Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, đánh giá kết quả thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Dạy văn tích hợp trong môn tiếng việt ở lớp 2, lớp 3 (Trang 92)

3.1 Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính đúng đắn và khả thi của giả thuyết khoa học. Thông qua thực nghiệm để xác nhận giá trị khoa học và thực tiễn của những biện pháp dạy văn tích hợp trong dạy TV cho HS lớp 2, lớp 3.

Thực nghiệm sư phạm còn nhằm thu nhận những kết quả từ sự phản hồi của GV và HS để khắc phục những bất cập đồng thời điều chỉnh, bổ sung các giải pháp sư phạm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực văn cho HS khi dạy các phân môn TV.

3.2 Phƣơng pháp thực nghiệm

- Sử dụng phương pháp điều tra , khảo sát tình hình thực tế dạy học văn trong môn TV bằng cách trao đổi ,lấy ý kiến của GV đang trực tiếp đứng lớp. - Xây dựng giáo án dạy thực nghiệm, thống nhất giáo án dạy thực nghiệm với GV dạy; dự giờ rút kinh nghiệm cùng GV dạy sau mỗi tiết dạy.

- Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, đánh giá kết quả thực nghiệm. thực nghiệm.

3.3 Đối tƣợng, địa bàn và thời gian thực nghiệm

3.3.1 Đối tượng thực nghiệm

Để kết quả thực nghiệm mang tính khách quan chúng tôi chọn GV dạy thực nghiệm và dạy đối chứng tương đương nhau về trình độ, năng lực, kinh nghiệm giảng dạy. Đồng thời chúng tôi chọn hai lớp HS ở mỗi khối lớp trong một trường có trình độ học lực ngang nhau để dạy thực nghiệm và đối chứng.

3.3.2 Địa bàn thực nghiệm

Chúng tôi chọn địa bàn thực nghiệm ở hai địa phương khác nhau. Một trường ở nội thành Hà Nội (trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám) và một trường

- 93 -

ở vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội( trường Tiểu học Uy Nỗ). Lựa chọn hai vùng địa bàn này chúng muốn đối chiếu năng lực học của HS thành phố và nông thôn để kiểm chứng tính khoa học và thực tiễn của những giải pháp mà luận văn đã đề xuất.

3.3.3 Thời gian thực nghiệm

Kì II năm học 2011-2012 và kì I năm học 2012-2013.

3.4 Thiết kế giáo án thực nghiệm

3.4.1 Lựa chọn bài dạy thực nghiệm và định hướng thiết kế giáo án

Dựa theo đặc trưng của từng phân môn, chúng tôi chọn ba tiết dạy thực nghiệm sau:

- Tiết Tập đọc

- Tiết Luyện từ và câu - Tiết Kể chuyện

Với tiết Tập đọc, chúng tôi tập trung vào nhiệm vụ bồi dưỡng vốn sống, bồi dưỡng tâm hồn nhân cách cho các em. Đồng thời chúng tôi cũng chú ý rèn kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng đọc thể hiện sự cảm hiểu của mình bằng ngữ điệu.

Với tiết Luyện từ và câu, chúng tôi cố gắng làm rõ hoạt động mở rộng vốn từ thực chất là hoạt động huy động vốn sống, bổ sung vốn sống cho các em. Tiết Mở rộng vốn từ thành công phải phát huy được khả năng liên tưởng tưởng tượng, hệ thống hóa vốn từ cho các em. Đây là những năng lực rất cần thiết cho hoạt động cảm hiểu văn chương của các em.

Với tiết Kể chuyện, chúng tôi lại hướng vào nhiệm vụ rèn cho HS các kĩ năng giao tiếp. Vì thế cần tạo môi trường giao tiếp thuận lợi để các em hào hứng kể; kể tự nhiên và sinh động…

3.4.2 Giáo án thực nghiệm

- 94 -

Tuần 4: BÍM TÓC ĐUÔI SAM

MỤC TIÊU

* Rèn kĩ năng nói:

- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể được nội dung đoạn 1,2 của câu chuyện.

- Nhớ và kể lại được nội dung đoạn 3 bằng lời của mình.

- Bước đầu biết dựng lại câu chuyện theo vai; giọng kể tự nhiên, phù hợp với nội dung truyện.

* Rèn kĩ năng nghe:

- Biết lắng nghe bạn kể chuyện và nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

* Rèn kĩ năng về văn:

- Giúp học sinh nhận biết về nhân vật, cốt truyện, các vai khi kể chuyện. - Biết giao tiếp với người nghe; nói tự tin, mạch lạc.

ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh trong SGK phóng to, đồ dùng sắm vai.

NỘI DUNG BÀI DẠY A. Kiểm tra bài A. Kiểm tra bài

Bạn của Nai Nhỏ

- 3 học sinh phân vai kể lại câu chuyện. - 1 học sinh kể toàn bộ câu chuyện.

? Qua câu chuyện này, con hiểu thế nào là người bạn tốt? - Học sinh và giáo viên nhận xét.

- Giáo viên cho điểm.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài - GV: Ở tiết tập đọc đầu tuần chúng ta đã được học bài “Bím tóc đuôi sam”. Tiết kể chuyện hôm nay, cô và cả lớp “Bím tóc đuôi sam”. Tiết kể chuyện hôm nay, cô và cả lớp sẽ cùng nhau tập kể lại câu chuyện này.

- 95 - 2.Hƣớng dẫn 2.Hƣớng dẫn học sinh kể chuyện a. Hƣớng dẫn kể đoạn 1, 2 - Hướng dẫn HS nhận biết nhân vật trong truyện -Hướng dẫn HS các kĩ năng giao tiếp

* Bài tập 1: Học sinh đọc yêu cầu. - GV treo tranh (tranh SGK phóng to) ? Bài tập 1 có mấy bức tranh? (2 tranh)

? Hai bức tranh minh họa cho đoạn mấy của câu chuyện? (Đoạn 1, 2)

? Hai bức tranh vẽ những ai? (Tuấn và Hà) - Tranh 1: Hà có bím tóc như thế nào?

(Hà có bím tóc đuôi sam rất đẹp)

- Tranh 2: Tuấn đã trêu chọc Hà như thế nào?

(Tuấn nắm bím tóc của Hà và kéo làm cho Hà ngã phịch xuống đất.)

- GV đưa ra tiêu chí khi kể chuyện: Đúng nội dung truyện, lời kể rõ ràng, mạch lạc,hướng tới người nghe.

- 2 HS kể nối tiếp 2 đoạn trước lớp - GV và HS nhận xét.

- HS tập kể cho nhau nghe theo nhóm 2 (thời gian 3 phút) - 2-> 3 nhóm chỉ tranh kể trước lớp.

* GV chốt: Qua bài tập 1, dựa vào 2 bức tranh, các con đã được luyện kể rõ ràng mạch lạc đoạn 1 và đoạn 2 của truyện. Bây giờ chúng mình cùng nhau thực hiện tiếp yêu cầu của bài tập 2.

b. Hƣớng dẫn kể đoạn 3 bằng kể đoạn 3 bằng lời của mình

Hướng dẫn HS

* Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu

- GV: Bài tập yêu cầu chúng ta kể lại cuộc gặp gỡ giữa bạn Hà và thầy giáo bằng lời của mình, không dùng toàn bộ từ ngữ trong bài. Có thể dùng từ, nói câu và diễn đạt theo ý mình. Lưu ý khi kể kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ để phần kể của mình thêm hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Dạy văn tích hợp trong môn tiếng việt ở lớp 2, lớp 3 (Trang 92)