Giúp học sinh nhận biết và thấy giá trị của các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa) được sử dụng trong các bài thơ, bài văn

Một phần của tài liệu Dạy văn tích hợp trong môn tiếng việt ở lớp 2, lớp 3 (Trang 66)

- Nhận biết người kể chuyện, người dẫn chuyện trong mỗi câu chuyện Phân biệt người dẫn chuyện với nhân vật của truyện bằng thao tác

2.2.6 Giúp học sinh nhận biết và thấy giá trị của các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa) được sử dụng trong các bài thơ, bài văn

(so sánh, nhân hóa) được sử dụng trong các bài thơ, bài văn

Chương trình Luyện từ và câu đã dành phần lớn thời gian các tiết học ở lớp 3 để cho HS biết thế nào là so sánh, mô hình cấu trúc của so sánh, các kiểu so sánh, giá trị tạo hình ảnh mới khi dùng phép so sánh; thế nào là nhân hóa, các cách nhân hóa, giá trị tạo hình ảnh mới, cách nhìn mới khi dùng phép nhân hóa.

Trong văn bản nghệ thuật ở phân môn Tập đọc, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa thường được nhà thơ, nhà văn sử dụng rất đa dạng, linh hoạt. Việc tìm ra các đối tượng so sánh, nhân hóa, giá trị khi dùng phép tu từ so sánh, nhân hóa sẽ giúp HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài học. Đồng thời GV khơi gợi cho các em khả năng nắm bắt, tiếp nhận đối tượng miêu tả bằng con đường tình cảm, cảm xúc của mình. Muốn vậy phải cho HS liên tưởng đến những gì gắn bó, gần gũi thật sự làm rung động trái tim của các em, gợi được nhu cầu hứng thú của các em về đối tượng đó.

- 67 -

Với HS Tiểu học, phát hiện được các biện pháp nghệ thuật đã khó, để hiểu được dụng ý của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó càng khó hơn. GV cần cung cấp cho HS hệ thống kiến thức chắc chắn về các biện pháp tu từ.

Ví dụ: Bài “Cây gạo” (TV3- tập II) là một bài văn tiêu biểu cho việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh. Với cách sử dụng hai biện pháp nghệ thuật này, bài thơ vừa gần gũi, vừa tạo được sự hứng thú cho HS khi học.

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng tượng được. Ngày hội mùa xuân đấy!

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Theo Vũ Tú Nam

Nhưng để HS lớp 3 có khả năng cảm nhận được cái hay cái đẹp của việc sử dụng ngôn từ, GV không thể hỏi: trong bài văn, tác giả đã sử dụng

biện phápnghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em cảm nhận được vẻ đẹp gì của cây gạo? Mà phải hỏi cụ thể: trong bài văn tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh, nhân hóa nào? Cách so sánh nhân hóa đó giúp em cảm nhận được vẻ đẹp như thế nào của cây gạo?

Bằng kiến thức đã học về biện pháp nhân hóa trong phân môn Luyện từ và câu, kết hợp với những hiểu biết thực tế, HS sẽ hình dung tưởng tượng ra

- 68 -

vẻ đẹp của cây gạo với hoạt động, dáng vẻ, suy nghĩ như con người: “cây gọi đến bao nhiêu là chim”, “sừng sững như một tháp đèn khổng lồ”, “chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư”,…

Và rất dễ dàng, HS sẽ nói được vẻ đẹp của cây thật sinh động, sống động. Tác giả tả cây mà thấu hiểu như tả một con người. Tương tự, từ hiểu biết về biện pháp so sánh, HS sẽ tìm ra các hình ảnh so sánh trong bài văn:

Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh…

Từ hình dung tưởng tượng về tháp đèn khổng lồ, về hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi và hàng ngàn ánh nến trong xanh, HS sẽ thấy hình ảnh cây gạo qua miêu tả trở nên lung linh huyền ảo, đẹp rực rỡ. Tổng hợp hiểu biết của HS, GV sẽ khái quát được tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh.

Như vậy qua một ví dụ cụ thể, chúng tôi muốn nhấn mạnh: để dạy những nội dung trừu tượng cho HS lớp 2, lớp 3, GV không thể dùng những thuật ngữ, từ ngữ có nội dung khái quát ( biện pháp nghệ thuật, hiệu quả tu từ…) mà phải dùng những từ ngữ quen thuộc trong câu hỏi hướng dẫn HS cảm thụ văn .

Sau đây là một số câu hỏi thuộc dạng này:

Tìm những từ ngữ tả hoạt động ,tình cảm của cái trống. Cách dùng từ ngữ ấy có gì hay” ( Cái trống trường em TV2- tập I- tr45).

Em thích những hình ảnh so sánh nào? Vì sao? ( Cây dừa TV2- tập II- tr88).

Vì sao quê hương được so sánh với mẹ? Cách so sánh này giúp em có suy nghĩ gì về quê hương” ( Quê hương TV3- tập I -tr79)....

- 69 -

Một phần của tài liệu Dạy văn tích hợp trong môn tiếng việt ở lớp 2, lớp 3 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)