4 Các tỷ số về doanh lợ
2.2.2 Những tồn tài cần khắc phục
định tài chính trong Chi nhánh Thăng Long vẫn gặp phải những vướng mắc khá lớn, đó có thể là một trong những nguyên nhân góp phần làm cho nợ xấu của Chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây ngày càng tăng cao. Cụ thể:
Thứ nhất, nguồn thông tin hạn chế:
Để tiến hành thẩm định tài chính DN, CBTD chủ yếu dựa vào các BCTC do DN cung cấp kết hợp với kiểm tra thực tế tại DN, một sô ít tra cứu thêm từ trung tâm tín dụng CIC mà chư athu thập thêm thông tin từ nguồn bên ngoài như khách hàng, bạn hàng của DN hay các ngân hàng mà trước đó DN đã vay vốn. Đây là điều rất hạn chế, bởi vì: đối với các DN không thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán BCTC hàng năm theo qui định thì các BCTC thương phản ánh không trung thwucj về tình hình tài chính của DN; bản thân CBTD cũng không có sẵn các đầu mối tin cậy để phân tích, dễ rơi vào sự sắp đặt trước của khách hàng này. Về phía trung tâm tín dụng CIC thì mới chỉ chỉ cung cấp được các thông tin về điều kiện thành lập, giả thể, phá sản, quan hệ nợ với các TCTD của các khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng, còn các DN chưa có quan hệ với ngân hàng thì chưa thể theo dõi đươc, CIC cũng không có những thông tin về tình hình tài chính của khách hàng.
Do đó lượng thông tin mà ngân hàng thu thập được còn rất ít, độ chính xác chưa cao; ngân hàng thiếu hản một mảng lớn thông tin về thị trường nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ hoặc thông tin về chính sách của Nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh của DN. Điều này làm cho độ chính xác của các kêt quả thẩm định thấp, chất lượng chưa đảm bảo, việc ra các quyêt định thiểu chính xác, ngân hàng dễ gặp rủi ro tín dụng.
Thứ hai, nội dung thẩm định chưa toàn diện.
- CBTD mới chỉ thẩm định ở BCTC và BCKQKD mà chua quan tâm đến dòng tiền ra vào của công ty thông qua BCLCTT, thuyết minh báo cáo tài chính, phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Vì vậy,
ngân hàng chưa thấy được các dòng tiền thực tế phát dinh từ các hoạt động của DN trong kỳ, không thể xác định được lưu chuyển tiền thuần của DN, do đó không thể phân kỳ trả nợ một cách khoa học cũng như dự
đoán các dòng tiền trong tương lai, càng không thể đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ của DN, ngân hàng dễ gặp rủi ro tín dụng. Đây là điều khá phổ biến trong việc thẩm định tài chính DN trong cho vay tại các ngân hàng.
- Ngân hàng bỏ qua đánh giá khái quát tình hình tài chính qua các cân bằng trên BCĐKT, báo cáo kết quả kinh doanh.Mặc dù việc đánh
giá khái quát không phải là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng trong quá trình thầm định cho vay ngắn hạn nhung nó cho thấy cái nhìn tổng quan hơn về tình hình tài chính của DN qua các năm, hỗ trợ cho việc nhận xét, đánh giá các chỉ tiêu tài chính. Cũng vì bỏ quan khiến cho ngân hàng gặp khó khăn và mất nhiều thời gian hơn trong việc xác định vốn lưu động tự có tham gia và phương án kinh doanh để quyết định mức cho vay hợp lý, nhất là trường hợp DN có nhiều phương án kinh doanh không dễ. Hơn nữa, ngân hàng cũng khó nhận thấy khả năng quản lý từng loại chi phí của DN đã tốt hơn ký trước hay chưa.
- Ngân hàng chủ yếu phân tích các chỉ tiêu tài chính dựa trên số liệu của BCĐKT và BCKQKD trong hai năm liền kể. Trên thực tế, thì kết
luận của việc phân tích, đánh giá dựa trên số liệu của hai hay ba năm là chưa chính xác, phản ánh chưa sát với tình hình tài chính của DN, không thấy rõ sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian và nhiều khi còn dẫn đến việc đưa ra kết luân thiếu thỏa đáng.
Thứ ba, về phương pháp thẩm định:
• Ngân hàng chưa sử dụng phương pháp dupont nên chưa thấy được
nguyên nhân của sự suy thoái hay tăng trưởng của Công ty, mà đây lại chính là những điều mà ngân hàng cho vay muốn tìm hiều thực sự.
• Khi phân tích báo cáo tài chính qua các năm, ngân hàng mới chỉ áp dụng kỹ thuật so sánh ngang để thấy mức tăng cũng như tốc độ tăng của
từng chỉ tiêu trên BCTC mà chưa sử dụng kỹ thuật so sánh theo chiều dọc. vì vậy, ngân hang chưa thấy được thành phần và các mối quan hệ giữa các thành phân trong từng chỉ tiêu, chưa đánh giá được kết quả của tưng hoạt động.
kết quả thẩm định có độ chính xác cao thì phải có một chuẩn mực cụ thể để so sánh. Thông thường, người ta chọn mốc so sánh là các chỉ tiêu của DN có cũng mức độ hoạt động hoặc số bình quan của ngành. Nhưng ở NHNo&PTNT- Chi nhánh Hà Nội, khi thẩm định chưa có sự so sánh theo kiểu này, mà chủ yếu dựa vào kiến thức và kinh nghiệm để kết luận. Họ thường lấy một mức nhất định là cơ sở so sánh, chẳng hạn, hệ số khả năng thanh toán hiện hành cứ lớn hơn 1 đã được coi là có khả năng thanh toán. Điều này là hoàn toàn không đúng trong thực tế, vì nó còn tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, quy mô DN.
Thứ tư, chưa có chính sách tín dụng và qui trình thẩm định riêng đối với từng đối tượng khách hàng nói chung cũng như đối với khách hàng DNV&N nói riêng nên chất lượng công tác thẩm định của Chi nhánh còn chưa cáo so với khả năng.