Nhận thức tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 45)

Để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo

đức cho học sinh, tác giả đưa ra câu hỏi: “Thầy (cô) hãy cho biết ý kiến của mình về vai trò, vị trí của giáo dục đạo đức?”. Tính theo tỉ lệ %, kết quả thu được ở bảng

Bảng 2.3. Vai trò và vị trí của giáo dục đạo đức

TT Nội dung đánh giá

Giáo viên (n=100) Đồng ý (%) Không đồng ý (%)

1 Đạo đức quan trọng hơn tài năng 46 54

2 Tài năng quan trọng hơn đạo đức 48 52

3 Cả Tài và Đức đều quan trọng 97 03

4 GD đạo đức chỉ có trong môn GDCD 58 42

5 Giáo dục đạo đức có trong tất cả các môn học. 54 46 6 Giáo dục đạo đức chỉ cần thực hiện trong nhà trường 23 77 7 Giáo dục đạo đức chỉ cần thực hiện ở gia đình 18 82 8 Giáo dục đạo đức chỉ cần thực hiện ở ngoài xã hội 20 80

9 Giáo dục đạo đức cần thực hiện ở cả gia đình, nhà

trường và ngoài xã hội. 96 04

10 Giáo dục đạo đức chỉ cần phải thực hiện ở lứa tuổi học sinh. 28 72 11 Giáo dục đạo đức cần thực hiện ở mọi lứa tuổi 89 11

12 Giáo dục đạo đức chỉ cần thực hiện khi có người khác

kiểm tra, nhắc nhở. 06 94

13 Giáo dục đạo đức cần thực hiện một cách tự nguyện,

thường xuyên. 88 12

Qua khảo sát cho thấy: hầu hết giáo viên nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của đạo đức và tài năng trong cuộc sống. Có 97% giáo viên cho rằng cả tài và đức đều rất quan trọng, bên cạnh đó vẫn còn không ít giáo viên chưa nhận thức được đúng và đầy đủ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đạo đức và tài năng: có tới 48% giáo viên cho rằng tài năng quan trọng hơn đạo đức và cũng có 46% giáo viên cho rằng đạo đức quan trọng hơn tài năng. Đánh giá về vai trò của đạo đức trong các môn học: có tới 58% giáo viên cho rằng giáo dục đạo đức chỉ có trong môn giáo dục công dân; có 54% giáo viên thì cho rằng giáo dục đạo đức có trong các môn học. Để đánh giá về việc giáo dục đạo đức ở nhà trường, gia đình và xã hội có 23%

giáo viên cho rằng giáo dục đạo đức chỉ cần thực hiện ở nhà trường và cũng có 18% giáo viên cho rằng giáo dục đạo đức chỉ cần thực hiện ở gia đình, có 20% giáo viên cho rằng giáo dục đạo đức chỉ cần thực hiện ở ngoài xã hội. Nhưng bên cạnh đó có tới 96% giáo viên cho rằng giáo dục đạo đức cần thực hiện ở cả gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Về lứa tuổi để giáo dục đạo đức có tới 89% giáo viên cho rằng giáo dục đạo đức cần thực hiện ở mọi lứa tuổi.

Chúng ta đã biết tài và đức là hai mặt rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống hàng ngày đối với mỗi con người. Bác Hồ đã từng nói: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Điều đó càng thấy cần thiết và càng được thể hiện rõ ràng trong bối cảnh hiện nay. Trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước, chúng ta đã có rất nhiều bài học vì thiếu “Tài” mà phải trả giá, xong nếu chỉ coi trọng và đánh giá quá cao vai trò của “Tài” mà xem nhẹ “Đức” thì đó sẽ là một khiếm khuyết lớn. Nếu nhà trường chỉ chú trọng giáo dục tri thức mà xem nhẹ giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh sẽ dẫn tới hậu quả là một bộ phận học sinh có tài năng nhưng quên mất cội nguồn, quên mất những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước, suy thoái đạo đức, lối sống.

Qua đây có thể thấy rằng phần lớn giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của Đức và Tài trong nhân cách của con người, nhưng chưa nhận thức đúng vai trò giáo dục đạo đức trong các môn học, trong các hoạt động khác nhau của nhà trường và trách nhiệm của giáo viên và của gia đình.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 45)