Các yếu tố chủ quan thuộc về cơ quan thuế

Một phần của tài liệu tăng cường công tác thanh tra thuế trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 90)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.1 Các yếu tố chủ quan thuộc về cơ quan thuế

Có thể nói, công tác thanh tra thuế là một trong bốn chức năng quan trọng nhất của ngành thuế. Làm sao để hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi trốn thuế, gian lận thuế đồng thời hài hòa được lợi ích của nhà nước với nhân dân? Đó là một câu hỏi lớn đối với ngành thuế cũng là trách nhiệm của công chức thuế. Điều này đòi hỏi Chính Phủ, ngành thuế phải đề ra được những biện pháp phù hợp nhất trong công tác quản lý thuế, đặc biệt là công tác thanh tra thuế. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, ta cần nghiên cứu thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra tại Cục thuế Thái Nguyên là cần thiết để từ đó nhân rộng ra toàn ngành giảm bớt yếu tố hạn chế và tích cực đến nhân tố làm tăng hiệu quả công tác này trong thực tiễn.

Thứ nhất, ngành thuế đã chủ động triển khai áp dụng đồng bộ và quyết liệt biện pháp quản lý thuế theo 4 chức năng như: Công tác tuyên truyền hỗ trợ DN; Công tác kê khai kế toán thuế qua mạng, chữ ký số; Thực hiện nhiều biện pháp quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế; Công tác thanh tra thuế.

Thứ hai, công tác tổ chức: đã tiến hành phân định rõ nhiệm vụ của thanh tra thuế đúng với chức năng nhiệm vụ được quy định theo quyết định của Tổng Cục Thuế, Cơ chế phối hợp giữa phòng thanh tra và các phòng trong Cục thuế phải tuân thủ các quy trình đúng, tránh giải quyết chậm trễ làm ảnh hưởng tới bộ phận liên quan.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82

Thứ ba, Cục thuế đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế nhưng chưa đầy đủ. Các căn cứ quan trọng để xây dựng cơ sở dữ liệu về người nộp thuế đó là: Báo cáo quyết toán thuế; hồ sơ khai thuế hàng kỳ; Báo cáo nợ; báo cáo hóa đơn. Cục thuế đã xây dựng cơ sở dữ liệu về người nộp thuế dựa vào cơ sở dữ liệu ở trên của các đơn vị.

Qua đó, có thể đối chiếu so sánh qua các năm từ đó tìm ra chênh lệch, sai số phục vụ hữu ích cho công tác thanh tra.

Thứ tư, Công việc thanh tra đã áp dụng được một số công nghệ về tin học nhưng đa số vẫn thực hiện bằng phương pháp thủ công chưa tập trung vào các khâu gian lận; chưa ứng dụng được nhiều công nghệ tin học vào thanh tra thuế, do đó các cuộc thanh tra vẫn còn kéo dài và kết quả truy thu qua thanh tra còn khiêm tốn. Hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT phục vụ công tác Thanh tra còn chưa Tăng cường hoặc lạc hậu, dữ liệu thiếu và không kịp thời (bảng kê mua vào, bán ra của DN; Báo cáo tài chính); các thông tin khác về tình hình kinh doanh và lịch sử DN chưa đầy đủ; chậm thay đổi thông tin NNT, thông tin lạc hậu... không đúng với thực tế. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thanh tra thuế chưa đủ mạnh. Các chương trình phần phần mềm ứng dụng hỗ trợ cho công tác thanh tra thuế đang đưa vào sử dụng phần mềm tra cứu hóa đơn thì Nghị Định, Thông tư mới ra lại xóa bỏ việc lập bản kê hóa đơn mua vào, bán ra lại làm khó cho cán bộ thanh tra và ngành thuế đang Tăng cườngdần các phần mềm.

Hộp 1: Trao đổi trực tiếp với ông Nghiêm Quang Khương Trưởng phòng thanh tra thuế cho biết một số cán bộ thuế trong quá trình thanh tra cũng đã áp dụng các công cụ, ứng dụng hỗ trợ cho công tác thanh tra như công cụ tra cứu hóa đơn, của các doanh nghiệp bỏ trốn, Quản lý thuế tập trung (TMS), các phần mềm phân tích tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đoàn thanh tra. cán bộ thanh tra chỉ thực hiện thanh tra chủ yếu về tính pháp lý trên các hoá đơn chưa đi sâu vào phân tích đấu tranh với người nộp thuế, đối chiếu với chế độ chính sách quy định, chưa ứng dụng được nhiều công nghệ tin học vào thanh tra thuế, vì vậy chưa phát hiện ra được việc hạch toán sai so với chuẩn mực kế toán; thực hiện chưa đúng các quy định của pháp luật nên vẫn bỏ qua. bỏ sót các sai phạm của DN.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83

Thứ năm, Kế hoạch thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế không được gửi trước cho người nộp thuế có tên trong danh sách thanh tra nên hay dẫn đến việc người nộp thuế không chuẩn bị kịp hồ sơ, sổ sách, tài liệu, vì vậy có nhiều người nộp thuế phải xin hoãn thanh tra.

Thứ sáu, về công tác tuyên truyền, hỗ trợ DN (Bảng 4.16)

Cục thuế Thái Nguyên đã tổ chức hội nghị, đối thoại, trực tuyến trả lời những vướng mắc về cơ chế, chính sách trong quá trình thực thi pháp luật thuế nhưng chưa nhiều. Công tác tuyên truyền, phổ biến luật về thuế, tập huấn nghiệp vụ có nhiều tiến bộ hơn trước. Các ban ngành địa phương đã phối hợp khá chặt chẽ với cơ quan thuế, để đẩy mạnh tuyên truyền giải thích các luật thuế.

Tổng cục Thuế cũng đã mở trang website điện tử, xuất bản các loại ấn phẩm về thuế để tuyên truyền hướng dẫn về các nội dung chính sách thuế; thủ tục về thuế.

Qua dữ liệu bảng 4.14 ta thấy tỷ lệ hiểu biết về thuế của các DN chưa cao (chỉ chiếm 63,3%), có 24.4% DN hiểu biết còn hạn chế và 12,3% không hiểu về Luật quản lý thuế và quy trình thanh tra thuế, ý thức tuân thủ pháp luật thấp. Đa số các DN trong KCN, trong địa bàn trung tâm hiểu biết về thuế còn DN trên địa bàn các huyện miền núi có tỷ lệ không hiểu biết về thuế cao nhất.

Bảng 4.16 Hiểu biết của DN về Luật quản lý thuế và quy trình thanh tra thuế

Địa bàn

Số DN điều

tra

Hiểu biết rõ Hiểu biết hạn chế Không biết Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Tổng cộng 50 40 80 7 14,0 3 6,0

Doanh nghiệp nhà nước 16 15 93,8 1 5,0 0 0 Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 17 14 82,4 2 13,3 1 13,3 Doanh nghiệp NQD 17 11 64,7 4 23,5 2 10

Nguồn: Kết quả phiếu điều tra

Hộp 2: Về công tác tuyên truyên, hỗ trợ DN, trao đổi trực tiếp với ông Đỗ Hữu Chiến trưởng phòng Tuyên truyền hồ trợ người nộp thuế, cho biết: Công tác tuyên truyền, hỗ trợ DN của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên trong những năm vừa qua được tăng cường và nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Cục thuế tỉnh Thái

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84

Nguyên đã tổ chức được nhiều cuộc hội thảo đối thoại với DN để giải đáp vướng mắc về chính sách và đã tổ chức các buổi tập huấn cho DN về chính sách mới, vì vậy công tác tuyên truyền hỗ trợ DN đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế còn chưa sáng tạo, chưa đa dạng, chưa vận động được nhiều được nhiều cán bộ thuế, người dân tham gia viết bài tuyên truyên về thuế, về việc tổ chức tập huấn cho DN và tổ chức hội thảo, đối thoại với DN chưa được liên tục, công tác tuyên truyền chưa tập trung cao độ vào các khu vực chưa am hiểu biết về Luật thuế.

Thứ bảy: Công tác lập kế hoạch thanh tra còn mang tính cẩm nang cảm tính, chưa có sự phân tích chuyên sâu, việc phân loại người nộp thuế mức độ rủi ra về thuế để đưa vào kế hoạch thanh tra còn hạn chế, việc phân tích hồ sơ Doanh nghiệp trước khi tiến hành thanh tra chưa vào trọng tâm, trọng điểm.

Thứ tám: Cơ sở vật chất và điều kiện khác ảnh hưởng tới yêu cầu công tác thanh tra thuế, cần trang bị đủ máy móc thiết bị cho cán bộ làm thanh tra.

Thứ Chín: Cần chủ động phối hợp với Cơ quan luật pháp khác như Công an, Viện kiểm sát, các sở ban ngành khi thành lập thanh tra liên ngành rất dễ xử lý.

Một phần của tài liệu tăng cường công tác thanh tra thuế trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)