Tổ chức tốt việc triển khai thực hiện kế hoạch GDĐĐ học sinh, trong các nội dung giáo dục có ý nghĩa quyết định thành công công tác GDĐĐ học sinh trường học. Các thành viên tham gia GDĐĐ học sinh cần thực hiện tốt các yêu cầu cụ thể
với nhiệm vụ, chức năng của mình.
hành khảo sát CBQL, GV: “ Xin Thầy, cô vui lòng cho biết mức độ triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường như thế nào?”
Bảng 2.10. Đánh giá mức độ triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh của trường THPT Bất Bạt TT Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ Rất tốt Tốt Chưa tốt X SL % SL % SL % 1
Thành lập ban tổ chức chỉ đạo hoạt động GDĐĐ gồm lực lượng trong và ngoài nhà trường.
7 9,0 10 12,9 60 78,1 101 1.3
2 Xây dựng nhiệm vụ chức năng cho các bộ phận và cá nhân về GDĐĐ
8 10,3 14 18,1 55 71,6 107 1.4
3 Phân công nhân lực cho việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ
15 19,4 20 26 42 54,6 127 1.6
4 Phân bổ nguồn lực vật chất cho việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ
12 15,5 22 28,5 43 56 123 1.6
Điểm TB X 1.5
(Nguồn: Điều tra từ CBQL, GV trường THPT Bất Bạt tháng 5/2014)
Qua số liệu ở bảng trên cho thấy việc tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ chưa thật tốt (Điểm TB 1.5). Tất cả các nội dung công việc làm tốt ở mức độ trung bình, không cao. Điểm mấu chốt trong khâu chỉ đạo của nhà trường là chưa thành lập được ban chỉ đạo tổ chức hoạt động GDĐĐ gồm thành phần trong và ngoài nhà trường. Trong nhưng năm qua nhà trường thường chỉ giao việc tổ chức này cho thầy hiệu phó phụ trách chuyên môn vì vậy mà việc chỉ đạo còn mang nặng tính cá nhân của một người. Do đó dẫn đến khâu xây dựng kế hoạch chức năng cho các nhiệm vụ còn mang tính chung chung, chưa cụ thể, chưa phân rõ trách nhiệm thuộc về ai...Và việc phân công nhân lực, vật lực từ đó mà chồng chéo giữa các thành viên, ban ngành trong nhà trường và thiếu đi sự hợp tác quan trọng ở lực lượng ngoài nhà trường.
Để tìm hiểu thực trạng huy động các lực lượng tham gia công tác giáo dục đạo đức cho học sinh , tác giả sử dụng phiếu điều tra các tổ chuyên môn, giáo viên chủ
trường triển khai lập kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức ở trường ta như thế nào?”. Tính theo tỷ lệ %, kết quả đánh giá được trình bày ở bảng 2.11.
Bảng 2.11: Thực trạng việc triển khai hoạt động giáo dục đạo đức của Tổ chuyên môn, GVCN, ĐTN trong nhà trường.
Nội dung công việc Tổ CM (%) ĐTN (%)
Giáo viên CN (%) TX TT CL TX TT CL TX TT CL Tổ chức thực hiện kế hoạch 35 45 20 40 37 23 10 76 14
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch 13 18 69 27 18 65 4 15 81
Kiểm tra đánh giá 10 20 70 27 20 53 20 35 45
Kết quả thu được sau khảo sát cho ta thấy: Các lực lượng trong nhà trường đã quan tâm đến việc triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh dựa trên kế hoạch đã được xây dựng, song đa số chỉ dừng ở mức thỉnh thoảng và chưa triển khai còn chiếm tỷ lệ không nhỏ. Qua trao đổi với giáo viên tác giả nhận thấy việc phân công chỉ đạo của tổ chuyên môn, đoàn thanh niên đến các thành viên của các tổ chức được huy động chưa rõ ràng, chưa cụ thể, còn chung chung.
Từ kết quả trên, tác giả nhận thấy công tác triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở trong nhà trường còn bộc lộ những tồn tại, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất chính là không có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn, từng đối tượng học sinh do việc phân công chỉ đạo đến các thành viên của các tổ chức được huy động chưa rõ ràng, chưa cụ thể, còn chung chung.