Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 59)

Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh là công việc cần thiết đối với các nhà quản lý, song việc chỉ đạo thực hiện để sao cho đạt được kết quả lại càng quan trọng hơn. Nếu xây dựng kế hoạch tốt song chưa chú ý tổ chức việc triển khai chỉ đạo tốt thì kế hoạch sẽ không đạt các yêu cầu đặt ra.

Để tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh tác giả sử dụng phiếu điều tra cán bộ quản lý và giáo viên:

cán bộ quản lý và giáo viên?”. Xếp thứ bậc, kết quả đánh giá được trình bày ở bảng

2.14.

Bảng 2.12: Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nội dung GDĐĐ ở trường THPT Bất Bạt

TT Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện Điểm trung bình X Thứ bậc Làm tốt (2đ) Chưa tốt (1đ)

1 Quản lý nội dung giáo dục đạo đức thông qua

giờ chào cờ đầu tuần 88 12 1,88 1

2 Quản lý các chủ điểm giáo dục đạo đức

hàng tháng 52 48 1,52 13

3 Quản lý kế hoạch giáo dục đạo đức trong năm

học của nhà trường 81 19 1,81 3

4 Quản lý nội dung giáo dục đạo đức thông qua

giờ sinh hoạt lớp 60 40 1,6 8

5 Quản lý kết quả rèn luyện của học sinh thông

qua hồ sơ giáo viên chủ nhiệm 58 42 1,58 10

6 Quản lý giáo dục đạo đức thông qua hoạt

động dạy trên lớp 57 43 1,57 11

7 Quản lý việc tổ chức, điều hành hoạt động

đoàn, đội 68 32 1,68 6

8 Quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng trong

nhà trường 81 19 1,81 3

9 Quản lý mục đích, nhiệm vụ hoạt động giáo

dục đạo đức theo chủ điểm 37 63 1,37 14

10 Quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục

ngoài nhà trường. 60 40 1,6 8

11 Quản lý phối hợp giáo dục nhà trường với

12 Quản lý cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động

giáo dục 53 47 1,53 12

13

Thường xuyên nâng cao nhận thức giáo dục đạo đức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

72 28 1,72 5

14 Tổng kết, đánh giá, tuyên dương, khen

thưởng, xử lý kết quả giáo dục đạo đức 85 15 1,85 2 Qua bảng 2.12 cho thấy: các nội dung quản lý giáo dục đạo đức học sinh đã được cán bộ quản lý nhà trường quan tâm nhưng chưa đúng mức. Một số lĩnh vực được các nhà quản lý quan tâm và khẳng định tốt như quản lý nội dung giáo dục đạo đức thông qua giờ chào cờ đầu tuần xếp vị trí thứ 1; tổng kết, đánh giá, tuyên dương khen thưởng, xử lí kết quả giáo dục đạo đức xếp vị trí thứ 2; quản lí kế hoạch giáo dục đạo đức trong năm học của nhà trường; phối hợp các lực lượng trong nhà trường xếp vị trí thứ 3; Còn rất nhiều nội dung khác mức độ thực hiện thấp hơn rất nhiều, có 37% giáo viên được hỏi đánh giá các cán bộ quản lý đã quan tâm quản lý các hoạt động theo chủ điểm hàng tháng nội dung này xếp vị trí thứ 14, phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường 62% làm tốt, xếp vị trí thứ 7; hoạt động dạy trên lớp 57% làm tốt, nội dung này xếp vị trí thứ 11, hoạt động đoàn, đội 68%, xếp vị trí thứ 6; phối hợp các lực lượng ngoài nhà trường 60%, xếp thứ 8; cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động 53%, xếp vị trí thứ 12. Trong nhà trường hiện nay, hiệu trưởng phó mặc cho giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị nội dung sinh hoạt lớp, hiệu trưởng không sử dụng kết quả đánh giá của ĐTN hoặc của giáo viên chủ nhiệm để điều chỉnh nội dung, biện pháp giáo dục đạo đức hoặc để xử lí, động viên, khen thưởng, kỷ luật. Có 42% giáo viên cho rằng cán bộ quản lý đã quản lý chưa tốt kết quả rèn luyện đạo đức học sinh thông qua hồ sơ của giáo viên chủ nhiệm. Việc quản lý phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức học sinh trong và ngoài nhà trường cũng còn rất hạn chế. Trong khi đó, việc giáo dục đạo đức không phải chỉ riêng là trách nhiệm của nhà trường mà còn là của toàn xã hội vì thế nếu biết phối hợp tốt, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng này thì hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh sẽ được nâng cao vì các em được quản lý giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)