Nội dung GDĐĐ cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 47)

Để tìm hiểu mức độ thực hiện các nội dung GDĐĐ cho học sinh trường THPT Bất Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, tác giả đã khảo sát học sinh và cán bộ, giáo viên.

* Với giáo viên: “Thầy (cô) hãy cho biết những nội dung nào dưới đây được nhà trường quan tâm giáo dục nhiều cho học sinh?”.

* Với học sinh: “Em hãy cho biết những nội dung nào dưới đây được nhà trường quan tâm giáo dục nhiều cho học sinh?”

Bảng 2.4. Đánh giá các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Bất Bạt TT Nội dung HS CBGV % TB Thứ bậc SL % SL % 1 Động cơ học tập đúng đắn 216 72 78 78 75 1 2 Tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện 186 62 68 68 65 5

3 Tôn trọng mọi người 180 60 66 66 63 6

4 Ý thức tổ chức kỷ luật trong sinh hoạt 195 65 72 72 68,5 4

5 Lễ phép với mọi người 204 68 80 80 74 2

6 Xây dựng môi trường xanh sạch 156 52 60 60 56 11

7 Tôn trọng pháp luật 168 56 62 62 59 8

8 Đoàn kết, giúp đỡ người khác 210 70 76 76 73 3

9 Khoan dung độ lượng 150 50 64 64 57 10

10 Tiết kiệm, bảo vệ của công 168 56 70 70 63 6 11 Khiêm tốn, khả năng kiềm chế 162 54 56 56 55 12

12 Lòng dũng cảm 210 56 60 60 58 9

(Nguồn: Điều tra từ CBGV và HS trường THPT Bất Bạt tháng 5/ 2014)

Qua bảng trên chúng ta thấy mức độ các nội dung mà trường THPT Bất Bạt cần quan tâm giáo dục cho học sinh thể hiện ở các số liệu thống kê được: Động cơ học tập đúng đắn 75%, lễ phép với mọi người 74%, Đoàn kết sẵn sàng giúp đỡ người khác 73%, Ý thức tổ chức kỷ luật trong sinh hoạt 68,5%, tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện 65%, tiết kiệm, bảo vệ của công 63%, tôn trọng mọi người 63 %, tôn trọng pháp luật 59 %, lòng dũng cảm 58%, lòng khoan dung độ lượng 57 %, xây dựng môi trường xanh sạch 56%, khiếm tốn, khả năng kiềm chế 55%.

Như vậy, sự đánh giá khách thể cho thấy trường THPT Bất Bạt đã quan tâm

tới việc giáo dục những nội dung đạo đức cần thiết của con người cho học sinh nhưng còn thiếu, đặc biệt là các phẩm chất đạo đức liên quan đến các thái độ của học sinh đối với cuộc sống với con người và với xã hội chưa được chú ý một cách thỏa đáng.

Các em học sinh THPT là lứa tuổi dậy thì, có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, nhiều xúc cảm, dễ dao động, dễ bị ảnh hưởng và chịu tác động của những cái mới

xung quanh... Đây là lứa tuổi sắp bước vào đời, để chuẩn bị cho các em hành trang tốt nhất thì việc giáo dục các phẩm chất đạo đức truyền thống là vô cùng quan trọng. Chúng ta cần quan tâm hơn nữa tới những phẩm chất liên quan đến thái độ của các em đến những người xung quanh, đối với xã hội, đối với dân tộc, với Tổ quốc,...

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 47)