- Thời hạn hiệu lực của hạn mức :12 tháng (kể từ ngày Giám Đốc NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội phê duyệt)
- Lãi suất tiền vay: 20%/năm
- Hình thức đảm bảo tiền vay: cho vay có đảm bảo bằng tài sản