4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên
*Khái quát tình hình hoạt động của khối DN tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh nhỏ trung du miền núi Đông Bắc, có mức độ phát triển sản xuất kinh doanh ở mức độ thấp, nguồn thu hạn hẹp. Tuy nhiên xét tỷ trọng cơ cấu nguồn thu những năm gần đây thì thu từ khối doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu ngân sách với tốc độ tăng trưởng nhanh.
Tính từ năm 2012 toàn tỉnh mới chỉ có 14.500 DN thì đến hết năm 2014 đã tăng lên là 16.750 DN; Trong đó: DN nhà nước 40 DN; DN ĐTNN 81 DN; HCSN có thu 167 DN; Doanh nghiệp NQD 14.462 DN.
Nguồn thu thuế từ khối doanh nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên được thể hiện qua biểu đồ sau:
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Phòng tổng hợp - Nghiệp vụ -Dự toán)
Biểu đồ 4.1 Thu ngân sách từ khối DN
* Hình thức kinh doanh chủ yếu là DNTN chiếm 40%; Công ty cổ phần 35% còn lại 25% là Công ty Liên Doanh, vốn đầu tư nước ngoài và Doanh nghiệp NN.
* Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, số lượng doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Năm 2014 Cục thuế Thái Nguyên đang thực hiện quản lý đối với 4.330 doanh nghiệp, nguồn thu từ khối
3122 1576 3379 1749 4110 2135 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 4.500 2012 2013 2014 Tổng thu ngân sách Thu từ khối doanh nghiệp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47
doanh nghiệp, chiếm gần 52% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Vượt qua khó khăn chung các doanh nghiệp vẫn duy trì HĐSX, đảm bảo tính hiệu quả tạo ra nhiều sản phẩm, nhiều việc làm đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Năm 2012 thu ngân sách từ khối doanh nghiệp đạt 1.576 tỷ đồng, chiếm 50 % trong tổng thu ngân sách. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời gian này đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Một số chính sách mà Chính phủ đã ban hành trước đó như Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội;
Năm 2013 là năm Chính phủ đã điều tiết kinh tế vĩ mô khá mạnh tay thông qua công cụ thuế, nhiều giải pháp về thuế đã được đưa ra kịp thời nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.đặc biệt là Nghị quyết số 47/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 6 năm 2014; nỗ lực bằng các giải pháp điều hành cụ thể, thiết thực để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tăng tổng cầu nền kinh tế; rà soát, có kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp của tất cả các khu vực trong cơ cấu kinh tế.
Năm 2014 doanh nghiệp gặp cũng không ít khó khăn trong HĐSXKD. Tuy nhiên, đây là giai đoạn mà nền kinh tế đang trên đà phục hồi và tăng trưởng nên số thu từ khối các DN có mức độ tăng cao hơn hẳn so với 2012, 2013 và đạt mức kỷ lục vào năm 2014 với số thu đạt 2.135 tỷ đồng. Kết quả thu ngân sách từ khối DN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bắt đầu của chu kỳ tăng trưởng kinh tế với sự gia tăng cả về số lượng DN cũng như số thuế nộp ngân sách cho tỉnh Thái Nguyên.
4.2 Thực trạng công tác thanh tra thuế tại địa bàn Cục thuế tỉnh
4.2.3 Thực trạng thực hiện phương thức và quy trình thanh tra
4.2.3.1 Kết quả thực hiện phương thức thanh tra
Kế hoạch thanh tra được hình thành từ phòng thanh tra thuế thông qua phân tích rủi ro trên phần mềm dựa trên 6 tiêu chí Tổng cục Thuế hướng dẫn và phân tích trên ứng dụng TPR hệ thống 16 tiêu chí tĩnh, bổ sung tiêu chí động để lựa chọn và phòng kiểm tra thuế và các Chi cục thuế đề nghị chuyển thanh tra.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48
Bộ phận thanh tra thuế thuộc cục thuế Thái Nguyên hàng năm đã xây dựng chương trình thực hiện kế hoạch thanh tra được Tổng Cục thuế phê duyệt chuyển sang phòng tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán tổng hợp báo cáo toàn cục thuế. Trưởng bộ phận thanh tra chia kế hoạch thanh tra theo từng quý, tháng phân cho từng đoàn thanh tra. cùng với đó bộ phận thanh tra đăng ký thi đua từng quý, từng năm đối với tập thể và cá nhân thực hiện nhiệm vụ ký giấy cam kết hoàn thành nhiệm vụ trước lãnh đạo Cục thuế từ kết quả đạt được hàng quý và hết năm căn cứ kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra xét thi đua khen thưởng. Ngoài việc đảm nhiệm công việc thực hiện phương thức thanh tra theo kế hoạch thì bộ phận thanh tra được lãnh đạo Cục thuế chỉ đạo giao bổ xung thực hiện thanh tra đột xuất những DN có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, bộ phận kiểm tra thuế thấy mức độ vi phạm vượt quá thẩm quyền, phạm vi xử lý đề nghị chuyển sang hình thức thanh tra. Những đơn vị khi chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phẩn hoá theo quy định của pháp luật. Thanh tra người nộp thuế theo đơn tố cáo. Với kết quả đạt được từng năm ta nhìn (Bảng 4.1).
Bảng 4.1 Kết quả thực hiện theo phương thức thanh tra năm 2012-2014
Kết quả số DN thanh tra
2012 2013 2014
So sánh % 2013/2012 2014/2013
Thanh tra theo kế hoạch (DN) 70 70 63 100 90
Thanh tra đột xuất (DN) 2 3 7 150 233
Cộng 72 73 70 101 96
Nguồn: Phòng Thanh tra - Cục thuế tỉnh Thái Nguyên Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy năm 2012 đến năm 2014, số doanh nghiệp được thanh tra là khá lớn và có sự dao động do có sự điều chỉnh tăng, giảm kế hoạch thanh tra phù hợp với nguồn lực hiện có được Tổng Cục thuế duyệt cuối quý III hàng năm. Cụ thể năm 2012 có 72 doanh nghiêp được thanh tra, năm 2013 thanh tra được 73 doanh nghiệp, tăng đạt 3%; năm 2014 thực hiện thanh tra được 70 DN thấp hơn so với năm 2013 là 3 DN.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49
Thanh tra đột xuất 2013 tăng 50% so với năm 2012. Năm 2014 tăng 133% so với năm 2013 do một số doanh nghiệp lợi dụng cơ chế thông thoáng về thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục tự in hóa đơn, hình thức xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới đất liền đã tạo điều kiện làm xuất hiện “doanh nghiệp ma” thực hiện hành vi mua bán hóa đơn lòng vòng qua nhiều doanh nghiệp hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ %, có chứng từ thanh toán qua ngân hàng để khấu trừ thuế đầu vào hoặc tạo điều kiện để hoàn thuế GTGT gây nên khó khăn cho công tác thanh tra
Bảng 4.2 Tình hình truy thu, phạt qua thanh tra thuế từ năm 2012- 2014
Đơn vị tính: tr.đ
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Số DN thực hiện thanh tra (DN) 72 73 70
Số thuế truy thu, phạt 30.820 18.744 41.093
Bình quân số thuế truy thu/DN 428 503 587
Nguồn: Phòng thanh tra - Cục thuế Thái Nguyên
Từ số liệu bảng 4.2 ta biết số tiền truy thu bình quân qua công tác thanh tra có xu hướng tăng lên rất cao. Năm 2012 số tiền truy thu phạt là 30.820 triệu đồng (BQ 428 triệu đồng/DN) đến năm 2014 là 41.093 triệu đồng (BQ 587 triệu đồng/DN). Để đánh giá chính xác bình quân số thuế truy thu và phạt thì phải hiểu sâu hơn vì mỗi cuộc thanh tra liên quan đến nhiều sắc thuế trong khi các cuộc thanh tra đều quy định thời gian cụ thể, mặt khác các quy định về chính sách thay đổi nhiều và liên tục, ngoài ra chính sách thuế còn liên quan đến nhiều cơ chế cơ quan ban ngành khác, nhiều hệ thống văn bản pháp quy thường không đồng nhất nên rất phức tạp, gây khó khăn cho công tác thanh tra đặc biệt là công tác xử lý vi phạm qua thanh tra. Nguồn cán bộ làm công tác thanh tra còn phải bổ xung, mặt khác trình tự thủ tục của hoạt động thanh tra theo quy định của Luật thanh tra, Luật quản lý thuế rất chặt chẽ, dẫn đến nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. từ phân tích trên số thuế truy thu, phạt qua thanh tra chưa phải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50
cao so với thực tế các DN kinh doanh có lãi đã lách luật thuế còn nhiều.
4.2.3.2 Thực trạng thực hiện quy trình thanh tra thuế tại Cục thuế Thái Nguyên
Nhìn chung công tác thanh tra đã từng bước đi vào nề nếp, thực hiện tương đối đúng quy trình thanh tra thuế, từ khâu lập kế hoạch thanh tra đến Thanh tra tại trụ sở người nộp thuế, kết luận, xử lý qua thanh tra. Quy định rõ ràng từng bước công việc gắn với trách nhiệm của từng bộ phận chức năng tạo nên sự chuyên môn hóa trong công việc. Áp dụng kỹ thuật thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá rủi ro để lựa chọn chính xác hơn đối tượng cần thanh tra. Chú trọng khâu lập kế hoạch và chuẩn bị trước khi tiến hành thanh tra nên mất ít thời gian, nguồn lực và hiệu quả cao nhất. Tăng cường hoạt động kiểm soát, đánh giá chất lượng thanh tra. Tuy nhiên, thời gian thông qua biên bản thanh tra, quyết định thanh tra kéo dài hơn với quy định. Biên bản giải thích nguyên nhân chênh lệch chưa rõ ràng.
4.2.4 Thực trạng công tác lập kế hoạch thanh tra thuế tại Cục thuế
Lập kế hoạch thanh tra của Cục thuế được xác định dựa trên cơ sở phân tích thông tin người nộp thuế của Cục; thông tin về NNT của các cơ quan thuộc các ngành khác có liên quan; đơn thư khiếu nại về thu nộp thuế; tỷ lệ quy định do Tổng cục thuế giao hàng năm. Các công việc chính phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch gồm:
4.2.4.1 Phân tích đánh giá thông tin rủi ro
- Bộ phận thanh tra thuế tập hợp, khai thác thông tin người nộp thuế từ các nguồn từ ngành thuế; thông tin, dữ liệu về NNT ngoài ngành thuế;
- Phân tích rủi ro trên phần mềm excel và phân tích trên ứng dụng TPR. - Xây dựng bộ tiêu chí và phê duyệt
- Tính điểm rủi ro; phân ngưỡng phân loại quy mô doanh nghiệp.
4.2.4.2 Lập kế hoạch thanh tra
a) Thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về người nộp thuế
Phòng thanh tra thuế và cán bộ thanh tra thuế thu thập, khai thác thông tin về người nộp thuế từ các nguồn thông tin, dữ liệu sau:
- Cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế của ngành Thuế, gồm có: (i) Hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ quyết toán thuế; Báo cáo tài chính doanh nghiệp; (ii) Tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của NNT; (iii) Thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế của NNT;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51
- Cơ sở dữ liệu thông tin về NNT của các cơ quan thuộc ngành tài chính;
- Dữ liệu, thông tin của các cơ quan khác có liên quan: Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra Chính phủ; từ các cơ quan quản lý; cơ quan báo chí...;
- Thông tin từ đơn tố cáo trốn thuế, gian lận thuế.
b) Lựa chọn trên cơ sở áp dụng phần mềm ứng dụng TPR:
Phân tích thông tin rủi ro NNT sử dụng phần mềm TPR. Cụ thể, TPR sẽ hỗ trợ, chuẩn hoá công tác lập kế hoạch thanh tra hàng năm trên nguyên tắc phân tích đánh giá rủi ro. Ứng dụng sẽ rà soát thường xuyên thông tin của doanh nghiệp phát hiện và đưa ra dấu hiệu cảnh báo đối với những doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế để có thể bổ sung vào kế hoạch thanh tra. Đảm bảo tính công bằng trong công tác thanh tra, góp phần nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật thuế của DN.
c) Lựa chọn theo phương pháp phân tích rủi ro:
Việc lựa chọn doanh nghiệp vào kế hoạch thực hiện theo trình tự :
- Lựa chọn từ danh sách doanh nghiệp có thời gian hoạt động nhiều năm chưa được thanh tra doanh thu tăng giảm đột biến, bất thường, doanh nghiệp có tình hình sử dụng hóa đơn bất thường.
- Lựa chọn doanh nghiệp có độ rủi ro cao.
- Lựa chọn DN đang trong thời gian được hưởng ưu đãi về thuế TNDN. Việc lập kế hoạch thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp thể hiện qua
Bảng 4.3 Kết quả lập KH thanh tra tại Cục thuế Thái Nguyên năm 2012-2014
Kế hoạch thanh tra 2012 2013 2014 So sánh (%)
2013/2012 2014/2013
DN Nhà nước 2 0 2 - -
DN Đầu tư nước ngoài 1 1 0 100 -
DN Ngoài quốc doanh 66 65 61 98 94
Cộng 69 66 63 96 95
Nguồn: Phòng thanh tra -Cục thuế tỉnh Thái Nguyên
Việc thực hiện lập kế hoạch thanh tra được tiến hành trên phần mềm excel và phân tích trên ứng dụng (TPR) phục vụ cho việc lựa chọn doanh nghiệp thanh tra
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52
phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo khoa học, khách quan, kịp thời các doanh nghiệp được lựa chọn cơ bản có số truy thu lớn.
Những hạn chế trong việc ứng dụng phân tích thông tin rủi ro của người nộp thuế là cơ sở dữ liệu người nộp thuế chưa đầy đủ, phân tích còn thiếu do nhập dữ liệu chậm, lỗi cũng như trong việc tích hợp dữ liệu trên các phần mềm đổ qua chương trình TPR, việc phê duyệt bộ tiêu chí, phê duyệt kế hoạch thanh tra sau khi gửi còn trục trặc nhờ bộ phận tin học Tổng cục Thuế hỗ trợ, Mặt khác, sự phối hợp giữa bộ phận xử lý dữ liệu, bộ phận quản lý và cán bộ thanh tra chưa chặt chẽ, sự năng động trong việc khai thác thông tin của cán bộ làm công tác thanh tra còn hạn chế dẫn đến khả năng đánh giá, phân tích đối với doanh nghiệp chưa cao, Ngoài ra, hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp chưa được xây dựng hoàn chỉnh có quá nhiều các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ vi phạm, các tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp để xác định phạm vi chưa rõ ràng đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho việc lựa chọn doanh nghiệp thanh tra thuế.
4.2.5 Thực trạng công tác thanh tra thuế tại Cục thuế
4.2.5.1. Tập hợp tài liệu, phân tích xác định nội dung thanh tra
Bộ phận thanh tra thuế tiến hành tập hợp tài liệu, phân tích xác định nội dung thanh tra thực hiện phân tích hồ sơ khai thuế, quyết toán các loại thuế, báo cáo tài chính lưu trên hệ thống quản lý tập trung (TMS) tại cơ quan thuế và nắm bắt thông tin về doanh nghiệp tại cơ quan Thuế để xác định những sai phạm trọng tâm, nổi cộm trên báo cáo tài chính những tài khoản nhìn thấy tăng, giảm bất thường của người nộp thuế. Qua đó phân tích rủi ro và định hướng được công việc phải thực hiện khi tiến hành thanh tra thực tế tại trụ sở của người nộp thuế.
4.2.5.2 Tổ chức thanh tra tại trụ sở người nộp thuế
Căn cứ vào kế hoạch thanh tra năm đã được duyệt, lãnh đạo phòng thanh tra dự kiến thành lập đoàn thanh tra và giao số lượng đơn vị cần thanh tra cho từng đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được duyệt. Thông thường, một đoàn thanh tra gồm 3 đến 4 cán bộ thanh tra, trong đó gồm Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53
phiếu phân tích sau đó đưa ra những nội dung cần tập trung thanh tra, cán bộ thanh