Giúp học sinh nhận biết về nhân vật trong thể loại truyện

Một phần của tài liệu Dạy văn tích hợp trong môn tiếng việt ở lớp 2, lớp 3 (Trang 60)

- 3 7 + Lớp 2: Cảm ơn, xin lỗi – Tuần

2.2.1 Giúp học sinh nhận biết về nhân vật trong thể loại truyện

Trung tâm của truyện là các nhân vật, nhưng như trên đã nói, GV không thể dạy HS Tiểu học khái niệm lí luận văn học này, vì vậy biện pháp đầu tiên để giúp HS làm quen, nhận diện và biết sử dụng thuật ngữ nhân vật, GV phải: xây dựng được hệ thống câu hỏi hoặc các gợi ý yêu cầu HS xác

định nhân vật khi học từng truyện.

Ví dụ, khi dạy bài tập đọc “Câu chuyện bó đũa” (TV2 – tập I), GV đưa ra câu hỏi: Câu chuyện này có những những nhân vật nào? (Đây là câu hỏi giúp HS phát hiện được những nhân vật có trong câu chuyện. HS có thể dựa vào nội dung bài tập đọc, cũng có thể quan sát tranh để trả lời được chính xác câu hỏi này).

Ở tiết kể chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim” (TV2- tập I- tr5), bài cho 4 bức tranh minh họa và có câu hỏi thứ nhất: Dựa theo tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Để HS có thể thực hiện được yêu cầu này, GV phải đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý làm điểm tựa:

? Câu chuyện có mấy nhân vật? Đó là những ai? ? Cậu bé đang làm gì?

? Khi đi chơi, cậu thấy một bà cụ đang làm gì? ? Cậu đã nói gì với bà cụ?

? Bà cụ trả lời như thế nào?

Bằng hệ thống câu hỏi gợi ý của GV, HS biết xâu chuỗi sự việc theo nhân vật và cốt truyện để có thể kể lại được từng đoạn và toàn bộ diễn biến của câu chuyện. Câu hỏi phát hiện nhân vật trong câu chuyện bao giờ cũng được đưa ra đầu tiên, từ việc xác định được những nhân vật của truyện sẽ giúp HS kể được đúng nội dung truyện.

- 61 -

Một phần của tài liệu Dạy văn tích hợp trong môn tiếng việt ở lớp 2, lớp 3 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)