PHIẾU SỐ 1 Trƣờng Nhóm Tổng

Một phần của tài liệu Dạy văn tích hợp trong môn tiếng việt ở lớp 2, lớp 3 (Trang 104)

- 99 đọc bài trước lớp

4. Luyện đọc lại + Học

PHIẾU SỐ 1 Trƣờng Nhóm Tổng

Trƣờng Nhóm Tổng số HS Kết quả Giỏi Khá Trung bình Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % HHT TN 51 26 50,9 24 47 1 2,1 ĐC 55 18 32,7 32 58,2 5 9.1 Uy Nỗ TN 42 27 64,3 15 35,7 0 0 ĐC 40 14 35 23 57,5 3 7,5

- 105 - PHIẾU SỐ 2 PHIẾU SỐ 2 Trƣờng Nhóm Tổng số HS Kết quả Giỏi Khá Trung bình Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % HHT TN 52 24 46,2 28 53,8 0 0 ĐC 50 16 32 32 64 2 4 Uy Nỗ TN 41 24 58,5 16 39 1 2,5 ĐC 40 17 42,5 20 50 3 7,5 PHIẾU SỐ 3 Trƣờng Nhóm Tổng số HS Kết quả Giỏi Khá Trung bình Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % HHT TN 52 14 26,9 33 63,5 5 9,6 ĐC 50 3 9 33 66 14 28 Uy Nỗ TN 42 25 59,5 17 40,5 0 0 ĐC 42 16 38,1 22 52,4 4 9,5 3.5.2.2 Một số nhận xét rút ra từ kết quả thực nghiệm

Kết quả khảo sát đã cho chúng tôi khẳng định việc dạy tích hợp văn trong các phân môn của môn Tiếng Việt là một hướng đi đúng, bước đầu được GV và HS hào hứng đón nhận. Đây là điều kiện cơ bản để HS có thể học tốt môn Ngữ văn ở các cấp học trên.

- 106 -

Kết quả kiểm tra về mặt định lượng cho thấy việc dạy tích hợp văn trong các phân môn của môn Tiếng Việt có tác dụng phân hóa khá cao ở cả ba phiếu khảo sát. Theo con số thống kê tỷ lệ HS đạt loại khá giỏi tăng cao hơn ở lớp TN, trong khi tỷ lệ này ở lớp ĐC thấp hơn. HS trung bình trong các lớp TN thấp hơn các lớp ĐC. Nhận xét cụ thể ở từng phiếu khảo sát như sau:

- Phiếu số 1:

+ Câu 1: Ở lớp TN, 100% HS phát hiện đúng những nhân vật trong truyện “Bạn của Nai Nhỏ” gồm có: Nai Nhỏ và cha Nai Nhỏ. Còn với lớp ĐC, nhiều HS nhầm lẫn cho rằng bạn của Nai Nhỏ cũng là một nhân vật, một số ít HS khác lại nêu thêm cả Hổ và Dê Non. Thực ra bạn của Nai Nhỏ, Hổ hay Dê Non chỉ xuất hiện trong lời kể của Nai Nhỏ với cha mình. Việc HS nhầm lẫn nhân vật xuất hiện trong truyện với những nhân vật chỉ xuất hiện qua lời kể của các nhân vật trong truyện là khá phổ biến. Qua kết quả TN cho thấy HS ở những lớp TN đã bước đầu phân biệt khá chính xác. Việc xác định chính xác các nhân vật có trong truyện cũng góp phần giúp HS nắm vững cốt truyện và chủ động hơn trong khi kể chuyện. Từ việc nắm vững và xác định đúng các nhân vật có trong truyện, HS sẽ biết thay đổi giọng khi kể chuyện.

+ Câu 2: Với câu hỏi này, sự khác biệt về chất lượng câu trả lời giữa lớp TN và lớp ĐC rất rõ ràng. Hầu hết HS ở lớp TN có thể đưa ra lời khuyên của câu chuyện này một cách tổng quát: Không nên trêu chọc mà phải đối xử tốt với bạn bè, đặc biệt là các bạn gái. Em Hoàng Thu Hằng (Lớp 2A- Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám) trả lời: Câu chuyện này khuyên bạn bè trong lớp phải đối xử tốt với nhau. Đặc biệt là không được trêu chọc mà phải nhường nhịn các bạn nữ. HS lớp ĐC thì chỉ nêu được hành động cụ thể trong bài học, ví dụ như: Không nên giật tóc các bạn nữ; Không nên làm các bạn nữ khóc; Phải nhường các bạn nữ,…Số ít HS cũng nêu được bài học lời khuyên rút ra từ câu chuyện nhưng diễn đạt chưa được rõ ràng, lưu loát.

- 107 -

- Phiếu số 2:

Với lớp TN, HS đã biết liên tưởng đến một số hình ảnh của mùa thu:

mùa thu có hoa cúc vàng tươi, có màu xanh của cốm, có ngày Tết Trung thu mà trẻ em rất thích, ngày tựu trường của học sinh sau ba tháng nghỉ hè, thời tiết mát mẻ của mùa thu, mùi hoa sữa đặc trưng của mùa thu Hà Nội,…

Nhiều HS có thể nêu được từ hai đến ba hình ảnh và diễn đạt khá lưu loát suy nghĩ của mình. Còn HS ở lớp ĐC, chỉ số ít HS là đạt được yêu cầu này, những HS khác chỉ nêu được một hình ảnh và nêu ra dưới dạng liệt kê các từ, ví dụ như: hoa cúc, cốm, Tết Trung thu,…

HS Nguyễn Thu Nga ở lớp TN (Lớp 3C trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám) thích khổ thứ nhất và viết: Cả 4 khổ của bài thơ “Mùa thu của em” đều rất hay nhưng em thích khổ thơ này nhất. Em thích màu vàng của hoa cúc, màu vàng làm cho mùa thu thêm đẹp. Hoa cúc là loài hoa tượng trưng cho mùa thu, nhắc đến hoa cúc là nhớ đến mùa thu Ngoài ra, em còn thích cách so sánh của tác giả, tác giả đã so sánh những bông hoa cúc với những con mắt đang mở nhìn lên bầu trời. Còn nhiều em thích những khổ khác của bài thơ và cũng nêu được cảm xúc của mình với khổ thơ đó khá lưu loát.

- Phiếu số 3:

+ Câu hỏi thứ nhất yêu cầu HS tự tìm và sắp xếp các từ chỉ sự vật trong đêm Trung thu theo các nhóm mà GV đưa ra: đồ chơi, bánh kẹo, hoa quả,… Số lượng từ mà HS lớp TN đưa ra được nhiều và chính xác hơn ở lớp ĐC. Ví dụ như học sinh Nguyễn Hà Linh ở lớp TN (Lớp 3I trường Tiểu học Uy Nỗ) nêu được rất nhiều từ thuộc các nhóm: đồ chơi (trống, đèn ông sao, đèn lồng, đèn cù, mặt nạ), bánh kẹo (bánh nướng, bánh dẻo, kẹo gôm, bánh cốm), hoa quả (bưởi, hồng ngâm, đu đủ, xoài). Những HS khác trong lớp này cũng nêu được ít nhất là hai từ cho mỗi nhóm từ mà GV yêu cầu. Còn ở lớp ĐC (Lớp 3B trường Tiểu học Uy Nỗ), HS nêu được ít từ hơn và một số HS nêu từ chưa

- 108 -

được chính xác. Một số HS của lớp này đã tìm nhầm từ các nhóm: đồ chơi

(múa sư tử, rước đèn).

+ Còn với yêu cầu thứ hai, kể tên những thiếu niên anh hùng mà em biết thì cũng tương tự như với câu hỏi thứ nhất. Với lớp TN, nhiều HS nêu được tên hai, ba thiếu niên anh hùng, thậm chí có em nêu được tên bốn thiếu niên anh hùng. Cũng có vài HS chỉ nêu được một thiếu niên anh hùng là Kim Đồng. Tuy nhiên, một số HS lớp ĐC còn để trống ở câu hỏi thứ hai, không ghi được tên thiếu niên anh hùng nào và duy nhất là em Nguyễn Văn Hùng kể được tên ba thiếu niên anh hùng.

Qua quan sát trực tiếp các giờ dạy thử nghiệm và lấy ý kiến thăm dò từ GV và HS, chúng tôi cũng đã thu được thông tin sau:

- HS hứng thú với tiết học, tham gia nhiệt tình, sôi nổi vào các hoạt động của tiết học. Đặc biệt với việc dạy tích hợp văn trong các phân môn của môn Tiếng Việt năng lực văn của các em được nâng lên rõ rệt.

- Trong tiết Kể chuyện, hầu hết HS nắm được tình tiết chính và nội dung của truyện. HS dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể được nội dung đoạn 1, 2 của câu chuyện và kể lại được nội dung đoạn 3 bằng lời của mình. HS biết dựng lại câu chuyện theo vai, giọng kể tự nhiên, phù hợp với nội dung truyện. Khi kể HS biết giao tiếp với người nghe, kể lôi cuốn, hấp dẫn, nói tự tin, mạch lạc. HS hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Không nên trêu chọc mà phải đối xử tốt với bạn bè, đặc biệt là các bạn gái.

- Tiết Tập đọc “Mùa thu của em”, các em học hào hứng hiểu nhanh nội dung của bài: Mùa thu có vẻ đẹp riêng và gắn với kỉ niệm năm học mới. Tình cảm yêu mến mùa thu của các bạn nhỏ. Các em có ấn tượng về vẻ đẹp của mùa thu và có tình cảm yêu mến mùa thu. Các em nhận biết và thấy được giá trị và vẻ đẹp của bài thơ khi có sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Khi hiểu được sâu sắc nội dung của bài, HS phát hiện chính xác giọng đọc của bài:

- 109 -

- Thực hiện bài tập 1 của tiết Luyện từ và câu, HS huy động được vốn từ phong phú từ thực tế cuộc sống và các bài học trước. Do được các thầy cô định hướng gợi ý, HS tìm được rất nhiều từ theo yêu cầu của chủ điểm. Với cách dạy như vậy HS sẽ phát triển năng lực liên tưởng, biết huy động vốn hiểu biết liên môn và vốn kiến thức từ thực tế cuộc sống để tập hợp từ theo hệ thống.

- Kết quả TN đã chứng tỏ ưu thế của các biện pháp dạy văn tích hợp trong các phân môn của môn Tiếng Việt cho HS. Trong một chừng mực nhất định, kết quả TN có thể được coi là một trong những căn cứ góp phần khẳng định dạy tích hợp văn trong các phân môn của môn Tiếng Việt cho HS là một hướng đi đúng, góp phần nâng cao chất lượng học môn TV cho HS lớp 2, lớp 3 và chất lượng giáo dục nói chung.

- 110 -

Một phần của tài liệu Dạy văn tích hợp trong môn tiếng việt ở lớp 2, lớp 3 (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)