Biện pháp 3: Thành lập Ban chỉ đạo quản lý cáchoạt động GDĐĐ phù hợp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 78)

hợp với đối tượng giáo dục và các lực lượng tham gia giáo dục

3.2.3.1 Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Mục đích của việc tổ chức thành lập Ban chỉ đạo là xây dựng được một đội ngũ CBQL và cộng tác viên hoạt động GDĐĐ trong và ngoài nhà trường phù hợp với mục tiêu, nội dung tổ chức GDĐĐ trong suốt năm học.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình, các tổ chức, các lực lượng giáo dục trong xã hội cộng đồng trách nhiệm chăm lo GDĐĐ cho học sinh và phát huy những tiềm năng phong phú của toàn xã hội (về vật chất và tinh thần) tham gia vào giáo dục thế hệ trẻ.

Phối hợp nhịp nhàng với các lực lượng để có những biện pháp cụ thể giúp cho học sinh nhận thức đúng, chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường, không mắc phải các tệ nạn xã hội.

3.2.3.2 Nội dung và quy trình thực hiện

(1) Thành lập ban tổ chức chỉ đạo hoạt động GDĐĐ:

Ban chỉ đạo QLGDĐĐ cho HS trường THPT Bất Bạt bao gồm 2 thành phần (thành phần trong và ngoài nhà trường)

Thành phần trong nhà trường: Nhà trường thành lập Ban chỉ đạo (Ban Đức dục) do đồng chí Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng làm trưởng ban, và các thành viên: Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, GVCN, đại diện Hội cha mẹ HS. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chương trình, chỉ đạo chương trình, tổ chức các hoạt động theo quy mô lớn và phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài

Thành phần ngoài nhà trường gồm: cộng đồng dân cư + Hội PHHS + các Đoàn thể XH.

Trên cơ sở thành phần trên cần xây dựng: Ban chỉ đạo quản lí hoạt động GDĐĐ có các thành phần của Ban Chấp hành Hội PHHS và đại diện chính quyền, các tổ chức XH, một số cơ quan chuyên môn như Phòng Thông tin – Văn hóa, Công an... và một số cá nhân, chuyên gia ....

Cần xây dựng được một hệ thống các cộng tác viên cho các hoạt động để khi tổ chức mời họ tham gia (làm báo cáo viên, hướng dẫn viên, Ban giám khảo) thuyết trình, có thể họ là những cán bộ văn hóa – nghệ thuật, thể dục – thể thao, cựu chiến binh, những cựu HS thành đạt, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khoa học, các nhà hoạt động chính trị.

(2) Yêu cầu đối với ban tổ chức chỉ đạo hoạt động GDĐĐ:

- Nhiệt tình, có trách nhiệm, tâm huyết, có uy tín. - Có kỹ năng, năng lực tổ chức QL, vận động quần chúng.

- Có hiểu biết nhất định về vấn đề GDĐĐ, hoặc một lĩnh vực chuyên môn nào đó liên quan đến hoạt động GDĐĐ.

- Có thời gian, có sức khỏe. - Gia đình phải nền nếp.

- Trong Ban chỉ đạo QL GDĐĐ cho HS (cần thiết là cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, thủ trưởng các tổ chức chuyên môn vì họ mới có đủ tư cách pháp nhân huy động nguồn lực XH).

(3) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa ban tổ chức chỉ đạo hoạt động GDĐĐ với lực lượng tham gia giáo dục:

Cơ chế tổ chức giữa ban tổ chức với lực lượng tham gia nhằm GDĐĐ cho HS thực chất là những cách thức tổ chức việc phối hợp, ai chỉ đạo, ai thực hiện để thông qua đó thực hiện sự tác động qua lại giữa các lực lượng tham gia, nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ, nội dung đặt ra.

Sơ đồ phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình và Xã hội để GDĐĐ học sinh:

: Giáo dục

: Thu nhập thông tin : Xử lý thông tin : Truyền đạt thông tin

(1)Đối với lực lượng trong nhà trường:

Hiệu trưởng chỉ đạo Phó Hiệu trưởng phụ trách giáo dục đạo đức, truyền thống, hoạt động ngoài giờ lên lớp và cơ sở vật chất. Dựa vào kế hoạch của trường, cụ thể hoá kế hoạch giáo dục đạo đức theo từng tuần, tháng và học kỳ. Phân công trách nhiệm các bộ phận kiểm tra tiến độ thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kịp thời.

Tổ chức các hoạt động ngoài giờ, cần chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên và các tổ chức trong trường như: Hội Chữ thập đỏ, Hội phụ huynh... Các hoạt động này phải đa dạng, phong phú, phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Tổ chức các buổi giao lưu với cựu học sinh trường đạt thành tích cao trong học tập và thành đạt trong cuộc sống, hoặc giao lưu với anh hùng trong chiến đấu, trong lao động và sản xuất ở địa phương

Cần phối hợp với Đoàn thanh niên chuẩn bị chương trình sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, tránh lập đi lập lại điệp khúc “Hát Quốc Ca - sơ kết thi đua - nhắc nhở thực hiện nội quy” sẽ gây nhàm chán mà sau khi thực hiện các bước trên nên thêm vào chương trình mục tuyên dương học sinh tiêu biểu trong học tập, rèn luyện, đọc một câu chuyện hay trong sách rút ra ý nghĩa giáo dục, đố vui hàng tuần về lĩnh vực khoa học, văn hoá, xã hội…

Nhàtrường trường

Gia đình Xã hội

Học Sinh

Đánh giá thi đua cuối năm ở các lớp, qua đó đánh giá những thành quả đạt được, những mặt hạn chế trong công tác chủ nhiệm, nguyên nhân dẫn đến những kết quả trên và đưa ra biện pháp trong năm học mới. Việc đánh giá thi đua phải kèm theo sự động viên khen thưởng, mức độ tuỳ từng trường hợp nhưng qua đó nói lên được sự quan tâm của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm. Công tác chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm được thực hiện qua buổi họp giao ban với giáo viên chủ nhiệm đầu tuần hoặc qua bảng thông báo đặt ở phòng giáo viên.

Mỗi học kỳ, Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng) thông qua khối trưởng chủ nhiệm để đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm ở từng khối. Việc đánh giá này dựa vào kết quả thi đua của lớp và kế hoạch chủ nhiệm (sổ chủ nhiệm).Việc đánh giá này phải khách quan công bằng, thấy được những cố gắng nỗ lực của giáo viên đối với công tác chủ nhiệm và động viên nhắc nhở những giáo viên thiếu quan tâm đến lớp.

Mỗi tháng, Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng) đều kiểm tra sổ liên lạc, đây là hình thức giúp Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng) khái quát được tình hình học tập rèn luyện của mỗi lớp, cũng như đánh giá của GVCN có gì sai sót không. (Thí dụ: Học Lực yếu, thì hạnh kiểm tối đa chỉ được khá ) để nhắc nhở sửa chữa kịp thời trước khi chuyển sổ liên lạc cho phụ huynh học sinh.

Cuối năm học, Hiệu trưởng (phó Hiệu trưởng) tổng kết công tác chủ nhiệm, cần khen thưởng những cá nhân đạt thành tích trong công tác chủ nhiệm (dựa vào các tiêu chuẩn đạt chiến sĩ thi đua các cấp).

(2)Đối với lực lượng ngoài nhà trường:

Đối với PHHS có thể thông cơ chế chỉ đạo sau:

- Họp PHHS của lớp: Cuộc họp toàn thể PHHS của lớp là biện pháp liên hệ rộng rãi nhất giữa GVCN và PHHS, đây là một hình thức được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Đó là những cuộc họp được tổ chức theo lịch định kỳ tùy theo tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường. Cuộc họp PHHS được tổ chức nhiều lần trong một năm học tùy theo vị trí, tính chất của cuộc họp mà nội dung của chúng hướng vào những công việc cụ thể khác nhau. Thông thường tổ chức được 3 lần họp PHHS trong một năm đó là vào các thời kỳ: Đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học. Để các cuộc họp toàn thể PHHS có hiệu quả cao, GVCN cần phải biết cách điều khiển cuộc họp. Để điều khiển cuộc họp được tốt GVCN cần phải: Chuẩn bị

cẩn thận, chu đáo, xác định đúng mục tiêu của các cuộc họp một cách cụ thể, xây dựng nội dung một cách thiết thực và phong phú, tránh tình trạng biến cuộc họp PHHS thành một buổi thông báo điểm và các khoản đóng góp. Khi tiến hành các cuộc họp GVCN cần khéo léo, tế nhị, kích thích được tính tích cực của PHHS trong việc đề ra các biện pháp phối hợp với nhà trường, không được xúc phạm đến nhân cách của HS, đến danh dự của các bậc PHHS. Sau mỗi lần tổ chức cuộc họp cần tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về nội dung và hình thức của lần họp đó để kỳ họp lần sau đạt kết quả tốt hơn.

- Trao đổi thư từ, điện thoại với PHHS: Đây cũng là một hình thức phối hợp giữa nhà trường với gia đình, hình thức này được sử dụng rộng rãi để thông báo tình hình học tập và quá trình tu dưỡng đạo đức của HS giữa GVCN và PHHS đặc biệt là khi có vấn đề đột xuất. Hình thức này có tác dụng thông tin nhanh để xử lý kịp thời những sự việc cần giải quyết. Hình thức này đặc biệt có tác dụng lớn đối với việc GDĐĐ cho HS cá biệt vì đây không phải là phương pháp tìm hiểu HS, phương pháp phối hợp hành động giữa nhà trường với gia đình mà còn là con đường ngắn nhất để GVCN, nhà trường phổ biến những kiến thức sư phạm về GDĐĐ cho HS với gia đình một cách cụ thể và có hiệu quả nhất.

- Thông qua sổ liên lạc giữa nhà trường với gia đình: Sổ liên lạc giữa nhà trường với gia đình có vai trò hết sức quan trọng, là phương tiện trao đổi thông tin hai chiều giữa nhà trường với gia đình. Trong suốt quá trình GD của cả một năm học, GVCN cần có kế hoạch định kỳ thông báo cho gia đình HS biết kết quả tu dưỡng đạo đức kết quả học tập và kết quả một số hoạt động khác của con em họ thông qua sổ liên lạc. Điều quan trọng là cùng với việc thông báo kết quả cần phải có những lời nhận xét, đánh giá toàn diện, phản ánh những tiến bộ, những ưu nhược điểm của từng HS và những kiến nghị cần thiết đối với gia đình. Những nhận xét đánh giá và kiến nghị phải cụ thể, tránh chung chung hời hợt. Cha mẹ HS sau khi xem xét sổ liên lạc cần ghi rõ ý kiến của mình về những kết quả phấn đấu của con cái cũng như về nhận xét đánh giá của GVCN. Chính sự thông báo trao đổi ý kiến qua lại như vậy sẽ giúp cho cả nhà trường với gia đình thường xuyên và kịp thời thu được những thông tin cần thiết về HS để không ngừng điều chỉnh và hoàn thiện sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình để GDĐĐ cho HS.

Để đảm bảo tính khách quan, tính hiệu quả của sổ liên lạc, ngoài những yêu cầu đối với GVCN và PHHS thì cộng đồng dân cư cũng phải là một lực lượng chủ yếu tham gia đánh giá kết quả rèn luyện của HS ở gia đình và cộng đồng. Đại diện của cộng đồng

dân cư nơi gia đình HS sinh sống là người chuyển giao sổ liên lạc giữa GVCN lớp và gia đình mà không thông qua HS như hiện nay. Mặt khác cũng tăng cường số lần sử dụng sổ liên lạc trong năm học, trong một kỳ học thay bằng chỉ có một vài lần như hiện nay mà nhiều nhà trường vẫn đang làm.

- Mời PHHS đến trường: Đây là một hình thức thường được GVCN hay Hiệu trưởng sử dụng trong trường hợp HS vi phạm kỷ luật học tập, vi phạm đạo đức ở mức độ trầm trọng. Nhà trường có thể mời PHHS đến để thông báo tình hình của con em họ và cùng PHHS bàn bạc những biện pháp thích hợp để GDĐĐ cho HS có hiệu quả. Việc mời PHHS tới trường không nhất thiết chỉ để thông báo thiếu sót của HS. Cần hiểu rằng việc mời PHHS tới trường còn để bàn bạc và giúp họ, cùng với họ thống nhất cách tổ chức GD kể cả các em HS hư, HS bình thường, HS khá, giỏi. Nhà trường phải biết huy động sự giúp đỡ của PHHS dưới mọi hình thức đa dạng, phù hợp với PHHS... Những cuộc gặp gỡ với PHHS cho phép xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình ngày một thân thiết hơn đồng thời ngăn ngừa được những thiếu sót trong học tập và đạo đức của HS. Tuy nhiên không nên mời PHHS đến trường vì mục đích riêng tư, đồng thời phải có thái độ đúng mực trong việc tiếp xúc đó.

(3)Đối với lực lượng xã hội khác

Thực chất đây là những cách thức phối hợp những tác động GD giữa nhà trường với các LLGD xã hội trong địa bàn dân cư nơi trường đóng và HS đang sinh sống. Mục đích của việc xây dựng cơ chế này một mặt là xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp trong lĩnh vực của đời sống xã hội có tác dụng như là những mối quan hệ GD. Sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội được thể hiện qua các biện pháp sau:

- Nhà trường và xã hội phối hợp xây dựng môi trường GD lành mạnh ở trong cộng đồng dân cư.

Khu vực nơi HS đang sinh sống và học tập, lao động, vui chơi là môi trường gần gũi quen thuộc đối với các em, là môi trường vi mô hàng ngày ảnh hưởng đến con người. Cộng đồng nơi ở là môi trường xã hội trực tiếp điều chỉnh quan hệ của gia đình với các gia đình khác và thành viên của mỗi gia đình. Để xây dựng môi trường GD lành mạnh thì trước hết phải xây dựng gia đình văn hóa, thông qua các phong trào gia đình văn hóa mới. Việc đó là vô cùng cần thiết bởi lẽ không khí gia đình êm ấm hòa thuận, người lớn mẫu mực trong cuộc sống, lao động cần cù

nghiêm túc, say mê học tập, luôn quan tâm đến con em sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ý thức động cơ, thái độ nghị lực học tập và rèn luyện của con em mình.

Xây dựng môi trường GD lành mạnh còn thực hiện thông qua nhà trường tổ chức phối hợp với các cơ quan công an, y tế, các tổ chức xã hội... bằng nhiều hình thức như kết nghĩa đỡ đầu, bảo trợ tham gia tổ chức hoạt động GD HS. Trên cơ sở đó nhà trường tổ chức các hoạt động GD HS như tuyên truyền cổ động cho các công tác: dân số - kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ môi trường, phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác như: ma túy, mại dâm, rượu chè, cờ bạc... Tham gia các phong trào xây dựng văn hóa xã hội, an toàn giao thông, phụ trách nhi đồng ở địa phương, bảo vệ an ninh, giữ gìn đường làng ngõ xóm, tham gia các lễ hội truyền thống của địa phương, các hội thi văn nghệ, thể thao, các hoạt động lao động công ích của địa phương, tìm hiểu và nghe nói chuyện về truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa đạo đức... Đặc biệt tham gia tổ chức GD HS trong hè ở địa phương. Điều quan trọng là mỗi thành viên trong các LLXH tham gia công tác GD HS, trước hết phải là tấm gương cho các em noi theo. Đó là những tấm gương cần cù chịu khó trong lao động và công tác, nhân ái và vị tha trong quan hệ ứng xử, những tấm gương sống động trong sáng đẹp đẽ đó có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ, tích cực hoàn thành nhân cách của HS.

Xây dựng môi trường GD lành mạnh bằng cách nhà trường kết hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, xóa bỏ và kiểm soát các tụ điểm vui chơi không lành mạnh ở khu vực trường đóng và nơi các em sinh sống. Bên cạnh đó tạo điều kiện tổ chức nhiều sân chơi phù hợp với các em trong nhà trường và ở cả khu dân cư.

- Nhà trường phối hợp với xã hội nhằm phát huy tiềm năng về vật chất và tinh thần thuận lợi cho việc GDĐĐ cho HS.

Để thực hiện được biện pháp này nhà trường phải dựa vào nguyên tắc cơ bản để xác định với các tổ chức, đoàn thể trong xã hội là phát huy, tận dụng sức mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực, thu hút mọi người nhằm biến hoạt động GD HS thành nhiệm vụ của toàn dân cụ thể là:

+ Với cơ quan nhà nước có chức năng hành pháp điều hành và QL xã hội như: UBND, Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, Quân đội,... nhà trường tranh thủ sự lãnh đạo, sự hỗ trợ để thực hiện các nhiệm vụ GD.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)