- 3 7 + Lớp 2: Cảm ơn, xin lỗi – Tuần
2.1.1 Bồi dưỡng vốn sống trực tiếp thông qua một số hoạt động thực tế
Các hoạt động thực tế bao gồm: tham quan, dã ngoại, ngoại khóa Tiếng Việt - Văn học,…
Biện pháp bồi dưỡng vốn sống thông qua quan sát, trải nghiệm thực tế là biện pháp đạt hiệu quả khá tốt đối với HS Tiểu học. Chính vì vậy, tập quan sát thường xuyên, quan sát bằng nhiều giác quan là một thói quen rất cần thiết
- 49 -
của mỗi HS. Nhưng quan sát như thế nào để có kết quả tốt và phục vụ cho việc tích lũy “vốn sống”? Hoạt động này cần có sự hướng dẫn chu đáo, tỉ mỉ của GV. Trẻ em ở độ tuổi từ 7 - 11 tuổi có khả năng ghi nhớ khá nhanh, trí tưởng tượng phong phú, nhưng nếu không được rèn luyện để nhớ và định hướng tư duy các em sẽ nhanh quên, khả năng tập trung kém. Vì vậy khi hướng dẫn HS tham quan, đưa học sinh đi dã ngoại,… GV nên nêu yêu cầu định hướng quan sát và đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, tạo nguồn cảm hứng, khơi dậy suy nghĩ trong các em. Sau khi các em đã quan sát làm quen với đối tượng rồi thì cần phải nói, viết ra những gì đã nghe, đã nhìn và đã cảm thấy,…Ví dụ, trước khi yêu cầu HS tả con đường từ nhà đến trường, GV cần hướng dẫn HS cách quan sát con đường từ nhà đến trường như thế nào? GV nên tổ chức cho các em tham quan danh lam thắng cảnh của địa phương trước khi học bài Tập làm văn có nội dung yêu cầu các em giới thiệu về một cảnh đẹp của địa phương mình. Tuy nhiên, không thể trước bất cứ yêu cầu tả, kể về một đối tượng, một hoạt động nào GV cũng phải cho HS quan sát trực tiếp. Ví dụ, để giúp HS làm bài tập làm văn: Kể về lễ hội (Lớp 3 - Tuần 25) và Kể về một ngày hội (Lớp 3 – Tuần 26) GV có thể cho các em xem băng hình, phim, hệ thống tranh ảnh để giúp các em có vốn sống nhất định về mảng hiện thực này.
Hoạt động dã ngoại, hoạt động ngoại khóa,… là các hoạt động tập thể sôi nổi, phát triển rất tốt khả năng chủ động tích cực của từng cá nhân HS. Ngoài mục đích cung cấp thông tin thực tế, thông tin theo từng chủ đề, hoạt động dã ngoại, hoạt động ngoại khóa còn là môi trường thuận lợi để giáo dục từng HS có ý thức đoàn kết, tính cộng đồng với khả năng làm chủ bản thân mình. Các hình thức sinh hoạt này có thời gian để nhiều HS thay phiên nhau điều khiển những hoạt động cụ thể. Thực tế mà các em đã trải qua sẽ là “vốn liếng” giúp các bài tập làm văn có hồn hơn, thật hơn. Chúng ta sẽ khó hình
- 50 -
dung nổi một HS nhút nhát chưa bao giờ điều khiển một hoạt động tập thể nào lại có thể làm tốt bài tập làm văn “Tập tổ chức cuộc họp” (Lớp 3-Tuần 5)
Vai trò vốn sống thực tế rất quan trọng, nhưng chúng ta cần làm cho vốn sống thực này không cản trở trí tưởng tượng phong phú của HS. Các em có thể tưởng tượng tái tạo lại hiện thực đã quan sát nhưng ở mỗi HS lại có thể tưởng tượng theo cách riêng của mình. GV nên khuyến khích những tưởng tượng sáng tạo ấy.