Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 62)

2.3.4.1. Thực trạng quản lý việc kiểm tra hoạt động GDĐĐ

Để tìm hiểu vấn đề này tác giả đã khảo sát lấy ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ kiểm tra công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của lãnh đạo

nhà trường: “Xin thầy, cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về các nội dung kiểm tra của Ban giám hiệu nhà trường trong bảng dưới đây?”.

Tính theo giá trị trung bình, kết quả đánh giá thể hiện trên bảng 2.15 Bảng 2.13. Nhận xét của cán bộ quản lý và giáo viên về kiểm tra

công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

STT Nội dung kiểm tra

Mức độ thực hiện Điểm trung bình X Thứ bậc TX (3đ) TT (2đ) KKT (1đ)

1 Kiểm tra hoạt động giáo dục đạo

đức của giáo viên chủ nhiệm 88 12 0 2.88 1

2 Kiểm tra hoạt động giáo dục đạo

đức của giáo viên bộ môn 20 42 38 1.8 6

3 Kiểm tra hoạt động tự quản của

học sinh 88 12 0 2.86 1

4

Kiểm tra hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của các bộ phận được phân công

65 29 6 2.59 5

5

Kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức trong từng tuần

76 3 1 2.75 3

6 Kiểm tra công tác giáo dục học

sinh cá biệt 76 23 1 2.75 3

(Nguồn: Điều tra từ CBGV trường THPT Bất Bạt tháng 5/ 2014)

Kết quả trên cho thấy việc kiểm tra hoạt động giáo dục đạo đức của giáo viên chủ nhiệm, kiểm tra hoạt động tự quản của học sinh, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức trong từng tuần, kiểm tra công tác giáo dục học sinh cá biệt

được tiến hành thường xuyên hơn. Việc kiểm tra các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của các bộ phận được phân công, kiểm tra hoạt động giáo dục đạo đức của giáo viên bộ môn chưa được chú trọng thường xuyên. BGH nhà trường cần tăng cường chỉ đạo dự giờ thăm lớp, kiểm tra hồ sơ giáo án đột xuất, định kỳ, tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giảng dạy và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho đội ngũ giáo viên.

2.34.2. Thực trạng quản lý việc đánh giá công tác GDĐĐ

Thực trạng việc đáng giá công tác GDĐĐ được thể hiện ở bảng 2.14 dưới đây: Bảng 2.14. Thực trạng công tác đánh giá trong quản lý GDĐĐ cho học sinh

trường THPT Bất Bạt

TT Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ

Rất tốt Tốt Chưa

tốt  X

SL % SL % SL %

1 Xây dựng chuẩn đánh giá về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

15 19,5 20 26 42 54.5 127 1.7

2 Xây dựng các cách thức so sánh kết quả giáo dục đạo đức với chuẩn

13 16,8 15 19,5 49 63,7 118 1.5

3

Đánh giá nghiêm túc – khoa học, đảm bảo không có bệnh thành tích trong giáo dục

10 12,9 13 16.9 54 70,2 110 1.4

4 Chỉ ra nguyên nhân và có các quyết định phát huy, điều chỉnh hoặc xử lý

12 16 11 14 54 70 123 1.6

Điểm TB X 1.6

(Nguồn: Điều tra từ CBGV trường THPT Bất Bạt tháng 5/ 2014)

Từ kết quả trên cho thấy công tác đánh giá sau kiểm tra còn nhiều yếu kém (X = 1,5).

Trong công tác đánh giá quan trọng nhất là nhà trường phải xây được chuẩn đánh giá về đạo đức cho học sinh trong nhà trường phù hợp với yếu tố vùng miền. Thực trạng công tác này trong những năm qua còn làm chưa tốt (X = 1,7) trong việc xây dựng bộ chuẩn đánh giá về GDĐĐ. Chính điều đó dẫn đến 70,2 % số ý

kiến được hỏi cho rằng nhà trường đánh giá công tác GDĐĐ học sinh chưa thật nghiêm túc – khoa học, đa số ý kiến cho rằng còn nặng về bệnh thành tích. Bệnh thành tích vẫn còn là căn bệnh khó giải quyết với các cơ sở giáo dục, để có thành tích cao khi báo cáo cấp trên nên công tác đánh giá còn lơ là, lỏng lẻo. Hạn chế chính là căn bệnh thành tích đã không chỉ rõ được yếu kém, bất cập trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường nên đã không chỉ rõ được sự phân loại đối tượng học sinh nhất là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt để từ đó có biện pháp giáo dục riêng với nhóm học sinh này.

Như vậy, trong đó việc xây dựng chuẩn đánh giá về quản lý hoạt động công tác kiểm tra quản lý GDĐĐ chưa hợp lý, xây dựng cách thức so sánh kết quả GDĐĐ hạn chế, việc tiến hành thu thập số liệu và so sánh kết quả đó với chuẩn thực hiện chưa tốt, việc chỉ ra nguyên nhân và có sự điều chỉnh chưa kịp thời.

2.3.4.3. Thực trạng quản lý việc xử lý trong công tác GDĐĐ

Trong giáo dục đạo đức cho học sinh thì công tác xử lí đóng vai trò quan

trọng sau kiểm tra. Cần thực hiện đúng nội dung Thông tư số: 08/ TT ngày 21/03/1988 của Bộ GD & ĐT Hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh, thực trạng này được thể hiện ở bảng 2.17 dưới đây:

Bảng 2.15: Thực trạng công tác xử lí trong quản lý GDĐĐ cho học sinh trường THPT Bất Bạt TT Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ Rất tốt Tốt Chưa tốt  X SL % SL % SL % 1 Kịp thời, chính xác, công bằng, đúng trình tự quy định 10 12,9 13 16,9 54 70,2 110 1.4 2

Tạo dư luận đúng đắn trong nhà trường

và ngoài xã hội, để “ủng hộ cái tốt, phê phán cái xấu

13 16,8 15 19,5 49 63,7 118 1.5

3

Kiên quyết xử lý kỷ luật, bằng những

hình thức thích hợp: đình chỉ học tập hoặc cao hơn…

20 25,9 22 28,6 35 45,8 139 1,8

đấu sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ

Điểm TB X 1,6

(Nguồn: Điều tra từ CBGV trường THPT Bất Bạt tháng 5/ 2014)

Từ kết qủa trên cho thấy nhà trường còn xem nhẹ công tác xử lý sau kiểm tra đánh giá (điểm trung bình X = 1,6). Trong đó 70,2 % số ý kiến được hỏi cho rằng công tác xử lý không kịp thời, chính xác, công bằng, đúng trình tự quy định. Trong năm học qua thực tế cho thấy nhiều vụ việc học sinh vi phạm đạo đức một cách nghiêm trọng nhưng không đưa ra hội đồng kỷ luật hay có biện pháp xử lí kịp thời mang tính răn đe đối với trường hợp khác. Do sự phát triển của kinh tế thị trường mà có nhiều trường hợp còn xét xử trưa công bằng chính vì vậy mà còn tạo ra dư luận trong môi trường sư phạm, cộng đồng khu dân cư là nhà trường quản lý chưa tốt trong ủng hộ cái tốt phê bình cái xấu. Về phương diện này có 63,4% số ý kiến đồng ý với nhận định trên của tác giả. Có 45,8% số ý kiến cho rằng nhà trường chưa có biến pháp mạnh trong công tác quản lí, trong khâu xử lí những hành vi vi phạm đạo đức. Có lúc cần phải kiên quyết xử lý kỷ luật, bằng những hình thức thích

hợp: đình chỉ học tập hoặc cao hơn…điều mà nhà giáo dục không muốn, nhưng là

cần thiết để đảm bảo tính nghiêm khắc - kỷ cương của nhà trường, cuả pháp luật xã hội đối với những học sinh vi phạm.

Sau khi xử lý học sinh vi phạm, cần có kế hoạch theo dõi, phối hợp với phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương tạo cho học sinh phấn đấu sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ. Tuy nhiên quá trình này có tới 70% số ý kiến cho rằng nhà trường làm chưa tốt vì chỉ đến cuối năm học nhà trường mới tiến hành rà soát kiểm tra và xử lí, nhưng sau kì nghỉ hè thì số học sinh vi phạm lại như không. Chính điều đó dẫn đến số học sinh vi phạm đạo đức trong nhà trường không ngừng tăng lên trong những năm học gần đây.

Việc khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh được thực hiện đúng đắn sẽ

góp phần tích cực vào việc cũng cố và phát triển phong trào thi đua 2 tốt :“ Dạy tốt – Học tốt” và thực hiện hiệu quả cuộc vận động 2 không: “ Nói không với tiêu cực trong thi cữ và bệnh thành tích trong giáo dục” trong mỗi nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học phổ thông bất bạt huyện ba vì thành phố hà nội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)