Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trườngTHPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 66)

Bất Bạt

Từ những kết quả nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Bất Bạt, tác giả nhận thấy có những ưu điểm và hạn chế sau:

Từ những kết quả nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Bất Bạt, tác giả nhận thấy có những ưu điểm và hạn chế sau: tầm quan trọng của công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Hiệu trưởng nhà trường đã quán triệt tốt các chỉ thị, các văn bản hướng dẫn của các cấp, các ngành đến đội ngũ giáo viên, học sinh ngay từ đầu năm học. Trong quá trình giáo dục toàn diện, Hiệu trưởng đã có chỉ tiêu, kế hoạch, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.

Về phía giáo viên: bên cạnh nâng cao nhận thức cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các đoàn thể trong trường cần tiếp tục triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh thường kỳ từ cán bộ đến các lực lượng để họ quán triệt tốt nội dung, chương trình, chỉ đạo học sinh tham gia hoạt động do nhà trường đề ra một cách có hiệu quả.

Sự phong phú của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, giao lưu, thi tìm hiểu, tham quan... thật sự đã trở thành hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả. Sự chỉ đạo và phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng này trong việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh.

Về phía học sinh: Đại đa số các em học sinh có nhận thức đúng đắn về chuẩn mực đạo đức nên đã có những thái độ, hành vi đạo đức đúng đắn. Các em đã tự vươn lên để khẳng định mình trong học tập, rèn luyện và tu dưỡng. Những biểu hiện về đạo đức như: có lý tưởng, có lối sống lành mạnh, ham học hỏi, có hoài bão và ước mơ cao đẹp đã được thể hiện ở nhiều học sinh. Chính vì lẽ đó nhiều em đã không ngừng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để hoàn thiện phẩm chất và nhân cách, biết coi trọng những giá trị tinh thần, giá trị đạo đức nhất là giá trị đạo đức truyền thống, không bị cám dỗ trước những tác động xấu, tầm thường, giữ được kỷ cương, nề nếp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)