Hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 49)

Để khảo sát về việc thực hiện và triển khai các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của các giáo viên về mức độ sử dụng

các hình thức giáo dục đạo đức học sinh: “Theo thầy, cô việc giáo dục đạo đức được nhà trường thực hiện thông qua các hình thức dưới đây đạt được kết quả ở mức độ nào?”. Tính theo giá trị trung bình, kết quả đánh giá được trình bày ở bảng

2.5.

Bảng 2.5: Nhận xét của GV về triển khai các hình thức giáo dục đạo đức của trường THPT Bất Bạt TT Các hình thức Mức độ thực hiện Điểm trung bình X Thứ bậc Tốt (3đ) Khá (2đ) Trung bình (1đ) Chưa tốt (0đ)

1 Qua các giờ chào cờ 37 45 15 3 2.16 11

2 Qua các hoạt động văn nghệ 66 24 10 0 2.56 4

3 Các hoạt động thi đua 57 34 7 2 2.46 7

4 Qua các giờ sinh hoạt lớp 60 23 17 0 2.43 9

5 Qua tuyên truyền các cuộc vận

động 30 56 14 1 2.16 11

6 Qua thăm quan - học tập 60 26 14 0 2.46 7 7 Qua lao động, tăng gia sản xuất 41 44 15 0 2.26 10

8 Qua học tập các quy định về nội

quy - nề nếp của nhà trường 60 30 10 0 2.50 5

9 Hoạt động nhân đạo, uống nước

nhớ nguồn 64 32 4 0 2.60 1

ngoài nhà trường

11 Qua gương người tốt việc tốt,

gương học sinh nghèo vượt khó 64 32 4 0 2.60 1

12 Qua các hoạt động thể dục thể

thao 62 36 2 0 2.60 1

13 Hoạt động bảo vệ môi trường 25 60 15 0 2.10 13

14 Hoạt động giáo dục sức khỏe

sinh sản, giới tính 20 66 14 0 2.06 14

15 Qua giáo dục truyền thống nhà

trường, địa phương đất, nước 22 48 30 0 1.92 15

Qua số liệu khảo sát cho thấy về cơ bản các hình thức giáo dục đạo đức theo

ý kiến các giáo viên là ở mức độ khá, trong đó các hình thức như (Hoạt động nhân đạo, uống nước nhớ nguồn; Qua gương người tốt việc tốt, gương học sinh nghèo vượt khó; Qua các hoạt động thể dục thể thao) được nhà trường thực hiện tốt nhất

và đều xếp vị trí thứ nhất. Bên cạnh đó các hình thức giáo dục giới tính; giáo dục truyền thống, qua giờ chào cờ; tuyên truyền các cuộc vận động, các nhà trường thực hiện chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Để giải quyết vấn đề trên, nhà trường cần quan tâm đổi mới hơn nữa các hình thức giáo dục đạo đức làm cho hoạt động giáo dục đạo đức có nhiều hình thức phong phú và đạt hiệu quả tốt nhất. Trong những năm học qua, nhà trường đã tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, tổ chức hoạt động ngoại khóa sôi nổi. Tuy nhiên nội dung chưa bám sát đối tượng và nhu cầu mong muốn về các hình thức hoạt động.

Để tìm hiểu về hình thức GDĐĐ ngoài giờ lên lớp cho học sinh tác giả đã đặt

câu hỏi: “Em hãy cho biết ý kiến của mình về các hoạt động ngoài giờ lên lớp do Nhà trường và Đoàn thanh niên tổ chức?”. Kết quả thu được trình bày ở bảng 2.6

Bảng 2.6: Thái độ của học sinh đối với các hình thức GDĐĐ ngoài giờ lên lớp TT Các hoạt động Thái độ Điểm trung bình X Thứ bậc RT (3đ) Thích (2đ) Không thích (1đ) 1

Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về ATGT, SKSS, Môi trường, Phòng chống Ma tuý,...

258 39 3 2.85 1

2 Tổ chức các phong trào thi đấu TDTT,

giao lưu văn nghệ, cắm trại,... 18 144 138 1.6 5

3

Tổ chức tham gia các hoạt động từ thiện: Quyên góp quần áo, sách vở, đi lao động công ích,...

75 141 84 1.97 3

4

Tổ chức các chuyến thăm quan di tích lịch sử địa phương, các bảo tàng, nơi sinh của các Anh hùng dân tộc

63 225 12 2.17 2

5 Các hoạt động hướng nghiệp, dạy

nghề.... 57 144 99 1.86 4

Qua bảng số liệu trên cho thấy học sinh thích việc tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề (xếp thứ 1).Thông qua các hoạt động này giáo dục cho các em tinh thần ham học hỏi, đam mê khoa học, học sinh có điều kiện trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong học tập. Tuy nhiên trên thực tế các buổi sinh hoạt chuyên đề thường ít thực hiện, chưa được duy trì thường xuyên, nhà trường chỉ tổ chức vài chuyên đề trong năm, mặc dù nhiều em thích hoạt động này. Việc tổ chức các chuyến tham quan di tích lịch sử, các bảo tàng, nơi sinh của các Anh hùng dân tộc và việc tổ chức các câu lạc bộ được các em thích xếp hạng thứ 2. Để tìm hiểu vấn đề này tác giả đã trao đổi với một số học sinh trong nhà trường, được biết nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các hình thức trên theo chủ điểm lớn trong năm. Tuy nhiên nội dung tổ chức chưa đa dạng về hình thức, một số hoạt động chưa duy trì thường xuyên. Việc tổ chức các chuyến tham quan di tích lịch sử, các bảo tàng, nơi sinh của các Anh hùng dân tộc thì chỉ rất ít năm mới tổ chức đi. Nhà trường còn lại gặp nhiều khó khăn do kinh phí còn hạn chế,

không đủ điều kiện về vật chất, phương tiện nên không tổ chức với quy mô lớn.

Các hoạt động từ thiện là các hoạt động thực tiễn mà thông qua đó có thể giáo dục cho học sinh những đức tính tốt đẹp như lòng nhân ái, nhân đạo, uống nước nhớ nguồn, phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc (xếp thứ 3), cho thấy còn nhiều học sinh chưa hứng thú khi tham gia hoạt động này. Khi tìm hiểu tác giả được biết nhà trường có tổ chức nhưng thường chỉ bằng hình thức vận động ủng hộ bằng tiền, ít có điều kiện cho học sinh đi thực tế. Một năm nhà trường tổ chức cho giáo viên và học sinh đến thăm, chúc tết các gia đình chính sách nhân dịp ngày 27/7 nhưng đó chỉ là HS tiêu biểu mới được tham gia.

Tổ chức các phong trào thi đấu TDTT, giao lưu văn nghệ, cắm trại,...Các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, tư vấn tuyển sinh các trường chuyên nghiệp,...được nhà trường phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức thường xuyên, đa

số các em học sinh thích các hoạt động này (thể hiện bằng vị trí xếp hạng thứ 5 và 4).

Qua khảo sát và tìm hiểu thực tế cho thấy: nhà trường tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh chưa thật sự có sức hấp dẫn đối với các em. Nguyên nhân do mức độ đầu tư cho các hoạt động chưa nhiều, nội dung, hình thức tổ chức chưa phong phú nên chưa thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Từ thực tế trên đặt ra vấn đề đối với nhà trường phải sử dụng phong phú và có hiệu quả các hình thức giáo dục đạo đức cho các em học sinh. Đặc biệt nhà trường cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc đổi mới hình thức giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội, cần cho học sinh trực tiếp tham gia những hoạt động có ý nghĩa tốt đẹp cho xã hội, mang lại lợi ích cho cộng đồng và cần tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí để tổ chức các hình thức giáo dục phong phú, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 49)