Khai thác triệt để và nâng cao chất lượng nguồn thông tin

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượngthẩm định tài chính trong hoạt động cho vay ngắn hạn DNV&N tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội (Trang 74)

b) Các nguyên nhân khách quan

3.2.1Khai thác triệt để và nâng cao chất lượng nguồn thông tin

Thông tin là yếu tố đầu vào của quá trình thẩm định khách hàng nói chung và tình hình thẩm định tài chính doanh nghiệp nói riêng. Chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cũng như những thông tin mà CBTD thu thập được. Chính vì vậy mà khi thu thập thông tin, CBTD cần chú ý đến những vấn đề sau:

tín dụng, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng một bộ hồ sơ khách hàng. Trong bộ hồ sơ đó bao gồm các báo cáo tài chính trong 3 năm gần đây nhất và ngân hàng khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp các báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập.

• Thông tin qua tiếp xúc khách hàng: CBTD không chỉ dựa vào hồ sơ mà khách hàng cung cấp mà CBTD cần trực tiếp đến nơi sản xuất tìm hiểu thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhưng không báo trước. Trong quá trình gặp gỡ, tiếp xúc, CBTD cần tạo một bầu không khí thoải mái, đặt ra những câu hỏi rõ rang, ngắn gọn và phải cảm nhận được cái diễn ra trong doanh nghiệp: Người lãnh đạo có năng động, có tầm nhìn vĩ mô? Tổ chức bộ máy điều hành của doanh nghiệp có hợp lý, hiệu quả hay không? Đánh giá dây chuyền thiết bị của doanh nghiệp, điều kiện làm việc của người lao động…

• Thông tin do ngân hàng lưu trữ: Ngân hàng cần phải lưu trữ các thông tin về khách hàng vay vốn một cách khoa học và chi tiết. Thông qua các hồ sơ lưu giữ lại đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng, khi vay món mới chỉ cần khách hàng cung cấp báo cáo tài chính 1-2 năm gần nhất và bổ sung những thông tin có sự thay đổi tính đến thời điểm vay. Điều này tạo thuận lợi rất lớn cho khách hàng khi đến vay tại ngân hàng, họ sẽ có ý muốn gắn bó lâu dài với ngân hàng. Về phía ngân hàng, CBTD không cần phân tích lại từ đầu toàn bộ những thông tin mà khách hàng cung cấp mà chỉ bổ sung những thông tin mới  giảm thời gian và chi phí.

• Các nguồn thông tin khác: Ngoài những thông tin trên, ngân hàng nên thu thập thông tin từ các ngân hàng khác, từ công ty tư vấn, công ty kiểm toán đã và đang có quan hệ với doanh nghiệp, từ hệ thống thông tin rủi ro của Ngân hàng nhà nước (CIC); từ các bạn hàng, đối tác của doanh nghiệp để có thêm thông tin về sản phẩm, từ những công ty đang có sản phẩm cạnh tranh để thấy được vị trí của

doanh nghiệp trên thị trường… Đối với những thông tin mang tính chất chuyên môn cao được cung cấp từ các nguồn đáng tin cậy thì ngân hàng phải chịu chi phí để mua những thông tin đó. CBTD có thể thu thông thông tin về doanh nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau, song để có nguồn thông tin đầy đủ, đáng tin cậy và chính xác nhất ngân hàng nên tổ chức một bộ phận chuyên trách có trách nhiệm hỗ trợ CBTD trong việc thu thập hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng thực hiện các nhiệm vụ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ.

Nhờ vậy mà tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho khách hàng và cho chính ngân hàng trong việc quyết định cho vay.

Trong nền kinh tế thị trường, ai nắm bắt được thông tin chính xác, kịp thời hơn thì người đó sẽ thắng trong kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay nguồn thông tin về doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Hà Nội còn rất hạn chế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định. Vì vậy, để góp phần hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp vừa và nhỏ thì điều đầu tiên ngân hàng cần phải làm là khai thác triệt để và nâng cao chất lượng nguồn thông tin. Muốn làm được điều đó, ngân hàng có thể thực hiện bằng cách:

•Đào tạo, tập huấn cho cán bộ các kĩ năng cơ bản về thu thập thông tin, mở thêm các buổi hội thảo về phương pháp thu thập thông tin (hoặc cũng có thể nêu vấn đề này trong các buổi họp định kỳ), trích lập các quỹ để có kinh phí cho việc thu thập thông tin,.. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải đặt mua đủ số lượng báo chí chuyên ngành cho các phòng ban để tạo cho cán bộ có thói quen đọc báo hàng ngày, cập nhật thông tin. Về phía CBTD, đặc biệt là những người làm công tác thẩm định tài chính phải có ý thức và cần tạo tạo thói quen trong việc khai thác các nguồn thông tin, có khả năng tổng hợp thông tin thu thập được để tạo điều kiện cho việc thẩm định, đánh giá về TCDN.

ra đời dựa và hoạt động dựa trên cơ sở hợp tác giữa các ngân hàng. CIC thu thập và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các ngân hàng. Nguồn thông tin này có độ chính xác cao, tuy nhiên còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu của các ngân hàng thương mại. Vì vậy, muốn khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn thông tin này thì phải đòi hỏi phải có sự hợp tác của bản thân ngân hàng, tức là ngân hàng cũng phải cung cấp các thông tin cần thiết về doanh nghiệp vay vốn cho CIC, để từ đó CIC có thông tin phục vụ trở lại ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác.

•Tìm hiểu thêm thông tin từ các cơ quan chức năng, báo đài, mạng internet, các ngân hàng mà doanh nghiệp đã từng vay vốn, đặc biệt các ngân hàng trong cùng hệ thống hoặc cùng địa bàn… Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, ngân hàng có thể khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, điều quan trọng là CBTD phải xác định được đâu là thông tin chính xác, có độ tin cậy cao, từ đó khai thác triệt để nguồn thông tin đó. Chẳng hạn, ngân hàng có thể tìm hiểu thông tin từ sở kế hoạch và đầu tư để biết doanh nghiệp hoạt động có được pháp luật thừa nhận và cho phép hoạt động hay không, thông qua chính quyền địa phương để kiểm tra quyền sở hữu tài sản đảm bảo,… Nhìn chung, nếu ngân hàng biết khai thác hợp lý thông tin thì các kết quả thẩm định sẽ có độ chính xác cao hơn. Về phía cơ quan chức năng cũng cần phải quản lý chặt chẽ các thông tin do mình cung cấp để đảm bảo tính trung thực của thông tin, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng.

•Yêu cầu các doanh nghiệp nộp đầy đủ các báo cáo tài chính. Về vấn đề này, ngân hàng cần phải có quy định chặt chẽ hơn nữa, yêu cầu các doanh nghiệp khi nộp hồ sơ kinh tế phải có cả báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính để tiện cho việc theo dõi dòng tiền đã thực sự phát sinh trong kỳ. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ cùng với các BCTC khác là cơ sở để ngân hàng quyết định mức cho vay, thời hạn cho vay khoa học, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Bên

cạnh đó, ngân hàng cũng nên yêu cầu doanh nghiệp khi nộp BCTC phải là các báo cáo được lập theo chế độ kế toán hiện hành để tiện cho đọc cũng như phân tích, thẩm định các chỉ tiêu tài chính. Hơn nữa, các BCTC theo chế độ kế toán hiện hành phản ánh hoàn thiện hơn về các chỉ tiêu được trình bày trên đó.

•Ngoài ra, ngân hàng cũng cần phải thu thập đầy đủ các thông tin để đánh giá về tình hình TCDN trên cơ sở số liệu của các báo cáo tài chính trong 3 năm gần đây nhất liền kề thay vì hai năm như hiện nay mà ngân hàng đang áp dụng trong các báo cáo thẩm định, từ đó đưa ra kết luận đầy đủ hơn; đồng thời CBTD cũng nên thường xuyên xuống doanh nghiệp hơn nữa để nắm bắt, thu thập thêm thông tin nhằm phục vụ cho việc kiểm tra tính chính xác của các số liệu trên báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượngthẩm định tài chính trong hoạt động cho vay ngắn hạn DNV&N tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội (Trang 74)