Quá trình phát triển của trườngTHPT Bất Bạt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 43)

Hà Nội

Trường THPT Bất Bạt được thành lập năm 1968 đến nay đã tròn 50 năm xây dựng và phát triển. Tập thể cán bộ giáo viên nhà trường đa số là các thầy cô giáo trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp trồng người và có trình độ chuyên môn vững vàng. Nhiều thầy cô đã dạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, nhiều thầy cô được tặng thưởng kỷ niệm chương, bằng khen, giấy khen...của sở GD và ĐT Hà Nội và UBND thành phố Hà Nội.

Giữ vững và phát huy những thành tích đã đạt được trong 50 năm xây dựng và phát triển dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, tập thể ban Giám Hiệu đã có những bước đột phá trong chỉ đạo dạy và học: Thực hiện việc ứng dụng CNTT vào quản lý - dạy và học, đổi mới kiểm tra đánh giá, cải tiến phương pháp dạy học, tạo sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy và học nhằm năng cao chất lượng giáo dục. Nhà trường luôn tạo điều kiện và động viên khuyến khích các thầy cô giáo tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Mục tiêu hướng tới năm 2015 nhà trường đạt Chuẩn quốc gia. Thầy và trò nhà trường luôn quyết tâm phấn đấu để nhà trường luôn là địa chỉ tin cậy của nhân dân khu vực miền núi huyện Ba Vì.

Trong những năm gần đây số lượng học sinh tương đối ổn định về số lớp và

số lượng học sinh.

Bảng 2.1. Qui mô phát triển học sinh trong giai đoạn 2011 - 2014

Năm học 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 – 2014

Số lớp 27 27 28

Số HS 1080 1134 1176

Được sự quan tâm, đầu tư của thành phố Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, ban lãnh đạo và các cấp chính quyền của UBND huyện Ba Vì. Trường THPT Bất Bạt có đầy đủ cơ sở vật chất khang trang, đồng bộ, có đội ngũ giáo viên trẻ, trình độ chuyên môn cao và đầy nhiệt huyết. Giáo dục của trường THPT Bất Bạt trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, giáo dục đã trở thành điều mong muốn tất yếu của các bậc phụ huynh.

Tổng số diện tích gần 820m2

. Hiện nay (2014) Phòng học kiên cố: 28 phòng học lý thuyết. Phòng máy vi tính: 02. Phòng làm việc: 08. Phòng thiết bị dạy học: 06. Phòng đọc sách: 01. Phòng thực hành: 03. Phòng giáo dục thể chất: 01

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, GV, NV của nhà trường như sau:

Bảng 2.2. Tình hình cán bộ, giáo viên trường THPT Bất Bạt CBB, GV, NV Tổng số

Trình độ chuyên môn Trình độ nghiệp vụ Sau ĐH Đại học Trung cấp CN THPT Tỉ lệ đạt chuẩn % Nghiệp vụ Sư phạm Tin học A Trở lên Ngoại ngữ A trở lên Tỉ lê đạt chuấn % Ban GH 04 04 100 03 03 03 100 Giáo viên 96 96 100 96 96 96 100 Nhân viên 13 05 07 01 80 Cộng 113 105 03 01 97,5

(Nguồn: Báo cáo HNCBVC trường THPT Bất Bạt năm 2014)

Để đánh giá được thực trạng công tác quản lý GDĐĐ ở trường THPT Bất Bạt huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội tác giả tiến hành thực khảo sát như sau:

Khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến trên ba nhóm đối tượng, đó là:

+ 300 học sinh đại diện 3 khối lớp: 10,11,12. Những lớp lấy ý kiến là lớp cơ bản để có thể đại diện cho số đông học sinh toàn trường.

+ 80 giáo viên của nhà trường

+ 20 CBQL bao gồm Ban giám hiệu, TTCM, TPCM, bí thư đoàn, công đoàn - Nội dung thăm dò ý kiến gồm các vấn đề về hoạt động GDĐĐ, quản lý hoạt động GDĐĐ

Phỏng vấn:

Bên cạnh việc thăm dò bằng phiếu, chúng tôi cũng trò chuyện với 3 đối tượng, quan sát công tác quản lý hoạt động GDĐĐ.

2.2. Thực trạng hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở trường THPT Bất Bạt huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

2.2.1. Nhận thức tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh

Để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo

đức cho học sinh, tác giả đưa ra câu hỏi: “Thầy (cô) hãy cho biết ý kiến của mình về vai trò, vị trí của giáo dục đạo đức?”. Tính theo tỉ lệ %, kết quả thu được ở bảng

Bảng 2.3. Vai trò và vị trí của giáo dục đạo đức

TT Nội dung đánh giá

Giáo viên (n=100) Đồng ý (%) Không đồng ý (%)

1 Đạo đức quan trọng hơn tài năng 46 54

2 Tài năng quan trọng hơn đạo đức 48 52

3 Cả Tài và Đức đều quan trọng 97 03

4 GD đạo đức chỉ có trong môn GDCD 58 42

5 Giáo dục đạo đức có trong tất cả các môn học. 54 46 6 Giáo dục đạo đức chỉ cần thực hiện trong nhà trường 23 77 7 Giáo dục đạo đức chỉ cần thực hiện ở gia đình 18 82 8 Giáo dục đạo đức chỉ cần thực hiện ở ngoài xã hội 20 80

9 Giáo dục đạo đức cần thực hiện ở cả gia đình, nhà

trường và ngoài xã hội. 96 04

10 Giáo dục đạo đức chỉ cần phải thực hiện ở lứa tuổi học sinh. 28 72 11 Giáo dục đạo đức cần thực hiện ở mọi lứa tuổi 89 11

12 Giáo dục đạo đức chỉ cần thực hiện khi có người khác

kiểm tra, nhắc nhở. 06 94

13 Giáo dục đạo đức cần thực hiện một cách tự nguyện,

thường xuyên. 88 12

Qua khảo sát cho thấy: hầu hết giáo viên nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của đạo đức và tài năng trong cuộc sống. Có 97% giáo viên cho rằng cả tài và đức đều rất quan trọng, bên cạnh đó vẫn còn không ít giáo viên chưa nhận thức được đúng và đầy đủ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đạo đức và tài năng: có tới 48% giáo viên cho rằng tài năng quan trọng hơn đạo đức và cũng có 46% giáo viên cho rằng đạo đức quan trọng hơn tài năng. Đánh giá về vai trò của đạo đức trong các môn học: có tới 58% giáo viên cho rằng giáo dục đạo đức chỉ có trong môn giáo dục công dân; có 54% giáo viên thì cho rằng giáo dục đạo đức có trong các môn học. Để đánh giá về việc giáo dục đạo đức ở nhà trường, gia đình và xã hội có 23%

giáo viên cho rằng giáo dục đạo đức chỉ cần thực hiện ở nhà trường và cũng có 18% giáo viên cho rằng giáo dục đạo đức chỉ cần thực hiện ở gia đình, có 20% giáo viên cho rằng giáo dục đạo đức chỉ cần thực hiện ở ngoài xã hội. Nhưng bên cạnh đó có tới 96% giáo viên cho rằng giáo dục đạo đức cần thực hiện ở cả gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Về lứa tuổi để giáo dục đạo đức có tới 89% giáo viên cho rằng giáo dục đạo đức cần thực hiện ở mọi lứa tuổi.

Chúng ta đã biết tài và đức là hai mặt rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống hàng ngày đối với mỗi con người. Bác Hồ đã từng nói: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Điều đó càng thấy cần thiết và càng được thể hiện rõ ràng trong bối cảnh hiện nay. Trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước, chúng ta đã có rất nhiều bài học vì thiếu “Tài” mà phải trả giá, xong nếu chỉ coi trọng và đánh giá quá cao vai trò của “Tài” mà xem nhẹ “Đức” thì đó sẽ là một khiếm khuyết lớn. Nếu nhà trường chỉ chú trọng giáo dục tri thức mà xem nhẹ giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh sẽ dẫn tới hậu quả là một bộ phận học sinh có tài năng nhưng quên mất cội nguồn, quên mất những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước, suy thoái đạo đức, lối sống.

Qua đây có thể thấy rằng phần lớn giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của Đức và Tài trong nhân cách của con người, nhưng chưa nhận thức đúng vai trò giáo dục đạo đức trong các môn học, trong các hoạt động khác nhau của nhà trường và trách nhiệm của giáo viên và của gia đình.

2.2.2. Nội dung GDĐĐ cho học sinh

Để tìm hiểu mức độ thực hiện các nội dung GDĐĐ cho học sinh trường THPT Bất Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, tác giả đã khảo sát học sinh và cán bộ, giáo viên.

* Với giáo viên: “Thầy (cô) hãy cho biết những nội dung nào dưới đây được nhà trường quan tâm giáo dục nhiều cho học sinh?”.

* Với học sinh: “Em hãy cho biết những nội dung nào dưới đây được nhà trường quan tâm giáo dục nhiều cho học sinh?”

Bảng 2.4. Đánh giá các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Bất Bạt TT Nội dung HS CBGV % TB Thứ bậc SL % SL % 1 Động cơ học tập đúng đắn 216 72 78 78 75 1 2 Tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện 186 62 68 68 65 5

3 Tôn trọng mọi người 180 60 66 66 63 6

4 Ý thức tổ chức kỷ luật trong sinh hoạt 195 65 72 72 68,5 4

5 Lễ phép với mọi người 204 68 80 80 74 2

6 Xây dựng môi trường xanh sạch 156 52 60 60 56 11

7 Tôn trọng pháp luật 168 56 62 62 59 8

8 Đoàn kết, giúp đỡ người khác 210 70 76 76 73 3

9 Khoan dung độ lượng 150 50 64 64 57 10

10 Tiết kiệm, bảo vệ của công 168 56 70 70 63 6 11 Khiêm tốn, khả năng kiềm chế 162 54 56 56 55 12

12 Lòng dũng cảm 210 56 60 60 58 9

(Nguồn: Điều tra từ CBGV và HS trường THPT Bất Bạt tháng 5/ 2014)

Qua bảng trên chúng ta thấy mức độ các nội dung mà trường THPT Bất Bạt cần quan tâm giáo dục cho học sinh thể hiện ở các số liệu thống kê được: Động cơ học tập đúng đắn 75%, lễ phép với mọi người 74%, Đoàn kết sẵn sàng giúp đỡ người khác 73%, Ý thức tổ chức kỷ luật trong sinh hoạt 68,5%, tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện 65%, tiết kiệm, bảo vệ của công 63%, tôn trọng mọi người 63 %, tôn trọng pháp luật 59 %, lòng dũng cảm 58%, lòng khoan dung độ lượng 57 %, xây dựng môi trường xanh sạch 56%, khiếm tốn, khả năng kiềm chế 55%.

Như vậy, sự đánh giá khách thể cho thấy trường THPT Bất Bạt đã quan tâm

tới việc giáo dục những nội dung đạo đức cần thiết của con người cho học sinh nhưng còn thiếu, đặc biệt là các phẩm chất đạo đức liên quan đến các thái độ của học sinh đối với cuộc sống với con người và với xã hội chưa được chú ý một cách thỏa đáng.

Các em học sinh THPT là lứa tuổi dậy thì, có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, nhiều xúc cảm, dễ dao động, dễ bị ảnh hưởng và chịu tác động của những cái mới

xung quanh... Đây là lứa tuổi sắp bước vào đời, để chuẩn bị cho các em hành trang tốt nhất thì việc giáo dục các phẩm chất đạo đức truyền thống là vô cùng quan trọng. Chúng ta cần quan tâm hơn nữa tới những phẩm chất liên quan đến thái độ của các em đến những người xung quanh, đối với xã hội, đối với dân tộc, với Tổ quốc,...

2.2.3. Hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh

Để khảo sát về việc thực hiện và triển khai các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của các giáo viên về mức độ sử dụng

các hình thức giáo dục đạo đức học sinh: “Theo thầy, cô việc giáo dục đạo đức được nhà trường thực hiện thông qua các hình thức dưới đây đạt được kết quả ở mức độ nào?”. Tính theo giá trị trung bình, kết quả đánh giá được trình bày ở bảng

2.5.

Bảng 2.5: Nhận xét của GV về triển khai các hình thức giáo dục đạo đức của trường THPT Bất Bạt TT Các hình thức Mức độ thực hiện Điểm trung bình X Thứ bậc Tốt (3đ) Khá (2đ) Trung bình (1đ) Chưa tốt (0đ)

1 Qua các giờ chào cờ 37 45 15 3 2.16 11

2 Qua các hoạt động văn nghệ 66 24 10 0 2.56 4

3 Các hoạt động thi đua 57 34 7 2 2.46 7

4 Qua các giờ sinh hoạt lớp 60 23 17 0 2.43 9

5 Qua tuyên truyền các cuộc vận

động 30 56 14 1 2.16 11

6 Qua thăm quan - học tập 60 26 14 0 2.46 7 7 Qua lao động, tăng gia sản xuất 41 44 15 0 2.26 10

8 Qua học tập các quy định về nội

quy - nề nếp của nhà trường 60 30 10 0 2.50 5

9 Hoạt động nhân đạo, uống nước

nhớ nguồn 64 32 4 0 2.60 1

ngoài nhà trường

11 Qua gương người tốt việc tốt,

gương học sinh nghèo vượt khó 64 32 4 0 2.60 1

12 Qua các hoạt động thể dục thể

thao 62 36 2 0 2.60 1

13 Hoạt động bảo vệ môi trường 25 60 15 0 2.10 13

14 Hoạt động giáo dục sức khỏe

sinh sản, giới tính 20 66 14 0 2.06 14

15 Qua giáo dục truyền thống nhà

trường, địa phương đất, nước 22 48 30 0 1.92 15

Qua số liệu khảo sát cho thấy về cơ bản các hình thức giáo dục đạo đức theo

ý kiến các giáo viên là ở mức độ khá, trong đó các hình thức như (Hoạt động nhân đạo, uống nước nhớ nguồn; Qua gương người tốt việc tốt, gương học sinh nghèo vượt khó; Qua các hoạt động thể dục thể thao) được nhà trường thực hiện tốt nhất

và đều xếp vị trí thứ nhất. Bên cạnh đó các hình thức giáo dục giới tính; giáo dục truyền thống, qua giờ chào cờ; tuyên truyền các cuộc vận động, các nhà trường thực hiện chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Để giải quyết vấn đề trên, nhà trường cần quan tâm đổi mới hơn nữa các hình thức giáo dục đạo đức làm cho hoạt động giáo dục đạo đức có nhiều hình thức phong phú và đạt hiệu quả tốt nhất. Trong những năm học qua, nhà trường đã tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, tổ chức hoạt động ngoại khóa sôi nổi. Tuy nhiên nội dung chưa bám sát đối tượng và nhu cầu mong muốn về các hình thức hoạt động.

Để tìm hiểu về hình thức GDĐĐ ngoài giờ lên lớp cho học sinh tác giả đã đặt

câu hỏi: “Em hãy cho biết ý kiến của mình về các hoạt động ngoài giờ lên lớp do Nhà trường và Đoàn thanh niên tổ chức?”. Kết quả thu được trình bày ở bảng 2.6

Bảng 2.6: Thái độ của học sinh đối với các hình thức GDĐĐ ngoài giờ lên lớp TT Các hoạt động Thái độ Điểm trung bình X Thứ bậc RT (3đ) Thích (2đ) Không thích (1đ) 1

Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về ATGT, SKSS, Môi trường, Phòng chống Ma tuý,...

258 39 3 2.85 1

2 Tổ chức các phong trào thi đấu TDTT,

giao lưu văn nghệ, cắm trại,... 18 144 138 1.6 5

3

Tổ chức tham gia các hoạt động từ thiện: Quyên góp quần áo, sách vở, đi lao động công ích,...

75 141 84 1.97 3

4

Tổ chức các chuyến thăm quan di tích lịch sử địa phương, các bảo tàng, nơi sinh của các Anh hùng dân tộc

63 225 12 2.17 2

5 Các hoạt động hướng nghiệp, dạy

nghề.... 57 144 99 1.86 4

Qua bảng số liệu trên cho thấy học sinh thích việc tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề (xếp thứ 1).Thông qua các hoạt động này giáo dục cho các em tinh thần ham học hỏi, đam mê khoa học, học sinh có điều kiện trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong học tập. Tuy nhiên trên thực tế các buổi sinh hoạt chuyên đề thường ít thực hiện, chưa được duy trì thường xuyên, nhà trường chỉ tổ chức vài chuyên đề trong năm, mặc dù nhiều em thích hoạt động này. Việc tổ chức các chuyến tham quan di tích lịch sử, các bảo tàng, nơi sinh của các Anh hùng dân tộc và việc tổ chức các câu lạc bộ được các em thích xếp hạng thứ 2. Để tìm hiểu vấn đề này tác giả đã trao đổi với một

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 43)