địa phương cho học sinh
3.2.5.1 Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Biện pháp này góp phần giáo dục đạo đức và phát triển nhân cách cho học sinh. Mặt khác còn gián tiếp giúp các em nắm được hệ thống giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam từ đó giáo dục lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc, định hướng giáo dục tư tưởng tình cảm hành động con người Việt Nam. Giúp các em mặc dù tiếp cận với những khoa học hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc độc đáo của dân tộc mình. Chính từ những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc mà giúp các em vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách trong học tập, lao động rèn luyện sẵn sàng bảo vệ và xây dựng Tổ quốc với tình yêu quê hương đất nước thiết tha.
3.2.5.2 Nội dung của biện pháp
Trường THPT Bất Bạt căn cứ vào tình hình cụ thể địa phương để duy trì và phát huy truyền thống sau:
Truyền thống yêu nước nồng nàn: Là sự biểu hiện tình cảm, ý chí, hành động
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Truyền thống nhân nghĩa: Đây là đạo lý cao thượng của dân tộc ta đó là lòng
nhân ái, sự giúp đỡ yêu thương giúp đỡ lẫn nhau... lòng vị tha cả với kẻ thù.
Các truyền thống trong giáo dục như: Tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học, uống nước nhớ nguồn…
3.2.4.3 Quy trình thực hiện
Trường THPT Bất Bạt đóng trên địa bàn núi Tản, sông Đà gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy tinh, là quê hương của nhà thơ Tản Đà, gắn liền với di tích cách mạng K9 do vậy mà truyền thống yêu nước, nhân ngĩa, tôn sư trọng đạo không chỉ là trên sách vở mà còn gắn thật với người thực, việc thực. Do đó, Ban giám hiệu nhà trường phải có kế hoạch chỉ đạo tốt nhằm nâng cao nhận thức cho từng học sinh phát huy truyền thống đó.
Đối với mỗi cán bộ giáo viên không những làm tốt công tác giảng dạy, trau dồi cho học sinh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo về các lĩnh vực khoa học mà còn phải làm tốt nhiệm vụ giáo dục.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng sách báo với nội dung về lịch sử, văn hoá truyền thống dân tộc, địa phương huyện Ba Vì... để giáo dục học sinh.
Tổ chức tốt các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đặt biệt tổ chức cho HS dâng hương khu di tích K9, Thăm nhà của nhà thơ Tản Đà, Viếng nghĩa trang Liệt sĩ xã Sơn Đà.... . Đặt biệt hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu, du lịch, hội thảo nhằm giúp các em có dịp rèn luyện các hành vi tốt, phòng ngừa các hành vi xấu qua hoạt động thực tiễn đó.
Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường nhằm giáo dục tri thức về các giá trị đạo đức truyền thống. Nó là khởi đầu xây dựng cho học sinh những thói quen tốt đối với các giá trị đạo đức truyền thống.
Nghiên cứu khả năng lồng ghép nội dung giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống vào các môn học và tạo môi trường thuận lợi giúp cho việc tuyên truyền giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống.
Tạo môi trường thuận lợi giúp cho việc tuyên truyền giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống.
3.2.5.4 Các điều kiện thực hiện
Việc tổ chức, triển khai thực hiện có kế hoạch chặt chẽ, phù hợp. Bộ máy quản lý hoạt động GDĐĐ của nhà trường phải được vận hành thường xuyên, liên tục thành nếp. Kết quả hoạt động GDĐĐ cho HS phải đạt hiệu quả cao.
3.2.6. Biện pháp 6: Nâng cao chất lượng quản lý văn hóa trong nhà trường 3.2.6.1 Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Khi nói đến văn hóa, người ta thường hàm ý về khía cạnh tinh thần. Tuy nhiên, nói một cách chính xác thì văn hóa của tổ chức như là hệ thống các giá trị hay tài sản vô hình và hữu hình mà tổ chức sở hữu. Văn hóa có các hợp phần mang tính vật thể và phi vật thể. Cụ thể hơn, các giá trị tinh thần và vô hình cần được hiện thực hóa, hiện diện thông qua các biểu hiện hữu hình, vật thể hay vật chất.
Vận dụng lý thuyết “tổ chức biết học hỏi” vào quản lý văn hóa nhà trường nhằm góp phần nâng cao giá trị, hành vi đạo đức của học sinh thông qua cách ứng
xử, ăn mặc, môi tường sư phạm văn hóa. Các lĩnh vực này được vận hành dưới sự
quản lý của BGH và đứng đầu là hiệu trưởng và qua đó đã thể hiện sự độc đáo riêng biệt khác nhau ở mỗi nhà trường.
3.2.6.2 Nội dung của biện pháp
Môi trường sư phạm là điều kiện quan trọng để tổ chức quá trình dạy học giáo dục, là một trong những nhân tố quyết định tính hiệu quả của quá trình giáo dục. Hiệu trưởng phải thực hiện được vai trò quản lý trong việc xây dựng môi trường sư phạm phục vụ cho nhiệm vụ giáo dục nói chung và công tác GDĐĐ nói riêng.
Người hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học, chăm lo xây dựng nhà trường từ cơ sở vật chất, cảnh quan, nề nếp, kỷ cương, không khí học tập... trong đó người hiệu trưởng cần chú ý xây dựng mối quan hệ lành mạnh, trong sáng giữa thầy với thầy, giữa thầy và trò, giữa bạn bè, giữa tập thể và cá nhân... Đây là mối quan hệ giữa người và người, những mối quan hệ đó tốt đẹp sẽ tạo nên những nét bản chất nhất, những nét riêng của trường, tạo nên môi trường đạo đức thuận lợi nhất để hình thành nhân cách cao đẹp ở học sinh.
Về tầm nhìn là sự nắm bắt nhanh sự thay đổi của nhà trường trước bối cảnh mới trong nước và trên thế giới. Đó là việc hưởng ứng thực hiện phông trào xây dựng
“Nhà trường thân thiện học sinh tích cực” của ngành giáo dục. Hưởng ứng nhiệt tình phong trào xây dựng nếp sống thanh lịch của người Hà Nội, hay đi đầu trong phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Nhưng điều quan trọng nhất là các tầm nhìn đó được sự ủng hộ của cán bộ giáo viên trong thực hiện các sứ mệnh mà nhà trường xác định cần thực hiện.
Sự quản lý của nhà trường về văn hóa trường học từ môi trường sư phạm, đến ứng xử trong nhà trường góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh.
3.2.6.3. Quy trình thực hiện
Thứ nhất: Quản lý bầu không khí trong nhà trường
Quản lý khung cảnh sư phạm khang trang sạch sẽ giữa vùng núi Ba Vì mang đậm truyền thuyết sơn tinh thủy tinh bên trên là núi Ba Vì nghiêng mình xuống dưới dòng sông Đà thơ mộng, cách trung tâm Hà Nội khoảng trên 80 km về phía Tây. Giúp học sinh củng cố nâng cao tình yêu quê hương đất nước, có tinh thần bảo vệ môi trường.
Quản lý Logo của trường với hình tượng một chiếc bút đặt cạnh trang vở đang mở, dưới ngọn núi Ba Vì và dòng chữ nổi bật: Trường THPT Bất Bạt như muốn nói rằng: đây là nơi đào tạo những con người có tri thức cao, có nhân cách phù hợp xã hội, nơi thắp sáng những ước mơ cho thế hệ học trò và chấp cánh cho các em vào tường lai.
Quản lý Khẩu hiệu trong nhà trường với nhưng khẩu hiệu mang tính giáo dục đạo đức cao như “Giáo dục làm người là mục tiêu số 1 của nhà trường” hay : “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Tiên học lễ, hậu học văn” như muốn khẳng định nét truyền thống văn hóa riêng của nhà trường trong giáo dục. Đồng thời có tác động tới hành vi đạo đức học sinh hàng ngày khi đến trường.
Thứ hai: Về tinh thần
Phải tạo dựng và duy trì không khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết, lành mạnh; hình thành nên phong cách học tập, lao động và vệ sinh trong nhà trường như:
+ Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của ngành, của nhà trường đề ra (có nề nếp học tập và làm việc nghiêm túc, vệ sinh sạch sẽ...).
+ Thực hiện tốt các phong trào thi đua, mọi hành động đúng phải ủng hộ, phê phán những cái sai, cái tiêu cực.
hệ thống giá trị, tầm nhìn của mỗi nhà trường.
+ Xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong nhà trường: Quan hệ giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa học sinh với học sinh. Trong các mối quan hệ phải thực sự đúng mực, hài hoà, giáo viên có những cử chỉ, hành động, lời nói ân cần đối với học sinh. Quan hệ giữa học sinh với nhau phải đoàn kết, thân ái, không nói tục chửi bậy, không tham gia vào các tệ nạn xã hội. Qua các mối quan hệ làm cho các em luôn coi trường học là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em. Nhà trường phải thực sự là ngôi nhà thứ hai, là tổ ấm của mỗi em.
+ Tuyên truyền vận động trong đội ngũ giáo viên thực hiện các phong trào thi đua: “Dạy tốt - học tốt”, cuộc vận động: “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”. “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, xây dựng “Gia đình nhà giáo văn hoá”, “Cơ quan văn hoá”.
+ Nêu cao khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn” và lời dạy của Bác Hồ đối với học sinh: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em” trong nhà trường.
+ Đẩy mạnh hưởng ứng phong trào: “Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”, chương trình này chính là nhằm mục đích xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh để đạt hiệu quả cao trong công tác GDĐĐ cho học sinh.
+ Mở rộng tuyên truyền, vận động thầy cô giáo, học sinh và các tổ chức đoàn thể tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo với 4 nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và không có học sinh ngồi nhầm lớp”.
+ Tuyên truyền, vận động toàn thể thầy cô giáo, các em học sinh hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, kể chuyện về tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Tổ chức tốt các phong trào thi đua, các chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp với nhiều hình thức phong phú theo các chủ đề năm học. Đưa trò chơi dân gian, hát ca và các loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian khác vào trường học một cách bền vững. Tạo điều kiện để học sinh được tham gia các hoạt động văn hoá văn
nghệ lành mạnh, bổ ích, qua đó vừa giúp các em có điều kiện khẳng định mình, mặt khác còn hạn chế thời gian các em đi chơi các trò chơi nguy hại. Ngoài ra nhà trường nên thường xuyên tổ chức cho các em học sinh lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, chăm sóc cây cảnh, lao động tăng gia sản xuất... Qua các buổi lao động đó các em được trực tiếp góp sức của mình xây dựng nhà trường và các em biết trân trọng công sức mình bỏ ra, giúp cho các em học sinh có được tình yêu đối với lao động, giáo dục được tinh thần làm chủ tập thể.
Thứ ba quản lý văn hóa ứng xử trong nhà trường
Thông qua việc xây dựng nội quy trường học, cách ăn mặc của GV và HS khi đến trường. Trong mỗi lớp học đều có ảnh Bác Hồ được treo ở vị trí trang trọng nhất, và dòng chữ: “Học và làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh” Mỗi khi nhìn lên bảng đen, các em đều nhìn thấy nụ cười ấm áp của Bác như nhắn nhủ: Hãy học tập và tu dưỡng đạo đức tốt để trở thành người có ích cho xã hôi. Các em học sinh đến trường trong trang phục áo trắng mang nhãn hiệu logo của trường, với phù hiệu mang tên, trường, lớp, với đôi dép xăng đan gọn gàng, các em vui vẻ bên nhau, học tập say mê. Việc tuân theo các quy định, nội quy nhà trường đã tạo nên nết đẹp văn hóa trường học ở học sinh trường THPT Bất Bạt. Điều đó góp phần tạo ra các thế hệ học sinh học tốt, chăm ngoan và thái độ hòa nhã, cư xử đúng mực. Đó chính là nét văn hóa của học sinh trường THPT Bất Bạt mang đậm nét văn hóa của quê hương người thơ Tản Đà.
Thứ tư là quản lý giá trị, niềm tin, kỳ vọng
Quá trình lãnh đạo, quản lý nhà trường là quá trình xây dựng văn hóa tổ chức nhà trường, về bản chất là quá trình định hướng giá trị. Giá trị không hình thành tức thì mà được thử thách, sàng lọc và khi đã hình thành thì nó có tác dụng lâu bền, được lưu truyền qua các thế hệ. Đó là giá trị chân – thiện – mỹ. Hệ thống giá trị cốt lõi của trường THPT Bất Bạt cũng là hệ thống giá trị cốt lõi của tất cả các nhà trường Việt Nam liên quan đến sự tôn trọng người thầy, kiểu: “ tôn sư, trọng đại”, chú trọng học làm người trước khi học thành tài, nhấn mạnh “ Tiên học lễ, hậu học văn”…Giá trị cốt lõi của văn hóa quản lý nói chung và văn hóa quản lý vận dụng trong nhà trường THPT Bất Bạt nói riêng là coi trọng con người, kết hợp đức trị và pháp trị để duy trì sự ổn định, hướng tới sự hài hòa và phát triển bền vững.
xúc, ý chí, nó có sức mạnh như một sự tất yếu bên trong quy định hành vi cá nhân”.[ Mai hữu Khuê, 1997: 66] . Với mục tiêu nhà trường đặt ra, nhà trường đã thông qua các kế hoạch: Đưa giáo viên tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ giáo viên, bằng các hoạt động: Thi giáo viên dạy giỏi, thi giáo viên chủ nhiệm giỏi. Học sinh được tham gia các hoạt động Đoàn thể, chuyên môn như: : Thi học sinh giỏi cấp trường, thi sáng tạo khoa học- kỹ thuật, các hội thảo: Học sinh chuyên với tự học, tự nghiên cứu hoặc các cuộc giao lưu với các giáo viên có danh tiếng đã tạo nên niềm tin cho giáo viên và học sinh. Và họ “ tin là cần làm” để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình. Niềm tin là thứ sẵn sàng đạt được nhất thông qua giao tiếp cởi mở giữa các cá nhân và tập thể trong trường, niềm tin cũng sẽ được tăng cường khi nhà trường có truyền thống “đưa ra các quyết định theo cái cách phản ánh một sự hiểu biết rõ ràng và tinh tế về văn hóa của trường”.
Đối với Học sinh, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh hành vi. Khi được giáo dục trong một môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, học trò không những hình thành được những hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn là ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đó, khao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng. Ví vậy, các em luôn mong đợi Văn hóa Nhà trường giúp các em về khả năng thích nghi với xã hội. Một con người có văn hóa thì trong con người đó luôn hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính khiêm tốn, lễ độ, thương yêu con người, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội... Do vậy, khi gặp những tình huống xã hội phát sinh, dù là những tình huống mà các em chưa từng trải nhưng nhờ vận dụng năng lực văn hóa để điều tiết hành vi một cách hài hòa, các em có thể tự điều chỉnh