- Nhận biết người kể chuyện, người dẫn chuyện trong mỗi câu chuyện Phân biệt người dẫn chuyện với nhân vật của truyện bằng thao tác
2.2.3 Giúp học sinh biết vai trò của tên văn bản
Có thể nói tên văn bản như một tấm biển chỉ đường định hướng người đọc tìm hiểu nội dung văn bản. Tên văn bản có thể gợi ý về nội dung chính, chủ đề, ý nghĩa của văn bản. Để giúp HS biết vai trò của tên văn bản, thể loại truyện, biện pháp hiệu quả nhất, được sách TV sử dụng là cho HS thực hành
- 63 -
đặt tên khác cho văn bản theo cách hiểu của từng em, hoặc lựa chọn trong những tên văn bản đã cho trước, tên nào phù hợp nhất với nội dung văn bản. Thông qua hoạt động thực hành này các em nắm vững hơn về nội dung văn bản cần tìm hiểu.
Ví dụ, khi hướng dẫn HS đặt tên cho câu chuyện về người có tài, (về người trí thức, về người có khiếu hài hước), GV yêu cầu các em có thể đặt tên cho câu chuyện bằng tên của nhân vật hoặc bằng sự việc được kể hoặc bằng ý nghĩa của câu chuyện kể. Một số bài tập đọc kể chuyện trong chương trình TV lớp 2, lớp 3 được đặt tên theo nhân vật có trong truyện, ví dụ như “Hai Bà Trưng”, “Bác sĩ Y-éc-xanh”, “Nhà bác học và bà cụ”. Bài “Mồ Côi xử kiện” , “Tìm ngọc”,… được đặt tên theo sự việc chính của câu chuyện. Ngay các cách đặt tên cho các đoạn trích là các bài học của các em trong chương trình TV cũng đã giúp các em có được định hướng để có thể tự đặt tên hoặc chọn tên khác cho truyện.
Ví dụ: Sau khi học xong bài tập đọc “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” (TV2 – tập II), câu hỏi thứ 5 có yêu cầu HS: Chọn một tên khác cho câu chuyện theo gợi ý dưới đây:
a. Gặp nạn mới biết ai khôn. b. Chồn và Gà Rừng.
c. Gà Rừng thông minh.
Bài Tập đọc Nắng phương Nam (TV3- tập I- tr95) cũng có câu hỏi: Chọn thêm một tên khác cho truyện.
a) Câu chuyện cuối năm b) Tình bạn
c) Cành mai Tết
Các tên gọi đã cho ở phần gợi ý thực ra đều có thể dùng làm tên của câu chuyện, vì đó là các tên theo nhân vật hoặc sự việc chính có trong câu
- 64 -
chuyện. Việc HS lựa chọn tên nào trong ba tên trên ( hoặc chọn tên khác) làm tên của câu chuyện phụ thuộc vào suy nghĩ và cách giải thích của từng em. Với dạng bài tập này, GV có thể cho nhiều HS nêu ý kiến của mình. Trên cơ sở đó sẽ giúp HS biết cách đặt tên cho những câu chuyện khác mà không cần gợi ý.
Bên cạnh hoạt động đặt tên cho văn bản là hoạt động đặt tên cho từng đoạn văn bản.
Hoạt động này có thể thông qua hình thức hướng dẫn cho HS biết đặt tên cho mỗi bức tranh (trước khi kể lại từng đoạn của câu chuyện) rồi kể lại câu chuyện. Mỗi bức tranh trong nội dung bài học Tập đọc- Kể chuyện (TV2) thường tương ứng với một đoạn nội dung. Vì thế khi đặt tên cho mỗi bức tranh đòi hỏi HS phải hiểu được ý cơ bản của đoạn, biết phân đoạn văn bản. Ví dụ khi dạy cho HS kể lại nội dung câu chuyện Bà cháu trong tiết Tập đọc- Kể chuyện (TV2- tập I- tr87), GV cần hướng dẫn cho HS nói được tên của các bức tranh:
Bức tranh 1: Ba bà cháu vui vẻ đầm ấmvà hạt đào cô tiên cho. Bức tranh 2:Bà mấtvà cây đào cho trái vàng, trái bạc.
Bức tranh 3:Giàu có nhưng buồn bã vì nhớ bà.
Bức tranh 4: Bà cháu xum họp, nghèo khổ nhưng ấm áp tình thương.
Dựa vào tên của mỗi bức tranh, các em hiểu ý cơ bản của đoạn, tiến tới kể được toàn bộ câu chuyện.
Văn bản bao giờ cũng bao gồm các đoạn, có đoạn giới thiệu, đoạn nội dung, đoạn kết thúc. HS ý thức và nhận diện được đơn vị đoạn trên văn bản khi thực hiện các thao tác: đọc nối tiếp đoạn, đọc thầm đoạn rồi trả lời câu hỏi, xác định giọng đọc cho mỗi đoạn sao cho phù hợp với nội dung, tập kể lại từng đoạn của câu chuyện trong nhóm nhỏ, đặt tên cho đoạn (hoặc cho mỗi bức tranh thể hiện nội dung một đoạn của câu chuyện) rồi tập kể.
- 65 -
Ví dụ: Trong bài tập đọc “Ngôi trường mới” (TV2 – tập I) yêu cầu HS: 1. Tìm đoạn văn ứng với từng nội dung sau:
a. Tả ngôi trường từ xa. b. Tả lớp học.
c. Tả cảm xúc của học sinh dưới mái trường mới.
2. Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của ngôi trường.
3. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có những gì mới?
Khi GV hướng dẫn HS tìm được đoạn văn ứng với mỗi yêu cầu của câu hỏi thứ nhất cũng là thao tác giúp HS nhận ra nội dung chính của từng đoạn. Câu hỏi thứ nhất chính là gợi ý giúp HS thực hiện tiếp yêu cầu của hai câu hỏi còn lại.