2. 3.1.1 Máy móc thiết bị
3.3.1. Về phía nhà nước
Nhà nước cần xây dựng chính sách hổ trợ các công ty quảng cáo Việt Nam trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Các công ty quảng cáo nước ngoài hiện đang chiếm lĩnh
thị trường quảng cáo Việt Nam do có tiềm lực tài chính lớn và kinh nghiệm lâu năm.
Các công ty quảng cáo trong nước rất cần được sự hổ trợ về vốn để đầu tư tăng khả năng cạnh tranh với công ty quảng cáo nước ngoài. Nhà nước cần đưa ra các chính
sách hổ trợ vay vốn ưu đãi, bên cạnh đó hổ trợ bằng cách cho giãn giảm thuế để các
công ty quảng cáo trong nước có thể tích luỹ nguồn lực để đầu tư.
Cần xây dựng chính sách tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh
nghiệp quảng cáo trong nước, xây dựng chế tài đủ sức răn đe các hành vi gian lận, cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế tính chất “địa phương” trong việc thi hành các
văn bản luật, có thể nói việc tạo một môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh, trong sạch sẽ tạo điều kiện cho các công ty quảng cáo Việt Nam phát triển bền vững và tăng khả năng cạnh tranh.
Nhà nước cần chú trọng đến việc đưa ra các chính sách về đào tạo nguồn nhân lực ngành quảng cáo mà hiện nay đang bị bỏ quên. Ngành quảng cáo đang rất thiếu
nguồn nhân lực được đào tạo bài bản chuyên nghiệp, các công ty quảng cáo thường
phải thuê chuyên gia nước ngoài với chi phí rất lớn. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các
doanh nghiệp nước ngoài và trong nước, cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước
với nhau khiến nhu cầu nhân sự, đặc biệt là những nhân sự chất lượng cao, nhân sự đào tạo bài bản gia tăng nhanh chóng. Hiện nay toàn ngành quảng cáo cần ít nhất 70.000 lao động. Tuy nhiên, phần đông những người làm quảng cáo lại chưa được đào tạo chính quy về quảng cáo. Do đó biện pháp cấp thiết là phải đào tạo được nguồn
nhân lực có trình độ chuyên môn đủ sức đáp ứng nhu cầu thị trường ngành quảng cáo Việt Nam. Để thực hiện đượcđiều này, cần xây dựng “đề án phát triển nguồn nhân lực
cho ngành quảng cáo”, đây là việc làm hết sức cấp thiết vì nhân lực là yếu tố sống còn của ngành quảng cáo Việt Nam.
Điều chỉnh hoặc xóa bỏ các chính sách là rào cản ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam như: bỏ mức trần phí quảng cáo khuyến
mãi là 15% tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Xây dựng thông tư, nghị định hướng dẫn luật Quảng cáo phù hợp với từng địa phương như luật quảng cáo quy định
biển quảng cáo cách lề đường 5m, tuy nhiên rất ít con đường ở thành phố Hồ Chí Minh đạt được tiêu chí này. Bên cạnh đó, cần xóa đó bỏ lệnh cấm quảng cáo trên xe
74
bus tại thành phố Hồ Chí Minh, điều này gây thiệt hại cho nhà nước, cho hợp tác xã kinh doanh xe bus và làm mất cơ hội quảng cáo của các doanh nghiệp.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Dựa trên phân tích thực trạng của công ty Dương Phong và phân tích ma trận
hình ảnh cạnh công ty Dương Phong, công ty Thái Bình Dương và công ty Quảng cáo
Trẻ trong chương 2, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu để nâng cao năng
lực cạnh tranh cho công ty Dương Phong:
1. Hoàn thiện sản phẩm
2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
3. Đầu tư phát triển sản phẩm dịch vụ mới.
4. Đầu tư trang thiết bị và đầu tư mở rộng các vị trí quảng cáo ngoài trời.
5. Tăng cường hợp tác với đối tác nước ngoài. 6. Xây dựng thương hiệu với chi phí thấp.
KẾT LUẬN
Qua các nội dung nghiên cứu được trình bày trong chương 1, 2 và 3 có thế rút ra
một số vấn đề cơ bản sau:
Có nhiều quan điểm khác nhau về đánh giá năng lực cạnh tranh, tuy nhiên tựu
trung vẫn thống nhất cạnh tranh động lực để phát triển cho mọi nền kinh tế và là mục
tiêu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Qua phân thực tiễn cho thấy nhu cầu về quảng cáo trên thị trường nội địa là rất
lớn. Các sản phẩm quảng cáo trên thị trường hiện nay rất đa dạng, bên cạnh đó số lượng công ty quảng cáo trong và ngoài nước gia nhập thị trường tăng cao, do đó sự
cạnh tranh diễn ra rất gay gắt.
Từ việc tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu khoa học về cạnh tranh, năng
lực cạnh tranh, môi trường ngành quảng cáo Việt Nam, phân tích các điều kiện bên trong của Dương Phong, ma trận hình ảnh cạnh tranh, để có cơ sở cho việc phân tích và đánh giá được mức độ cạnh tranh trong ngành quảng cáo, từ đó để ra được những
giải pháp nâng cao năng lực của Công ty.
Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu, luận văn chưa có điều
76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Kim Anh (2007), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.
2. A.M. Brandenburger, Bary J.Nalebuff (2007), Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh,
dịch giả Nguyễn Tiến Dũng, Lê Ngọc Liên, Nhà xuất bản Tri Thức.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn Quảng cáo và Thương mại Dương Phong (2011, 2012, 2013), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
4. Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (2008), Chiến Lược và Chính Sách Kinh Doanh, Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội.
5. Phan Minh Hoạt (2007), Vận dụng phương pháp Thompson – Strickland đánh giá so sánh tổng thể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, Viện Khoa học Thống kê, Hà Nội.
6. Lê Công Hoa (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí
Công nghiệp, số tháng 11/2006.
7. Philip Kotler (1998), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
8. Philip Kotler (2001), Quản trị Marketing, Dịch giả Phan Thăng, NXB Thống kê, Hà Nội.
9. Philip Kotler (2009), Quản trị Marketing, Dịch giả Vũ Trọng Hùng, Nhà xuất bản Lao động xã hội.
10.Thomas Peters và Robert Waterman (1998), Đi tìm sự tuyệt hảo, Dịch giả Trần
Xuân Khiêm, Nhà xuất bản Đồng Nai.
11.Michael E. Porter (2009), Chiến lược cạnh tranh, Dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn, Nhà xuất bản Trẻ TP. HCM.
12.Michael E. Porter (2009), Lợi thế cạnh tranh, Dịch giả Nguyễn Phúc Hoàng, Nhà xuất bản Trẻ TP. HCM.
13.Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2005), Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu: Cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. HCM.
14. J.R. Markusen (1992), Endogenous market structures in international trade, Journal of International Economics.
15.Micheal John Baker & Susan Hart (2007), The marketing book, 6th edition, Butterworth – Heinemann, Routledge.
16. Marcel Fafchamps (2004), Market Institutions and Sub-Saharan Afica: Theory and Evidence, MIT Press.
17. Morck Randall (1995), The economics of concentrated ownership, Canadian business law journal.
18. Water Goldsmith & David Clutterbuck (1992), The Winning Streak, Britains top companies reveal their formulas for success, Penguin: n.e.edition, London.
78
PHỤLỤC
PHỤ LỤC 1
BẢNG CÂU HỎI THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA
Để xác định được mức độ quan trọng (ảnh hưởng) của các yếu tố từ môi trường
bên trong, các yếu tố môi trường bên ngoài đối với năng lực cạnh tranh của Công ty Dương Phong và việc so sánh lợi thế cạnh tranh giữa các đối thủ, các yếu này sẽ là cơ
sở để xậy dựng các ma trận IFE, EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, tôi đã tổ chức tham
khảo ý kiến của các cán bộ của Công ty am hiểu trong ngành. Nội dung cụ thể như
sau:
Phương pháp điều tra: Phiếu điều tra, thư, email.
Thời gian điều tra: Tháng 4 năm 2013.
Cách thức đo lường: Áp dụng thang điểm cho bảng câu hỏi là 5 bậc.
Đối tượng điều tra nghiên cứu: Các trưởng, phó phòng ban của Công ty Dương Phong.
Tổng số phiếu câu hỏi gửi đi là: 8.
Số phiếu trả lời thu về: 8.
Số phiếu được chọn lọc để thống kê, đánh giá: 8.
Xử lý thông tin: Số lượng mẫu ít nên tôi sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tính toán các trọng số.
Kết quả thu thập và xử lý các dữ liệu để xác định trọng số của các yếu tố được
trình bày ở phụ lục 2.
PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA
CHỌN CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI VÀ BÊN TRONG CÔNG TY
Kính chào Quý Ông/Bà,
Tôi là học viên Cao học, Trường Đại học Nha Trang, đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty tnhh quảng cáo và thương mại Dương Phong” nhằm mục đích tìm ra những giải pháp cụ thể giúp Công ty nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, đóng góp vào sự phát triển của ngành quảng cáo và nền
kinh tế đất nước, nói chung.
Để đề tài phản ảnh được thực tế khách quan, thu thập được những ý kiến quý báu
của các chuyên gia am hiểu trong ngành, xin Ông/Bà vui lòng bớt chút thời gian cho ý
kiến về một số vấn đề sau (xin đánh dấu vào ô thích hợp).
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phần A: Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu thông qua việc phân tích các yếu tố môi trường bên trong của Công ty tnhh quảng cáo và thương mại Dương Phong được
thể hiện qua việc khảo sát các yếu tố:
Bước 1: Để đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố môi trường bên trong được
chọn ở cột (2) đối với hoạt động của doanh nghiệp trong ngành quảng cáo như thế nào,
kính đề nghị Ông/bà cho điểm bằng cách khoanh tròn số điểm mà Ông/bà cho là thích hợp nhất vào cột (3) theo tiêu thức sau:
1: Hoàn toàn không quan trọng 2: Không quan trọng 3: Ít quan trọng
4: Quan trọng 5: Rất quan trọng
Mức độ quan trọng (ít đến nhiều)
T
T Các yếu tố bên trong
1 2 3 4 5
(1) (2) (3)
1 Đội ngũ cán bộ quản lý của công ty có trình độ
và kinh nghiệm 1 2 3 4 5
2 Thương hiệu có uy tín 1 2 3 4 5
3 Giá cả ổn định 1 2 3 4 5
4 Năng lực tài chính chưa mạnh 1 2 3 4 5
5 Nhân viên chưa được đào tạo chuyên nghiệp 1 2 3 4 5 6 Văn hoá tổ chức chưa được xây dựng rõ nét 1 2 3 4 5
80
7 Hệ thống máy móc thiết bị đáp ứng được nhu
cầu công việc hiện nay của công ty 1 2 3 4 5
8 Việc đầu tư và nghiên cứu còn hạn chế 1 2 3 4 5 9 Đội ngũ nhân lực kế thừa chưa là mối quan
tâm của công ty 1 2 3 4 5 10 Chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách
hàng 1 2 3 4 5
Bước 2:Để đánh giá mức độ phản ứng điểm mạnh, yếu củaCông ty Dương Phong với
các yếu tố môi trường bên trong ở cột (2), đề nghị ông/bà cho điểm thích hợp vào cột
(3) theo các tiêu thức sau:
1: Hoàn toàn không phản ứng 2: Không phản ứng 3: Ít phản ứng
4: Phản ứng tốt 5: Phản ứng rất tốt
Mức độ phản ứng (ít đến nhiều)
T
T Các yếu tố bên trong
1 2 3 4 5
(1) (2) (3)
1 Đội ngũ cán bộ quản lý của công ty có trình độ
và kinh nghiệm 1 2 3 4 5
2 Thương hiệu có uy tín 1 2 3 4 5
3 Giá cả ổn định 1 2 3 4 5
4 Năng lực tài chính chưa mạnh 1 2 3 4 5
5 Nhân viên chưa được đào tạo chuyên nghiệp 1 2 3 4 5 6 Văn hoá tổ chức chưa được xây dựng rõ nét 1 2 3 4 5 7 Hệ thống máy móc thiết bị đáp ứng được nhu
cầu công việc hiện nay của công ty 1 2 3 4 5
8 Việc đầu tư và nghiên cứu còn hạn chế 1 2 3 4 5 9 Đội ngũ nhân lực kế thừa chưa là mối quan
tâm của công ty 1 2 3 4 5 10 Chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách
hàng 1 2 3 4 5
Phần B: Đánh giá các cơ hội và nguy cơ thông qua việc phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài của Công ty tnhh quảng cáo và thương mại Dương Phong được thực
Bước 1: Để đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố cơ hội hoặc đe dọa từ môi trường bên ngoài đến hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành quảng cáo đã được
chọn ở cột (2) đề nghị Ông/bà cho điểm các yếu tố trên bằng cách khoanh tròn số điểm
mà Ông/bà cho là thích hợp nhất vào cột (3) theo tiêu thức sau:
1: Hoàn toàn không quan trọng 2: Không quan trọng 3: Ít quan trọng
4: Quan trọng 5: Rất quan trọng
Mức độ quan trọng (ít đến nhiều)
T
T Các yếu tố bên ngoài
1 2 3 4 5
(1) (2) (3)
1 Luật quảng cáo được ban hành 1 2 3 4 5 2 Nhân lực ngành quảng cáo chưa được đào tạo bài bản 1 2 3 4 5 3 Công ty quảng cáo nước ngoài chi phối thị trường
Việt Nam 1 2 3 4 5
4 Thị trường quảng cáo Việt Nam còn rất nhiều
tiềm năng 1 2 3 4 5
5 Lạm phát và lãi suất giảm 1 2 3 4 5
6 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp khống chế chi phí
quảng cáo 1 2 3 4 5
7 Tình hình chính trị - xã hội Việt Nam ổn định 1 2 3 4 5 8 Sức cạnh tranh của các đối thủ trong ngành ngày
càng gay gắt 1 2 3 4 5 9 Công nghệ của ngành quảng cáo ngày càng phát
triển 1 2 3 4 5 10 Sản phẩm thay thế nhiều 1 2 3 4 5
Bước 2: Để đánh giá mức độ phản ứng (trọng số) của Công ty tnhh quảng cáo và
thương mại Dương Phong đối với các yếu tố môi trường bên ngoài ở cột (2), đề nghị Ông/bà cho điểm mức độ phản ứng của công ty vào cột (3) theo tiêu thức sau:
1: Hoàn toàn không phản ứng 2: Không phản ứng 3: Ít phản ứng
82
Mức độ phản ứng (ít đến nhiều)
T
T Các yếu tố bên ngoài
1 2 3 4 5
(1) (2) (3)
1 Luật quảng cáo được ban hành 1 2 3 4 5 2 Nhân lực ngành quảng cáo chưa được đào tạo bài bản 1 2 3 4 5 3 Công ty quảng cáo nước ngoài chi phối thị trường
Việt Nam 1 2 3 4 5
4 Thị trường quảng cáo Việt Nam còn rất nhiều
tiềm năng 1 2 3 4 5
5 Lạm phát và lãi suất giảm 1 2 3 4 5
6 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp khống chế chi phí
quảng cáo 1 2 3 4 5
7 Tình hình chính trị - xã hội Việt Nam ổn định 1 2 3 4 5 8 Sức cạnh tranh của các đối thủ trong ngành ngày
càng gay gắt 1 2 3 4 5 9 Công nghệ của ngành quảng cáo ngày càng phát
triển 1 2 3 4 5 10 Sản phẩm thay thế nhiều 1 2 3 4 5
Phần C: Đánh giá mức độ các yếu tố ma trận hình ảnh cạnh tranh của Công ty tnhh quảng cáo và thương mại Dương Phong với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu thông qua
việc đánh giá, so sánh một số các yếu tố quan trọng trong quyết định lợi thế cạnh tranh, đề nghị Ông/bà thực hiện các bước sau:
Bước 1: Trong cột 1 liệt kê các yếu tố quan trọng quyết định lợi thế cạnh tranh của tất
cả các doanh nghiệp quảng cáo.
Để đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố đối với các doanh nghiệp sản
xuất trong ngành, đề nghị Ông/bà cho điểm vào cột (3) theo tiêu thức sau:
1: Hoàn toàn không quan trọng 2: Không quan trọng 3: Ít quan trọng
Mức độ quan trọng (ít đến nhiều)
T
T Các yếu tố thành công cơ bản 1 2 3 4 5
(1) (2) (3) 1 Nhân lực 1 2 3 4 5 2 Năng lực tài chính 1 2 3 4 5 3 Chất lượng sản phẩm 1 2 3 4 5 4 Giá cả 1 2 3 4 5 5 Thiết bị, máy móc 1 2 3 4 5 6 Thương hiệu 1 2 3 4 5 7 Năng lực quản lý 1 2 3 4 5 8 Thị phần 1 2 3 4 5 9 Dịch vụ bán hàng 1 2 3 4 5
10 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm 1 2 3 4 5
Bước 2: Để đánh giá khả năng phản ứng của Công ty tnhh quảng cáo và thương mại Dương Phong cũng như các đối thủ cạnh tranh với các yếu tố trên, đề nghị quý Ông/bà
cho điểm khả năng phản ứng của từng đơn vị ứng với từng yếu tố vào các cột từ (3).
1: Hoàn toàn không phản ứng 2: Không phản ứng 3: Ít phản ứng
4: Phản ứng tốt 5: Phản ứng rất tốt