- 3 7 + Lớp 2: Cảm ơn, xin lỗi – Tuần
2.1.2 Bồi dưỡng vốn sống gián tiếp thông qua các văn bản
Bồi dưỡng vốn sống thông qua sách vở, cụ thể là thông qua các văn bản được trích dẫn trong SGK TV là cách bồi dưỡng gián tiếp. Từ nội dung văn bản các em hình dung tưởng tượng ra cuộc sống thực với các hoạt động, tính chất đa dạng, sinh động của nó. Để tạo điều kiện cho HS tiếp xúc với nhiều mảng hiện thực của cuộc sống, SGK TV theo chương trình hiện hành đã xây dựng theo hai trục: chủ điểm và kĩ năng. Trong đó, chủ điểm được lấy làm khung cho cả cuốn sách. Ở SGK TV lớp 2 và SGK TV lớp 3 các chủ điểm được sắp xếp theo thứ tự từ gần đến xa, từ dễ đến khó.
SGK TV lớp 2 bao gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm. Các chủ điểm xoay quanh bốn mảng hiện thực lớn: Gia đình, Nhà trường, Thiên nhiên và xã hội, nhưng được chia nhỏ hơn, dạy trong khoảng thời gian từ một đến ba tuần cho phù hợp với đặc điểm của HS. HS Tiểu học chưa có khả năng tập trung suy nghĩ và duy trì lâu hứng thú vào một vấn đề. Chủ điểm Nhà trường được tách thành bốn chủ điểm nhỏ: Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô. Chủ điểm Gia đình được chia nhỏ thành: Ông bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn trong nhà. Chủ điểm Thiên nhiên gồm năm chủ điểm nhỏ: Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối. Chủ điểm Xã hội có hai chủ điểm nhỏ: Bác Hồ và Nhân dân.
- 51 -
SGK TV lớp 3 tiếp tục giới thiệu với các em về các chủ điểm trên kỹ hơn. Mở đầu tập một là những chủ điểm gần gũi với trẻ như thiếu nhi (Măng non), gia đình (Mái ấm), trường học (Tới trường). Tiếp đó là những chủ điểm liên quan đến cộng đồng xã hội quanh các em, từ làng quê, phố phường nơi các em sinh sống (Cộng đồng) đến quê hương bản quán (Quê hương) và các vùng miền, các dân tộc anh em trên đất nước ta (Bắc – Trung – Nam; Anh em một nhà; Thành thị và nông thôn). Sang Học kỳ II, HS được làm quen với các lĩnh vực hoạt động của con người trong xã hội, từ chiến đấu (Bảo vệ Tổ quốc) đến các hoạt động khuyến học (Sáng tạo), văn hóa (Nghệ thuật, Lễ hội), thể thao (Thể thao). Cuối năm học, tầm bao quát của chủ điểm được nâng lên bước nữa. Qua chủ điểm Ngôi nhà chung, HS bước đầu có những hiểu biết về bạn bè quốc tế và những vấn đề đang là mối quan tâm chung của mọi người (giữ lấy cuộc sống thanh bình dưới mái nhà chung – trái đất). Khép lại chương trình TV lớp 3 là chủ điểm Bầu trời và mặt đất với ước mơ chinh phục thiên nhiên vì hạnh phúc của con người.
Điểm qua hệ thống chủ điểm được biên soạn trong SGK TV lớp 2 và lớp 3, chúng ta dễ dàng nhận thấy hiện thực khách quan đưa vào chương trình Tiểu học ở các lớp đầu cấp vừa gần gũi vừa mới mẻ, đa dạng và sinh động. Qua các chủ điểm, đặc biệt là qua các bài đọc, sách đem đến cho HS những kiến thức bổ ích và lí thú về một lĩnh vực của đời sống. Để khơi gợi hứng thú học tập và bồi dưỡng vốn sống cho các em đạt hiệu quả, GV cần tổ chức các hoạt động tiếp xúc với các văn bản thuộc các chủ điểm như tổ chức hoạt động của một hành trình du lịch dài lí thú, hấp dẫn mà mỗi bài học thuộc một chủ điểm là điểm dừng chân để chiêm nghiệm, tiếp nhận. Tiếp xúc với các văn bản thuộc các chủ điểm, thông qua môn TV các em sẽ tăng khả năng tiếp nhận lên nhiều lần. “Từ đây các em biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ của tự nhiên, xã hội, biết giao tiếp với thế giới bên
- 52 -
trong của người khác, hiểu tư tưởng tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các văn bản văn chương các em không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn.” [21;tr33]. Hiện nay, chương trình TV ở Tiểu học cũng đã chú trọng đến việc bồi dưỡng vốn sống, kĩ năng thực hành cho HS. Thông qua một số bài tập đọc: Thời khóa biểu, Mục lục sách, Thời gian biểu, Bưu thiếp, Nhắn tin, Danh sách học sinh,… (TV Lớp 2), Đơn xin vào Đội, Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”,… (TV Lớp 3) và các yêu cầu trong một số tiết Tập làm văn: viết bưu thiếp, viết nhắn tin, viết thư, viết đơn xin vào Đội, viết biên bản cuộc họp,…để HS mở rộng sự hiểu biết và biết cách viết một số loại văn bản hành chính phù hợp với trình độ và thiết thực với đời sống
Mỗi một phân môn của môn TV có vị trí riêng trong khả năng hướng dẫn HS tìm hiểu các chủ điểm, tích lũy vốn sống.
Tập đọc và Kể chuyện là hai phân môn thể hiện chủ điểm trực tiếp nhất, có điều kiện bồi dưỡng vốn sống tốt nhất. Các bài tập đọc dù là thơ hay truyện kể, văn bản miêu tả hay văn bản khoa học, văn bản hành chính hay thư từ,… đều có nội dung phù hợp với chủ điểm trong tuần, thể hiện sinh động các mảng của hiện thực khách quan trong từng chủ điểm. Các câu hỏi tìm hiểu bài cũng nhằm khơi gợi óc suy luận tưởng tượng làm cho HS hiểu chủ điểm sâu hơn, chắc hơn. Phân môn Kể chuyện bao giờ cũng yêu cầu HS kể lại câu chuyện mới học trong bài tập đọc do đó cũng liên quan trực tiếp đến chủ điểm, giúp HS tìm hiểu chủ điểm kĩ hơn.
Ngoài việc được nghe chuyện, kể chuyện, HS còn được tìm hiểu ý nghĩa của truyện. Phần lớn các câu hỏi nhằm tìm hiểu nội dung, ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa giáo dục, nhưng cũng có một số câu hỏi nhằm tìm hiểu giá trị nghệ thuật, phát hiện các yếu tố thẩm mĩ trong truyện kể.
- 53 -
Khi kể chuyện, HS được GV rèn kĩ năng nói trước đông người, lời nói gãy gọn mạch lạc. HS sẽ dần hoàn thiện và có kĩ năng giao tiếp sao cho người nghe cảm thấy hứng thú, ý thức được cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ.
Ví dụ như ở lớp 2, chủ điểm “Bạn bè” (Tuần 3,4) các bài tập đọc của hai tuần đều nói về các khía cạnh khác nhau của tình cảm bạn bè. Câu chuyện “Bạn của Nai Nhỏ” giúp HS hiểu thế nào là một người bạn tốt. Bài thơ “Gọi bạn” ca ngợi tình bạn gắn bó keo sơn giữa Bê Vàng và Dê Trắng. Ngược lại, mẩu chuyện “Bím tóc đuôi sam” lại phê bình cách đùa dai của Tuấn với Hà. Truyện vui “Mít làm thơ” kể lại một tình huống hiểu lầm ngộ nghĩnh giữa những người bạn cùng trang lứa. Những bài văn miêu tả hoặc văn bản thông thường chọn dạy trong hai tuần này cũng gắn với đề tài tình bạn. Đoạn văn “Trên chiếc bè” trích từ thiên truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” ghi lại chuyến ngao du thiên hạ, gặp gỡ bao nhiêu là bạn mới của đôi bạn Dế Mèn và Dế Trũi. Bài tập đọc “Danh sách học sinh tổ 1 lớp 2A” ngoài mục đích giới thiệu cách lập danh sách HS còn dạy HS quan tâm đến bạn bè cùng lớp, cùng tổ.
Còn ở lớp 3, trong tuần mở đầu chủ điểm Cộng đồng (Tuần 7-TV3 tr54,55) có bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường kể chuyện đám trẻ mải chơi bóng suýt bị tai nạn sau đó lại gây tai nạn cho cụ già,… Điều này khiến lũ trẻ ân hận. Trong các câu hỏi tìm hiểu bài, có câu hỏi thứ tư “Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra.” vừa có mục tái hiện chi tiết trong truyện vừa định hướng suy nghĩ cho HS, chuẩn bị cho sự xuất hiện của câu hỏi thứ năm: “Câu chuyện muốn nói với em điều gì?” Đây là câu hỏi suy luận, giúp HS tìm ra ý nghĩa giáo dục, ý thức cộng đồng ẩn trong câu chuyện này. Sau khi tập đọc và tìm hiểu bài, HS được hướng dẫn để kể lại một đoạn của câu chuyện trên bằng lời của nhân vật. Như vậy, các em vừa được rèn kĩ năng nhập vai kể chuyện vừa thông qua cái nhìn của nhân vật mà hiểu sâu hơn vấn đề câu chuyện đặt ra. Các bài tập đọc cùng chủ điểm như
- 54 -
truyện ngụ ngôn “Lừa và ngựa”, bài thơ “Bận”, mỗi bài nêu một khía cạnh, giúp HS hình dung được cuộc sống cộng đồng và trách nhiệm của mỗi người trong cộng đồng.
Hệ thống câu hỏi cuối mỗi bài giúp HS nắm được nội dung của bài học, phát hiện các từ quan trọng, những từ mới cần giải nghĩa, phát hiện các hình ảnh, chi tiết có giá trị tiêu biểu, hiểu được nội dung, ý nghĩa, lời khuyên của bài. Có những bài là trích đoạn của các tác phẩm lớn nhưng hệ thống câu hỏi khai thác bài phù hợp với trình độ nhận thức của từng khối lớp. Qua đó, HS hiểu được chất văn chứa đựng trong mỗi tác phẩm. Để đáp ứng được yêu cầu này, hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài mà SGK biên soạn bao gồm cả những câu hỏi tái hiện (yêu cầu thuật lại câu chữ, hình ảnh, chi tiết,… trong bài học) lẫn câu hỏi suy luận (yêu cầu phán đoán, phân tích, tổng hợp, nêu ý kiến riêng,…) với tỉ lệ thích hợp. Ở lớp 2, lớp 3, do đối tượng HS còn nhỏ nên số lượng câu hỏi tái hiện nhiều hơn câu hỏi suy luận. Cách đặt câu hỏi suy luận cũng giản dị, dễ hiểu.
Có thể nói các câu hỏi trong giờ Tập đọc hướng dẫn HS đặt vị trí của mình trong vai của tác giả để quan sát chính là giúp HS thâm nhập cuộc sống mà tác giả đã trải nghiệm và giới thiệu. HS được diễn đạt, bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc của mình khi trả lời các câu hỏi và bài tập. Hoặc các câu hỏi trong phân môn Kể chuyện nhằm mục đích rút ra bài học sau khi nghe chuyện; thu hoạch về ý nghĩa nhân văn của câu chuyện, chính là hoạt động bồi dưỡng năng lực văn cho các em.
Những bài Tập đọc thuộc phong cách văn chương không chỉ nhằm mục đích cho HS thấy được bài văn đã ghi chép hiện thực gì mà trước hết phải thấy bài văn là kết quả của một hành động tự nhận thức, nơi bộc lộ những tình cảm, thái độ của nhà văn trước hiện thực. Khi học bài tập đọc “Cây đa quê hương”, “Cây gạo”, HS không chỉ thấy những cây này khác nhau như thế nào
- 55 -
mà quan trọng là thấy được tác giả đã chất chứa vào đó bao nhiêu tình yêu, cảm xúc với cây, với đời, với quê hương đất nước. Qua bài tập đọc “Mẹ” (TV2 – tập I), học sinh được mở rộng, đào sâu sự hiểu biết về cuộc sống, hiểu và cảm nhận được tình cảm của người mẹ là hết sức thiêng liêng.
Trong phân môn Luyện từ và câu cũng có nhiều đoạn ngữ liệu có cùng chủ điểm được trích từ các tác phẩm văn chương. Việc trích ngữ liệu là các khổ thơ, đoạn văn hay của các nhà thơ, nhà văn một mặt cung cấp cho phân môn Luyện từ và câu các ngữ liệu được rút ra từ thực tế giao tiếp sinh động, đảm bảo tính khách quan, tránh sự gò ép khô khan. Mặt khác các ngữ liệu này còn chứa đựng biết bao điều bổ ích lí thú của cuộc sống được nhà văn nhận thức và phản ánh. Có thể kể tên các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng có tác phẩm được trích dẫn làm nguồn ngữ liệu cho phân môn này trong SGK TV lớp 2, lớp 3 như: Nguyễn Đình Thi, Khải Hưng, Ma Văn Kháng, Thạch Lam, Nguyễn Ngọc Oánh, Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Định Hải,…
Như vậy thông qua các văn bản trong phân môn Tập đọc, Kể chuyện, các ngữ liệu văn chương dùng làm vật liệu mẫu trong phân môn Luyện từ và câu, Tập làm văn, HS được dẫn dắt tìm hiểu cuộc sống theo các chủ điểm nhất định. Hành trình du lịch khám phá tri thức này giúp các em hiểu rõ hơn cuộc sống xung quanh, phát hiện ra biết bao điều mới lạ, huyền bí, thú vị. Đó là những hoạt động quan trọng trong việc hướng dẫn HS tích lũy tri thức và kinh nghiệm sống.
Vốn sống cũng được bồi dưỡng một cách gián tiếp thông qua sách báo bởi vì rất nhiều kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn học, khoa học, tư tưởng tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời đã được ghi lại trong sách báo. Nếu không chịu đọc thì HS không thể tiếp thu nền văn minh của loài người. Nhờ đọc nhiều, các em sẽ tăng khả năng tiếp nhận lên rất nhiều lần. Đặc biệt khi đọc tác phẩm văn chương, các em không
- 56 -
chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động. Chúng ta cần xây dựng cho HS hứng thú và thói quen đọc sách. Phải làm cho HS thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có ích cho các em suốt cả cuộc đời, thấy được đó là một trơng những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. Sách báo sẽ giúp HS có vốn sống, tầm nhìn, hiểu biết rộng hơn, giúp các em có khả năng phát triển sức sáng tạo.
GV cần định hướng cho HS lựa chọn sách báo để đọc. Sách báo phải đạt cả về nội dung tư tưởng và nghệ thuật, phù hợp với đặc điểm tâm lí và trình độ hiểu biết của HS. Đó có thể là tác phẩm văn học dân gian, những tác phẩm viết về thiếu nhi, tác phẩm lịch sử, danh nhân, khoa học,…Đặc biệt, cần để cho các em tiếp xúc với những áng văn hay. Những áng văn hay có đầy đủ các hiện tượng ngôn ngữ thể hiện cái hay, cái đẹp, sự độc đáo của tiếng Việt.