Kết quả thực hiện KH thanh tra và thanh tra đột xuất tại Cục thuế

Một phần của tài liệu tăng cường công tác thanh tra thuế trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 71)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.6 Kết quả thực hiện KH thanh tra và thanh tra đột xuất tại Cục thuế

4.2.6.1 Kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra và thanh tra đột xuất năm 2012-2014

Hiện nay phòng thanh tra thuế cục thuế tỉnh Thái Nguyên đang phải thực hiện đồng thời nhiều việc một lúc như: Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra người nộp thuế hàng năm; Tiếp nhận yêu cầu và hồ sơ đề nghị thanh tra người nộp thuế của phòng kiểm tra thuế và các Chi cục Thuế chuyển đến; Phòng thanh tra thực hiện công tác thanh tra thuế theo chương trình kế hoạch thanh tra của Cục Thuế đã phê duyệt; thanh tra các trường hợp do phòng kiểm tra thuế, các Chi cục đề nghị, chuyển hồ sơ; hoặc thanh tra đột xuất theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Phối hợp với cơ quan chức năng khác trong việc thanh tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế; bán hóa đơn. Thanh tra cần xác minh, giải quyết các khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế; đề xuất ý kiến đối với các hồ sơ tố cáo về thuế không thuộc thẩm quyền của phạm vi toàn Cục Thuế chuyển cho cơ quan cấp trên và các cơ quan khác có liên quan giải quyết. Tổng hợp, báo cáo đánh giá chất lượng công tác thanh tra thuế, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến người nộp thuế trong phạm vi toàn cục thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63

Bảng 4.6 Kết quả KH thanh tra của Cục thuế năm 2012-2014

Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 KH Thực hiện Tỷ lệ (%) KH Thực hiện Tỷ lệ (%) KH Thực hiện Tỷ lệ (%)

Thanh tra theo KH 69 70 101 66 70 106 63 63 100

DN nhà nước 2 2 100 0 0 0 2 2 100

DN Đầu tư nước ngoài 1 1 100 1 1 100 0 0 0

DN Ngoài quốc doanh 66 67 102 65 69 106 61 61 100

Thanh tra đột xuất 0 2 - 0 3 - 0 7 -

Cộng 69 72 104 66 73 111 63 70 111

Nguồn: Phòng thanh tra - Cục thuế tỉnh Thái Nguyên Số liệu bảng 4.6 thể hiện kết quả thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất cho thấy: Năm 2012- 2014 tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra thuế còn thấp so với tổng số doanh nghiệp hoạt động. Tỷ lệ doanh nghiệp thanh tra thuế giảm xuống năm tiếp theo nhưng số tiền truy thu bình quân qua thanh tra thuế có xu hướng tăng lên. Năm 2012 KH 70 thực hiện 72 doanh nghiêp được thanh tra, đến năm 2014 KH thanh tra 63 thực hiện 70 doanh nghiêp được thanh. Điều này cho thấy công tác thanh tra được Cục thuế Thái Nguyên quan tâm, việc lựa chọn xác định đối tượng thanh tra đúng. Trong những năm qua, lĩnh vực thanh tra tập trung chủ yếu vào doanh nghiệp nhiều năm kéo dài chưa được thanh tra, các doanh nghiệp có doanh thu lớn không phát sinh số thuế phải nộp, có số thuế GTGT âm lớn kéo dài nhưng không đề nghị hoàn, doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi, doanh nghiệp có số lỗ lớn, có dấu hiệu chuyển giá. Phát hiện các hành vi sai phạm thường gặp của người nộp thuế tập trung chủ yếu vào các nhóm hành vi như:

Các hành vi làm giảm doanh thu, thu nhập chịu thuế dẫn đến làm giảm các khoản thuế GTGT, thuế TNDN phải nộp. Doanh thu nhận trước không xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu mà ghi nhận doanh thu nhận trước khi chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa dịch vụ hay thanh toán theo tiến độ (thường đối với hoạt động kinh doanh XDCB), Không xuất hóa đơn đối với hàng hóa dịch vụ để trao đổi, biếu tặng,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64

xuất tiêu dùng nội bộ. Không hạch toán doanh thu trên sổ sách để trốn doanh thu (doanh thu thu hồi phế liệu), Không kê khai, kê khai thiếu doanh thu, thu nhập khác bán thanh lý TSCĐ, kê khai sai kỳ tính thuế thể hiện hóa đơn số lớn kê khai trước số nhỏ kê khai sau.

Các hành vi làm tăng chi phí để giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp (hạch toán chi phí lãi vay giai đoạn đầu tư, lãi vay góp vốn điều lệ thiếu, lãi không phục vụ hoạt động SXKD, xây dựng định mức sản xuất không đúng thực tế mỗi năm khác nhau, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bản quyền, quảng cáo, tiếp thị, chi lương không đúng thực tế);

Các hành vi lợi dụng chính sách ưu đãi miễn giảm thuế để không nộp thuế hoặc nộp không đúng với nghĩa vụ quy định, không tách thu nhập được ưu đãi và không ưu đãi, không tách thu nhập khác, thu nhập từ đầu tư mở rộng không được hương ưu đãi, xác định sai điều kiện ưu đãi theo từng thời điểm

Lợi dụng việc mở rộng thông thoáng về tự in ấn, phát hành, sử dụng hóa đơn, xuất khống hóa đơn không có mua bán hàng hóa, dịch vụ, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, bán hóa đơn để đáo nợ ngân hàng, vay ngân hàng (Bảng 4.7).

Bảng 4.7 Số doanh nghiệp vi phạm từ năm 2012-2014 1 Nội dung 2012 2013 2014 Số DN Thanh tra Số DN vi phạm Tỷ lệ DN vi phạm % Số DN Thanh tra Số DN vi phạm Tỷ lệ DN vi phạm % Số DN Th tra Số DN vi phạm Tỷ lệ DN vi phạm % Thanh tra theo KH 70 70 100 70 70 100 63 63 100

DN nhà nước 2 2 100 0 0 0 2 2 100

DN Đầu tư nước ngoài 1 1 100 1 1 100 0 0 0

DN Ngoài quốc doanh 67 67 100 69 69 100 61 61 100

Thanh tra đột xuất 2 2 100 3 3 100 7 7 100

Cộng 72 72 100 73 73 100 70 70 100

Nguồn: Phòng thanh tra - Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

Số liệu bảng 4.7 thể hiện số lượng doanh nghiệp thanh tra phát hiện vi phạm từ năm 2012-2014 chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh do thiếu sự cập nhật

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65

chính sách, chế độ kế toán còn chưa linh hoạt theo cơ chế, chính sách thuế thường xuyên sửa đổi bổ sung làm cho doanh nghiệp không cập nhật kịp thời dẫn đến sai sót không cố ý hoặc một số giám đốc, chủ doanh nghiệp tư nhân cố tình làm sai để trốn thuế, gian lận thuế.

4.2.6.2 Kết quả thực hiện truy thu thuế qua công tác thanh tra tại trụ sở NNT

Qua thanh tra thuế vẫn phát hiện nhiều sai phạm trong xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Tính chất vi phạm và hình thức sai phạm của các doanh nghiệp có khác nhau, nhưng tập trung vi phạm ở những sắc thuế chủ yếu là thuế GTGT và thuế TNDN, thuế TNCN. Bảng 4.8 Số DN vi phạm việc chấp hành Luật thuế TNDN, thuế TNCN STT Các loại vi phạm Năm So sánh % (số trường hợp vi phạm) 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 1 Chi phí NVL vượt định mức 5 6 4 120 67

2 Kê hàng hóa khống, chênh

lệch tỷ giá cuối kỳ 7 5 6 71 120

3 Khấu hao TSCĐ không đúng

quy định 9 10 8 111 80

4 Trích tiền lương, trợ cấp thôi việc người LĐ không đúng quy định

7 8 6 114 75

5 Hạch toán vào chi phí những

khoản chi sai nguồn 16 16 17 100 106

6 Khai thiếu doanh thu bán phế

liệu, tính sai niên độ kế toán… 15 18 17 120 94 7 Sai phạm trong việc tính thuế

TNCN 11 9 9 82 100

Nguồn: Cục thuế tỉnh Thái Nguyên Từ bảng số liệu (4.8) trên ta thấy mức độ sai phạm của các hình thức là khác nhau nhưng nhìn chung đều làm tăng, giảm nghĩa vụ thuế do các sai phạm trên đều ghi nhận tăng khoản chi phí. Từ những sai phạm tăng, giảm theo các năm đó song do công tác thanh tra kịp thời phát hiện do vậy không có trường hợp nào vi phạm ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66

mức độ nghiêm trọng

Qua bảng 4.9 ta thấy, sai phạm của DN cho thấy mức độ chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp còn hạn chế. Do vậy, cần phải tăng cường hơn nữa công tác thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. Hàng năm ngay từ đầu năm, tiến hành rà soát phân tích chi tiết hồ sơ khai thuế của người nộp thuế, nắm chắc tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn, phân tích các nhân tố tăng, giảm đối với từng lĩnh vực, từng ngành nghề doanh nghiệp từ đó đề ra các biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm khai thác triệt để các nguồn thu, chống thất thu ngân sách, bảo đảm nuôi dưỡng nguồn thu, thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN.

Bảng 4.9 Kết quả truy thu thuế 3 năm 2012-2014 1

Đơn vị tính: triệu đồng Loại hình doanh nghiệp 2012 2013 2014 Số DN Số thuế truy thu Số tiền Phạt Số DN S ố thuế truy thu Số tiền Phạt Số DN Số thuế truy thu Số tiền Phạt DN nhà nước 2 1.827 457 0 0 0 2 6.471 1.901 DN Đầu tư NN 1 354 89 1 362 141 0 0 0 DN Ngoài QD 69 22.474 5.619 72 13.134 5.107 68 25.290 7.431 Cộng 72 24.655 6.165 73 13.496 5.248 70 31.761 9.332

Nguồn: Phòng Thanh tra thuế - Cục thuế Thái Nguyên

Từ năm 2012 đến năm 2014, số tiền truy thu thuế và phạt có sự biến động đáng kể ở cả 3 loại hình doanh nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động trên là do Cục thuế tỉnh đã có nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác thanh tra thuế như yêu cầu doanh nghiệp sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính, tăng cường thanh tra tại trụ sở người nộp thuế, việc thanh tra hồ sơ ban đầu được tiến hành khách quan và bài bản, giảm thiểu tình trạng qua loa, đại khái. Bên cạnh đó, việc thanh tra thuế trước đây chỉ tập trung chủ yếu vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh điều này chưa thực sự đảm bảo tính công bằng và hài hoà, thì nay đối tượng thanh tra thuế đã mở rộng phạm vi thanh tra bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67

Với những biện pháp trên đã giúp cho công tác thanh tra thuế ngày càng sát với thực tế, qua đó chống thất thu ngân sách nhà nước từ nguồn thu thuế của tất cả các loại hình doanh nghiệp.

Bảng 4.10 Số thuế truy thu bình quân trên 1 DN qua Thanh tra thuế

Đơn vị tính: triệu đồng

Loại hình DN 2012 2013 2014

DN Nhà nước 1.827 - 6.471

DN đầu tư nước ngoài 354 362 -

DN ngoài quốc doanh 22.474 13.134 25.290

Bình quân (%) 368 187 454

Nguồn:Phòng Thanh tra thuế -Cục thuế Thái Nguyên

Qua thanh tra thuế đã phát hiện một số lỗi mà các doanh nghiệp đã vi phạm sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, hoá đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, mua của đơn vị khác để bán hàng và kê khai khấu trừ thuế, hoàn thuế, thanh toán rút tiền ngân sách Nhà nước; Xuất hoá đơn khống cho khách hàng. Bán hàng không lập hoá đơn, bán hàng lập hoá đơn chênh lệch về số lượng, giá trị giữa liên 2 với liên 1 và liên 3 của cùng một số hoá đơn. Viết hoá đơn không ghi đầy đủ hoặc ghi sai nội dung trên hoá đơn như: Địa chỉ, mã số thuế, hình thức thanh toán; Kê khai không đúng các điều kiện được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế; Hạch toán kê khai sai khoản mục chi phí nhằm làm giảm số thuế phải nộp không kê khai doanh thu tính thuế. Gian lận trong xuất khẩu. Kê khai tăng giá trị hàng xuất khẩu bằng cách khai không đúng lượng hàng hoá hoặc giá bán trên tờ khai xuất khẩu.

a) Sai phạm về doanh thu tính thuế

Doanh thu tính thuế là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến số thuế GTGT, thuế TNDN phải nộp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, DT tính thuế của một DN có thể được nhận từ nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh khác nhau, từ nhiều địa bàn khác nhau, bằng nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Do đó công tác thanh tra DT tính thuế ngày càng phức tạp và quan trọng. Công tác thanh tra đã phát hiện rất nhiều DN kê khai doanh thu chưa chính xác, có tình trạng che dấu doanh thu để trốn thuế cụ thể

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68

Bảng 4.11 Các sai phạm về doanh thu tính thuế năm 2012 – 2014 Loại hình

DN S

ố DN vi

phạm Các vấn đề phát hiện qua thanh tra Nguyên nhân chủ yếu Kết luận giải quyết

DN NN 0

DNĐTNN

1 - Xác định thiếu doanh thu tính thuế, sai niên độ kế toán làm giảm doanh thu tính thuế, thu nhập chịu thuế không chính xác.

- Hạch toán sai thời điểm căn cứ xác định DT dẫn đến vi phạm về kê khai thuế GTGT, thuế TNDN.

- Tăng cường giám sát việc kê khai công trình phát sinh hàng tháng, quý. - Đôn đốc DN chấp hành đúng

quy định của luật quản lý thuế. - Truy thu tăng DT tính thuế

GTGT,

- Tăng DT tính thuế TNDN theo đúng quy định,

- Ấn định lại chi phí tương ứng

với doanh thu. - Tăng cường phân tích chuyên

sâu đối với hoạt động xây dựng - Yêu cầu cung cấp hợp đồng mua bán hàng hóa, thanh toán ngay khi bắt đầu Thanh tra. DN Ngoài

quốc doanh

6 - Xác định doanh thu không đúng theo giá trị nghiệm thu, quyết toán trong hoạt động xây dựng, lắp đặt.

- Không hạch toán DT trên sổ sách kế toán để trốn thuế. - Xác định DT không đúng thời điểm bàn giao công

trình đưa vào sử dụng.

- Kê khai sai kỳ tính thuế. - Không kê khai đối với

hàng hóa bán lẻ. - Do cố ý làm trái quy định

của việc sử dụng hóa đơn. - Kê khai DT chậm hơn so với thời điểm quyết

toán hoặc bàn giao công trình

8 -DN bán hàng hóa, dịch vụ cho cá nhân không xuất hóa đơn, xuất hóa đơn không đúng với giá thực tế .

12 -DN ghi giá bán thấp hơn giá thực tế;xóa bỏ hóa đơn không hợp lệ,không hạch toán thu nhập khác.

3 -DN bán phế liệu không kê khai DT; không xuất hóa đơn, không kê khai DT đối với hàng hóa dùng để cho biếu tặng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69

Qua bảng 4.11 cho thấy: Sai phạm của doanh nghiệp về kê khai doanh thu vẫn tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau, tình trạng che dấu doanh thu làm giảm số thuế phải nộp, làm tăng số thuế được hoàn của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến số thu ngân sách nhà nước. Tổng số DN sai phạm qua thanh tra từ năm 2012-2014 là 215 DN thì có 30 doanh nghiệp sai phạm về doanh thu chiếm tỷ lệ ≥13%

b) Sai phạm về chi phí hợp lý được trừ

Chi phí hợp lý được trừ là một yếu tố quyết định đến thuế TNDN. Doanh thu tính thuế có quan hệ cùng chiều với số thuế TNDN thì chi phí hợp lý được trừ có quan hệ ngược chiều với thuế TNDN phải nộp. Trong những năm qua, Cục thuế Tỉnh Thái Nguyên đã làm tốt công tác thanh tra chi phí hợp lý được trừ. Trên cơ sở xem xét tình hình kê khai của DN, cơ quan thuế đã tiến hành thanh tra những doanh nghiệp có nghi ngờ sai phạm và phát hiện ra khá nhiều trường hợp hạch toán chi phí hợp lý không đúng. Cụ thế các sai phạm tại bảng 4.12 cho ta thấy tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các doanh nghiệp do Cục thuế Thái Nguyên quản lý đa số thực hiện tốt việc kê khai chi phí hợp lý được trừ. Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp khai chưa chính xác. Các sai phạm được phát hiện qua thanh tra,

Một phần của tài liệu tăng cường công tác thanh tra thuế trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)