8 1 Bài: “ Người thầy cũ ” (TV2 – tập I)

Một phần của tài liệu Dạy văn tích hợp trong môn tiếng việt ở lớp 2, lớp 3 (Trang 81)

Bài: “Người thầy cũ” (TV2 – tập I) ? Bố Dũng đến trường làm gì?

? Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?

? Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy? ? Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về?

2.3.3.2 Bài tập tìm từ ngữ thể hiện tập trung đặc điểm, tính nết của nhân vật

Dạng bài tập này ở lớp 2, lớp 3 tương đối phổ biến. Cần hiểu nhân vật, đánh giá được nhân vật, nhưng khả năng khái quát của HS lớp 2 và 3 còn nhiều hạn chế. Vì vậy, những bài tập này đặt ra yêu cầu rất nhẹ nhàng, cho biết trước đặc điểm, tính nết nhân vật, HS chỉ còn phải tìm từ ngữ thể hiện tính nết, đặc điểm đó. Tìm được những từ ngữ này, các em sẽ nắm vững nội dung bài đọc, và xác định lời khuyên của câu chuyện dễ dàng hơn.

Ví dụ: Bài “Tìm ngọc” (TV 2 – tập I)

? Tìm trong bài những từ ngữ khen ngợi Mèo và Chó? Bài “Bác sĩ Sói” (TV 2 – tập II)

? Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa? Bài “Quả tim khỉ” (TV 2 – tập II)

? Hãy tìm những từ ngữ nói lên tính nết của hai con vật (Khỉ, Cá Sấu)?

2.3.3.3 Bài tập tìm câu văn quan trọng trong bài đọc thể hiện tập trung nội dung ý nghĩa của bài đọc

Dạng bài tập này yêu cầu HS phải có khả năng suy luận và kĩ năng đọc hiểu tốt. GV nên định hướng, gợi ý cho HS rằng các câu văn này thường nằm ở cuối mỗi bài đọc.

Ví dụ: Bài “Bác sĩ Y-éc-xanh” (TV 3 – tập II)

- 82 -

Bài “Hũ bạc của người cha” (TV 3 – tập I)

? Hãy tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này. Bài “Quà của bố” (TV 2 – tập I)

? Những từ nào, câu nào cho thấy các con rất thích những món quà của bố?

2.3.3.4 Bài tập tìm chi tiết thể hiện rõ nhất nội dung về hành động, ý nghĩ, tình cảm, phẩm chất của nhân vật và sự việc trong bài đọc.

Đây là những bài tập yêu cầu HS tìm các chi tiết thể hiện rõ nhất về hành động, ý nghĩ, tình cảm, phẩm chất của nhân vật hay của sự việc trong bài đọc. Dạng bài tập này tương đối khó đối với HS. GV nên hướng dẫn cho HS đọc thầm đoạn có chứa chi tiết cần tìm.

Ví dụ: Bài “Giọng quê hương” (TV 3 – tập I)

? Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương?

Bài “Người liên lạc nhỏ” (TV 3 – tập I)

? Hãy tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch.

2.3.3.5 Bài tập yêu cầu HS nắm vững những sự việc chính, những nội dung quan trọng nhất trong bài đọc bằng thao tác kể lại, tả lại

Thực hiện yêu cầu kể lại hoặc tả lại, HS sẽ phải đọc kỹ bài đọc để nắm vững được sự việc chính hay nội dung quan trọng nhất của bài.

Ví dụ : Bài “Phần thưởng” (TV 2 – tập I) ? Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na? Bài “Bác sĩ Sói ” (TV 2 – tập II)

? Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá?

Bài “Tôm Càng và Cá Con” (TV 2 – tập II) ? Kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con?

- 83 -

2.3.3.6 Bài tập rèn luyện cho học sinh khả năng suy luận

Bài tập rèn luyện cho HS khả năng suy luận tìm nguyên nhân xảy ra sự việc, thường mở đầu bằng câu hỏi “Vì sao?” Khi gặp các bài tập này, GV nên cho HS thảo luận tìm câu trả lời trong từng nhóm nhỏ. Khi thảo luận nhóm, HS có cơ hội được nêu ý kiến của mình, nghe ý kiến của các bạn, từ đó, tự hoàn thiện câu trả lời của mình.

Ví dụ: Bài “Ai có lỗi” (TV 3 – tập I) ? Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?

? Vì sao En-ri-cô hối hận muốn xin lỗi Cô-rét-ti? Bài: “Chiếc áo len” (TV 3 – tập I)

? Vì sao Lan dỗi mẹ? ? Vì sao Lan ân hận?

2.3.3.7 Bài tập rèn luyện cho học sinh biết cách đánh giá nhân vật trong các câu chuyện

Đây là những bài tập yêu cầu HS bình giá về tính cách của các nhân vật trong truyện. Dạng bài tập này đòi hỏi HS phải có cách nhìn, cách đánh giá chính xác về nhân vật thông qua các hành động, tính cách của nhân vật, thông qua các chi tiết có trong truyện.

Với dạng bài tập này, GV có thể cho nhiều HS phát biểu quan điểm của nình. Sau đó cho một HS khá giỏi tổng kết ý kiến của các bạn hoặc GV có thể giúp các em chốt ý kiến đúng.

* Đánh giá bằng cách tìm lời khen chê, tìm ra mặt tốt, mặt chưa tốt của nhân vật

Ví dụ: Bài “Bông hoa Niềm Vui” (TV 2 – tập I) ? Theo em, bạn Chi có đức tính gì đáng quý? Bài: “Tôm Càng và Cá Con” (TV 2 – tập II) ? Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen?

- 84 -

* Đánh giá nhân vật bằng cách cho học sinh trò chuyện với nhân vật, bàn luận về nhân vật

Ví dụ: Bài “Phần thưởng” (TV 2 – tập I)

? Em có nghĩ rằng, Na xứng đáng được phần thưởng không? Bài: “Bạn của Nai Nhỏ ” (TV 2 – tập I)

? Mỗi hành động của Nai Nhỏ nói lên một điểm tốt của bạn ấy? Em thích nhất điểm nào?

? Theo em, người bạn tốt là người như thế nào? Bài: “Thêm sừng cho ngựa” (TV 2 – tập I) ? Em hãy nói vài câu với Bin để Bin khỏi buồn. Bài: “Chim sơn ca và bông cúc trắng” (TV 2 – tập II) ? Em muốn nói gì với các cậu bé?

Bài: “Mít làm thơ” (TV2 – tập I) ? Hãy nói vài câu bênh vực cho Mít.

2.3.3.8 Bài tập rèn luyện cho HS biết đánh giá giá trị của truyện, biết khái quát nội dung chính của truyện

Bài tập rèn luyện cho HS biết đánh giá giá trị của truyện, biết khái quát nội dung chính của truyện bằng thao tác đặt lại tên cho truyện hoặc lựa chọn một tên gọi thể hiện đúng nhất ý nghĩa của truyện. Tên truyện thường được đặt theo tên nhân vật, tên sự việc được kể hoặc bằng ý nghĩa của câu chuyện. HS chọn tên và đặt tên khác cho câu chuyện phụ thuộc vào suy nghĩ và cách giải thích của HS. Mỗi HS có thể có những ý kiến và lời giải thích khác nhau. Ví dụ: Hãy đặt tên khác cho câu chuyện “Chuyện quả bầu”(TV2-tập II), “Chiếc áo len” (TV 3- tập I)

Bài: “Bác sĩ Sói” (TV 2 – tập II)

? Chọn tên khác cho truyện theo gợi ý dưới đây: - Sói và Ngựa

Một phần của tài liệu Dạy văn tích hợp trong môn tiếng việt ở lớp 2, lớp 3 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)