4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.5 Thực trạng công tác thanh tra thuế tại Cục thuế
4.2.5.1. Tập hợp tài liệu, phân tích xác định nội dung thanh tra
Bộ phận thanh tra thuế tiến hành tập hợp tài liệu, phân tích xác định nội dung thanh tra thực hiện phân tích hồ sơ khai thuế, quyết toán các loại thuế, báo cáo tài chính lưu trên hệ thống quản lý tập trung (TMS) tại cơ quan thuế và nắm bắt thông tin về doanh nghiệp tại cơ quan Thuế để xác định những sai phạm trọng tâm, nổi cộm trên báo cáo tài chính những tài khoản nhìn thấy tăng, giảm bất thường của người nộp thuế. Qua đó phân tích rủi ro và định hướng được công việc phải thực hiện khi tiến hành thanh tra thực tế tại trụ sở của người nộp thuế.
4.2.5.2 Tổ chức thanh tra tại trụ sở người nộp thuế
Căn cứ vào kế hoạch thanh tra năm đã được duyệt, lãnh đạo phòng thanh tra dự kiến thành lập đoàn thanh tra và giao số lượng đơn vị cần thanh tra cho từng đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được duyệt. Thông thường, một đoàn thanh tra gồm 3 đến 4 cán bộ thanh tra, trong đó gồm Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53
phiếu phân tích sau đó đưa ra những nội dung cần tập trung thanh tra, cán bộ thanh tra ngoài việc tập hợp tài liệu, phân tích hồ sơ doanh nghiệp phải tìm hiểu các thông tin về doanh nghiệp cần thanh tra như: ngành nghề kinh doanh, vị trí xã hội của ngành nghề đó, sản phẩm hàng hoá dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp có cần điều kiện gì không, công nghệ của ngành nghề hiện nay ...
Sau khi công bố Quyết định thanh tra tại trụ sở người nộp thuế, Trưởng đoàn thanh tra thực hiện: Giới thiệu các thành viên của đoàn thanh tra; Nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của đoàn thanh tra, thời hạn thanh tra thường không quá 30 ngày, quyền và trách nhiệm của người nộp thuế, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra với người nộp thuế. Công bố Quyết định thanh tra được lập thành biên bản. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc cuộc thanh tra tại nơi được thanh tra.
Đoàn thanh tra tiến hành tham quan trụ sở doanh nghiệp để nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, khẳng định xem dịch vụ hàng hoá sản xuất có đúng được mô tả trong quá trình phỏng vấn không. Phỏng vấn và tham quan cơ sở doanh nghiệp là phương pháp thanh tra bổ trợ nhưng đem lại hiệu quả lớn, góp phần tích cực vào kết quả thanh tra. Trên thực tế, một số đoàn thanh tra đã bỏ qua quá trình này mà bắt tay thực hiện thanh tra chứng từ, sổ sách của doanh nghiệp ngay sau khi công bố quyết định thanh tra.
- Trong 3 năm tổ chức thanh tra tại trụ sở người nộp thuế. Cục thuế đã truy thu, xử phạt vi phạm hành chính đối với DN chủ yếu là hành vi khai sai, hành vi vi phạm thủ tục về thuế, phạt nộp chậm tiền thuế mà chưa xử lý nhiều về hành vi trốn thuế. Điều này có thể phần nào xuất phát từ bản chất vi phạm của các doanh nghiệp mặt khác cho thấy công tác thanh tra còn chưa đi sâu phát hiện các hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Số tiền phạt bình quân chỉ là 9,7 triệu/doanh nghiệp còn thấp, chưa có tính răn đe đối với các hành vi vi phạm của DN.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54
Bảng 4.4: Kết quả thanh tra thuế giai đoạn 2012 – 2014 của Cục thuế tỉnh
Đơn vị tính: Triệu đồng TT Năm Tổng số doanh nghiệp đã thanh tra (DN) Kết quả xử lý Truy thu thuế và phạt vi phạm
hành chính Giảm khấu trừ Giảm lỗ Tổng số Trong đó Truy thu thuế Xử phạt VPHC 1 2012 72 30.820 24.655 6.165 394 15.656 2 2013 73 18.744 13.496 5.248 1.615 24.343 3 2014 70 41.093 31.761 9.332 1.487 6.602 Tổng cộng 215 90.657 69.912 20.745 3.498 46.601
Nguồn: Cục thuế tỉnh Thái Nguyên Nghiên cứu cho thấy, trong 3 năm 2012-2014, công tác thanh tra thuế đã đạt được những kết quả nhất định. Đó là:
- Số lượng các cuộc thanh tra tính trung bình trong 3 năm là 4,3% so với số doanh nghiệp đang hoạt động mà Văn phòng Cục trực tiếp quản lý. Tỷ lệ như vậy là hợp lý so với nguồn lực hiện có của Cục thuế và đáp ứng được yêu cầu theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế.
- Qua thanh tra thuế, 100% số doanh nghiệp đều phát hiện sai phạm và đã được xử lý theo quy định của pháp luật. Tổng số tiền xử lý bình quân một cuộc thanh tra (truy thu, phạt, giảm khấu trừ và giảm lỗ) trong 3 năm là 660,8 triệu/doanh nghiệp.
4.2.5.3 Thanh tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, hoá đơn, chứng từ của DN.
Tài liệu, sổ sách, chứng từ kế toán của doanh nghiệp phản ánh thực tế tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quy định, việc thực hiện theo hệ thống tài khoản kế toán, chứng từ kế toán, chế độ sổ sách kế toán và hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được thực hiện theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp hoặc Quyết định
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55
48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thông tư 138/2011/TT-BTC ngày 4/10/2011của Bộ Tài Chính hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán DN nhỏ và vừaáp dụng từ ngày 01/01/2012.
Qua kết quả thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên thời gian qua việc tổ chức hệ thống kế toán của các doanh nghiệp nhìn chung đều đã tuân thủ các quy định theo Luật và các chuẩn mực kế toán. Đã dựa trên quy định của pháp Luật và đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình để tổ chức một hệ thống kế toán cho phù hợp. Mặc dù vậy, trong quá trình thanh tra thuế tại cơ sở người nộp thuế còn phát hiện một số sai phạm sau:
- Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng ứng dụng phần mềm kế toán, nhưng để tiện theo dõi, quản lý, các doanh nghiệp này cũng lập một số loại sổ dành cho ghi chép thủ công, đôi khi số liệu và diễn giải của các sổ tay này không rõ ràng, mạch lạc, thậm chí còn tẩy xoá số liệu, không thực hiện đúng theo phương pháp chữa sổ quy định. Ngoài ra, các doanh nghiệp khác nhau sử dụng phần mềm kế toán khác nhau với các mẫu biểu, sổ sách được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp không giống nhau đã làm giảm tính hiệu quả, thống nhất về nguyên tắc vận dụng theo các hình thức kế toán được quy định, đồng thời ảnh hưởng công tác thanh tra, kiểm soát của Nhà nước.
Một số doanh nghiệp do dựa vào phần mềm kế toán, sổ sách kế toán được ghi trên máy tính nên không thực hiện in và lưu chứng từ, sổ sách phát sinh theo định kỳ. Sổ sách in ra không có số trang, không đóng dấu giáp lai, không có chữ ký của giám đốc và kế toán. Khi đoàn thanh tra vào thì mới in ra, có khi phần mềm lỗi không in được, sổ kế toán in ra rất lộn xộn, gây khó khăn trong việc thanh tra.
- Đối với không ít doanh nghiệp công tác kế toán chỉ là “công cụ đối phó” với việc thanh tra thuế. Trong doanh nghiệp tồn tại hai hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống được gọi là “kế toán nội bộ” chỉ có chủ doanh nghiệp được biết, không theo quy định nào của pháp luật. Hệ thống thứ hai được gọi là “kế toán thuế” thông tin, số liệu hoàn toàn không phản ánh đúng thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56
như: lợi dụng người mua hàng không lấy hoá đơn để bán hàng không xuất hoá đơn, bán hóa đơn cho người không mua hàng hóa để kiếm lời theo tỷ lệ thỏa thuận, không ghi nhận doanh thu tính thuế. Giữa 3 liên của hoá đơn có chênh lệch về giá trị. Hoá đơn bị ghi sai, ghi thiếu chỉ tiêu, gạch tẩy xoá, huỷ hoá đơn không đúng quy định. Cố tình không lập hoá đơn ngay khi bán hàng hoá, dịch vụ mà định kỳ cuối tuần, cuối tháng xuất ghi hoá đơn, để hoá đơn trắng, ghi hoá đơn không đúng tuần tự thời gian để “chế biến” số liệu kế toán... Đặc biệt, vấn đề vi phạm về hoá đơn hiện nay là tình trạng doanh nghiệp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, bỏ khỏi địa chỉ kinh doanh nhằm mục đích hợp thức hoá hàng hoá, dịch vụ mua vào trôi nổi, không rõ nguồn gốc hay nhằm mục đích trốn thuế thu lời bất chính, gây thiệt hại lớn cho NSNN. Tình trạng mua bán hoá đơn diễn ra ngày càng có quy mô, tổ chức tinh vi, khó kiểm soát, có sự liên kết chặt chẽ của những doanh nghiệp "ma" chỉ đăng ký kinh doanh, đăng ký MST để mua bán hóa đơn.
Qua thanh tra tại trụ sở người nộp thuế đã phát hiện một số sai sót của NNT trong việc hạch toán kế toán, sử dụng hóa đơn tự in như: Sổ sách không mở đầy đủ, không lưu chứng từ theo chế độ, lợi dụng sự thông thoáng của Nhà nước cho tự in, thông báo phát hành hóa đơn, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật thuế, mua bán hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn...gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc quản lý, giám sát thanh tra các DN.
Bảng 4.5 Các sai phạm trong hạch toán kế toán, sử dụng hóa đơn
Các vi phạm Năm So sánh (%) 2012 (DN) 2013 (DN) 2014 (DN) 2013/2012 2014/2013 Hệ thống sổ KToán không đầy đủ 5 4 6 80 150
Doanh nghiệp sử dụng hoá
đơn bất hợp pháp 15 21 24 140 114
Hóa đơn của DN bỏ trốn, bỏ
khỏi địa chỉ kinh doanh 3 5 6 166 120
Chứng từ kế toán không
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57
Nguồn số liệu: Cục thuế tỉnh Thái Nguyên
Qua bảng số liệu (4.5) trên ta thấy được Công tác thanh tra tthuế đã đánh giá được tính thực tế tại các Doanh Hệ thống sổ kế toán không đầy đủ qua 3 năm tăng dần, số doanh nghiệp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp cũng tăng nên so với năm 2012...
Khi kết thúc năm tài chính doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính, hạn nộp báo cáo tài chính tối đa sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Phần lớn các doanh nghiệp đã nghiêm túc chấp hành quy định này vì đã kê khai qua mạng. Tuy nhiên vẫn tồn tại những doanh nghiệp thực hiện lập báo cáo tài chính với số liệu không chính xác “bốc thuốc” để nộp cho cơ quan thuế để tránh bị phạt chậm nộp báo cáo. Tình trạng này gây khó khăn cho công tác thanh tra thuế từ khâu lập kế hoạch thanh tra đến khâu thanh tra tại cơ sở người nộp thuế do số liệu không chính xác khi đưa vào phân tích.
- Thực hiện thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin, lựa chọn các đơn vị có dấu hiệu gian lận thuế để tiến hành thanh tra, vừa không gây phiền hà cho các doanh nghiệp có vi phạm, vừa tránh lãng phí nguồn lực của cơ quan thuế. Với phương pháp này từ năm 2012 đến năm 2014 số thuế truy thu đều tăng so với năm trước.
Thời gian tiến hành một cuộc thanh tra tại đơn vị cũng đã được rút ngắn từ 30 ngày xuống còn 20 ngày bởi công tác thanh tra đã tiến hành bước phân tích sâu hồ sơ doanh nghiệp tại cơ quan thuế. Khi tiến hành thanh tra, tập trung vào các dấu hiệu nghi vấn, đấu tranh những điểm sai phạm của người nộp thuế, tránh tình trạng thanh tra dàn trải, gây mất thời gian khi thực hiện thanh tra.
4.2.5.4 Thanh tra việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp
Tại Cục thuế Thái Nguyên, việc áp dụng cơ chế tự khai tự nộp, kê khai qua mạng, điện tử đã được thực hiện có hiệu quả làm giảm tối đa thời gian cho người nộp thuế và ứng dụng công nghệ thông tin (TMS) cơ quan thuế đã triển khai tới các Chi cục thuế đây cũng là bước ngoặt lớn nâng cao hiệu quả công việc cho toàn xã hội nói chung và thuận lợi cho khối doanh nghiệp nói riêng, khối doanh nghiệp cơ bản đã phối hợp kết hợp tốt với cơ chế quản lý mới. Công tác thanh tra tại cơ sở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58
doanh nghiệp cũng ghi nhận kết quả chấp hành pháp luật về thuế của khối doanh nghiệp này. Mặc dù vậy qua thanh tra thuế vẫn phát hiện nhiều sai phạm trong xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Tính chất vi phạm và hình thức sai phạm của các doanh nghiệp có khác nhau, nhưng tập trung vi phạm ở 1 vài sắc thuế chủ yếu là thuế GTGT, thuế TNDN, TNCN, sử dụng hóa đơn. Cụ thể:
- Các vi phạm về thuế GTGT chủ yếu được phát hiện trong quá trình thanh tra thuế và thanh tra sau hoàn thuế GTGT đó là do:
+ Kê khai thuế GTGT đầu vào của hóa đơn hàng hoá dịch vụ mua vào chưa đúng quy định như: Hàng hoá chịu thuế GTGT bị tổn thất đã được bồi thường, số thuế GTGT đầu vào của số lượng hàng hoá thực tế hao hụt tự nhiên vượt quá định mức hao hụt theo quy định, Hoá đơn ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán; của người mua nên không xác định được người mua; Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi; hoá đơn đã bị sửa chữa nội dung không đúng quy định.
+ Kê khai hoá đơn tiêu dùng của cá nhân không phục vụ sản xuất kinh doanh như hoá đơn thuê nhà, điện, điện thoại, nước, dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm phục vụ cho cá nhân. Hoá đơn chi đi nghỉ mát, tổ chức các hoạt động trong các ngày lễ tết...
+ Kê khai hoá đơn đã quá thời hạn kê khai, kê khai trùng, kê khai hoá đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo; hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng đến thời hạn thanh toán không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng; hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ dùng cho hoạt động SXKD hàng không chịu thuế GTGT; hoá đơn ghi sai mức thuế suất.
+ Doanh nghiệp có hoạt động xây dựng thường vi phạm là không xuất hoá đơn, hạch toán doanh thu và kê khai thuế GTGT đầu ra của công trình xây dựng đã hoàn thành nghiệm thu hoặc đã có xác nhận khối lượng thi công giữa các bên. Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá dịch vụ nhưng không đảm bảo được các điều kiện về hoá đơn, hợp đồng với đối tác nước ngoài, tờ khai hải quan, thanh toán qua
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59
ngân hàng.
+ Theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính số 219/2014/TT-BTC ngày 31/12/2013 thì điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào là: Hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên theo giá đã có thuế GTGT