thể loại truyện trước hết là yêu cầu HS đọc hệ thống câu hỏi (bất kì một truyện đọc nào HS học cũng có câu hỏi về nhân vật) và trả lời được các câu hỏi gợi ý của GV.
- Nhận biết nhân vật bằng hoạt động hướng dẫn HS kể chuyện theo nhân vật. nhân vật.
Hoạt động này đòi hỏi GV phải hướng dẫn HS khi quan sát tranh minh họa từng đoạn của câu chuyện phải nhận biết bức tranh vẽ ai? (nhân vật trong truyện) đang ở đâu? đang làm gì? nói gì?
Sau khi hướng dẫn HS nhận biết nhân vật, GV cần hướng dẫn HS phân biệt đặc điểm, tính cách của các nhân vật bằng cách đọc hoặc kể phân biệt theo giọng nói của các nhân vật. Và kèm theo thể hiện giọng nói, HS biết tìm vẻ mặt, cử chỉ, hành động của nhân vật cho phù hợp. Các hoạt động này giúp HS ý thức được nét riêng của mỗi nhân vật.
Với HS lớp 2, lớp 3, GV chỉ cần thông qua các biện pháp nhẹ nhàng như trên là HS biết xác định nhân vật chính trong câu chuyện, biết đánh giá nhân vật từ hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
Ví dụ: Bài tập đọc “Bím tóc đuôi sam” (TV2- tập I), khi đọc cần thay đổi giọng giữa giọng của các nhân vật. Hơn nữa, ngay cả giọng đọc của cùng một nhân vật cũng phải thay đổi cho phù hợp với nội dung của bài: lời của Tuấn ở đoạn 2 thì đọc với giọng tinh nghịch, còn ở đoạn 4 đọc với giọng hối hận, chân thành.
Ví dụ: Bài tập đọc “Bím tóc đuôi sam” (TV2- tập I), khi đọc cần thay đổi giọng giữa giọng của các nhân vật. Hơn nữa, ngay cả giọng đọc của cùng một nhân vật cũng phải thay đổi cho phù hợp với nội dung của bài: lời của Tuấn ở đoạn 2 thì đọc với giọng tinh nghịch, còn ở đoạn 4 đọc với giọng hối hận, chân thành.
đọc phân vai hoặc kể phân vai. Thao tác này được thực hiện nhiều lần, HS sẽ không bao giờ quên sự có mặt của người dẫn chuyện trong mỗi câu chuyện.