Kinh nghiệm thanh tra thuế một số tỉn hở Việt Nam

Một phần của tài liệu tăng cường công tác thanh tra thuế trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 32)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THANH TRA THUẾ

2.2.2 Kinh nghiệm thanh tra thuế một số tỉn hở Việt Nam

2.2.2.1 Kinh nghiệm thanh tra thuế tại Cục thuế TP Hà Nội

Trong 6 tháng đầu năm 2014 công tác thanh tra Cục Thuế TP. Hà Nội đã hoàn thành 467 cuộc, thực hiện truy thu, truy hoàn và phạt 471 tỷ đồng; giảm thuế GTGT được khấu trừ 31,819 tỷ đồng; giảm lỗ DN đã kê khai 318,053 tỷ đồng; số tiền đã nộp vào NSNN là 278 tỷ đồng, số nợ đọng sau thanh tra là 192 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40,7% số phải thu.

Từ các kết quả đạt được trong công tác thanh tra thuế trong năm 2014 tại Cục Thuế TP. Hà Nội, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, công tác chỉ đạo điều hành phải thường xuyên, sát sao và gắn với việc giám sát hoạt động thanh tra.

Việc tuân thủ sự chỉ đạo điều hành và định hướng triển khai công tác thanh của Tổng cục Thuế theo ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế. Đồng thời, phải có sự linh hoạt trong đề xuất bổ sung nhiệm vụ thanh tra theo diễn biến rủi ro và khai thác tăng thu thực tế của DN theo từng ngành nghề, lĩnh vực ít bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Thường xuyên báo cáo đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời những vướng mắc về chính sách, chế độ trong quá trình thanh tra. Đối với những trường hợp quan trọng liên quan đến số thu lớn, các giao dịch mới phát sinh hoặc phức tạp chưa có quy định cụ thể Cục Thuế đã tổ chức trao đổi lấy ý kiến của các bộ phận chuyên môn trong cơ quan, lãnh đạo cấp trên và các bên liên quan để tìm ra phương án giải quyết phù hợp.

Thứ hai, coi trọng công tác xây dựng kế hoạch thanh tra và triển khai phân tích sâu các dấu hiệu rủi ro tại trụ sở cơ quan thuế.

Đối với công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, được triển khai bằng phương pháp tính điểm rủi ro từ năm 2010 với 11 tiêu chí đến năm 2014 Cục Thuế TP. Hà Nội đã sử dụng 45 tiêu chí. Điểm mới trong xây dựng kế hoạch thanh tra, năm 2014 của Cục Thuế TP. Hà Nội là giao cho 1 phòng thanh tra chịu trách nhiệm đầu mối gán điểm rủi ro cho 100% các DN hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Sau khi sàng lọc rủi ro từ cao xuống thấp, danh sách người nộp thuế phân tích rủi ro được công khai,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24

lấy ý kiến phản hồi từ bộ phận kiểm tra thuế, các chi cục thuế và các bộ phận kê khai kế toán thuế nhằm thu thập thêm thông tin, sàng lọc kỹ đối tượng thanh tra. Khi đã lựa chọn kế hoạch thanh tra, các đơn vị sẽ tiếp tục sử dụng dữ liệu tính điểm rủi ro để lựa chọn DN thuộc kế hoạch kiểm tra. Việc xây dựng kế hoạch được kết hợp giữa công nghệ thông tin với kinh nghiệm quản lý của cán bộ và thực hiện tập trung qua nhiều bước giúp hạn chế tối đa việc lựa chọn DN vào kế hoạch thanh tra.

Đối với công tác thanh tra, sau khi nhận kế hoạch được giao các phòng ban thanh tra đã triển khai phân tích bước 1 để rà soát toàn bộ kế hoạch thanh tra dựa trên các tiêu chí chủ yếu như doanh thu, số lỗ phát sinh, số tiền hoàn thuế, ngành nghề kinh doanh, số năm chưa được thanh tra, kiểm tra để tiếp tục định hướng trong công tác xây dựng và điều chỉnh kế hoạch.

Thứ ba, tăng cường, chủ động phối hợp với các cơ quan điều tra.

Xác định việc làm thường xuyên và liên tục nên trong thời gian qua, Cục thuế TP. Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, đặc biệt là với công an trong việc xác minh điều tra các DN cố tình không kê khai, điều chỉnh các hóa đơn có dấu hiệu bất hợp pháp theo thông báo đối chiếu chéo hóa đơn của cơ quan thuế.

Thứ tư, tăng cường công tác giám sát hoạt động thanh tra. Việc làm này cần được thực hiện từ trước khi ban hành quyết định thanh tra cho tới khi kết thúc, lưu hồ sơ, nhập báo cáo kết quả thực hiện và đôn đốc thu nộp sau thanh tra thông qua hệ thống các biểu mẫu được chuẩn hóa.

Thứ năm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra. Việc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng giúp cho cán bộ thuế không mất nhiều thời gian chiết xuất dữ liệu về hồ sơ kế khai thuế của người nộp thuế mà tập trung vào đánh giá rủi ro.

Thứ sáu, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra.

Xác định con người là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của công tác quản lý thuế nói chung và các tác thanh tra thuế nói riêng, do vậy việc nâng cao kỹ năng thanh tra văn hóa công sở và cập nhật các kiến thức, nghiệp vụ, cơ chế chính sách mới cần phải tiến hành thương xuyên thực hiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25

2.2.2.2 Kinh nghiệm thanh tra lĩnh vực doanh nghiệp Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Việc thực hiện các chính sách cân đối vĩ mô, phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Trước tình hình đó Tỉnh ủy, HĐND cũng như UBND tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp tăng thu quyết liệt, kể cả việc huy động hệ thống chính trị vào cuộc trong cuộc chiến chống thất thu NSNN thời gian qua. Tuy nhiên, thất thu và nợ đọng vẫn không ngừng gia tăng cả về quy mô và tính chất khiến cho số thu NSNN liên tục không đạt kế hoạch đề ra. Để khắc phục tình trạng thất thu thuế và đẩy lùi nợ đọng đã và đang làm ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách hiện nay, công cụ thanh tra thuế phải được sử dụng một cách hiệu lực, hiệu quả đúng tinh thần của Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung năm 2013. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra thuế xin được đề xuất một số giải pháp sau:

Tập trung nâng cao chất lượng thanh tra, chuyên môn hóa bộ máy và cân đối nguồn lực thanh tra thuế theo đúng tinh thần của Luật Quản lý thuế và Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 732/QĐ-TTg, ngày 17-5-2011. Để chất lượng của thanh tra thuế đạt được yêu cầu thì đòi hỏi Cơ quan Thuế phải trang bị cho mỗi cán bộ thanh tra thuế kiến thức tổng hợp và các kỹ năng tác nghiệp cần thiết cũng như đòi hỏi họ phải nắm vững quy trình nghiệp vụ, tinh thông pháp luật thuế, am hiểu về các ngành nghề sản xuất kinh doanh, có kiến thức tin học ứng dụng và nắm bắt kịp thời kiến thức pháp luật liên quan…

Tiếp đến cần quán triệt cán bộ thanh tra phải tuyệt đối tuân thủ Quy trình thanh tra thuế của Tổng cục Thuế. Việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ không những sẽ giúp cho các cấp quản lý của Cơ quan Thuế và người ra quyết định quản lý sát sao được hoạt động thanh tra thuế mà còn giúp cho mỗi cán bộ thanh tra thuế thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.

Về tình trạng chồng chéo trong việc lập và thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm giữa Cơ quan Thuế các cấp, giữa Cơ quan Thuế với các cơ quan chức năng khác như: Thanh tra nhà nước, Thanh tra tài chính, Thanh tra liên ngành; Thanh tra chuyên đề của Chính quyền các cấp; Kiểm toán Nhà nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26

thủ pháp luật thuế của NNT tại trụ sở Cơ quan Thuế theo đúng quy định. Trên cơ sở đó trích lọc danh sách NNT có rủi ro cao về thuế để quyết định tiến hành thanh tra toàn diện, rộng. Kết thúc mỗi cuộc thanh tra, cần có đánh giá, tổng kết và đúc rút kinh nghiệm.

Bên cạnh đó cần tăng cường dự báo số thu trong thanh tra. Đi đôi với dự báo số thu, là dự tính được mức chi phí sẽ chi ra để tiến hành hoạt động thanh tra, từ đó xác định tính hiệu quả của hoạt động thanh tra. Công tác cảnh báo, ngăn ngừa từ xa các hành vi vi phạm sẽ giúp cho việc thanh tra chống thất thu thuế đạt hiệu quả, giúp Cơ quan Thuế chủ động trong phòng chống, phát hiện nhanh các hành vi gian lận, trốn thuế. Mặt khác, việc cảnh báo ngăn ngừa từ xa các vi phạm sẽ giúp NNT chủ động tránh các vi phạm khi đã được cảnh báo các thiệt hại có thể xảy ra khi không tuân thủ pháp luật thuế, nhờ vậy mà hiệu quả thanh tra sẽ được cải thiện và nâng lên rõ rệt; đồng thời giúp NNT tuân thủ nghĩa vụ thuế tốt hơn.

Tăng cường thanh tra theo chuyên đề, theo đó Cơ quan Thuế nên tập trung vào các ngành, lĩnh vực khai thác nguồn thu cao hiện nay như: dược phẩm, dịch vụ du lịch, khách sạn, bất động sản, điện lực, bưu chính viễn thông, khoáng sản… Việc chuyển hướng sang thanh tra chuyên đề sẽ giúp cho Cơ quan Thuế đạt hiệu quả cao, giảm thiểu chi phí và thủ tục hành chính cho NNT nhưng vẫn tăng thu lớn cho NSNN.

Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thanh tra thuế. Ngành Thuế cần tiếp tục Tăng cường và phát triển các ứng dụng tin học, tạo điều kiện cho cán bộ thanh tra có thể khai thác thông tin về NNT một cách dễ dàng và thuận lợi hơn. Hiện nay phần lớn doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hạch toán kế toán, nếu các doanh nghiệp này cố tình gian lận để đối phó, bộ phận thanh tra thuế cần phải biên chế một số chuyên gia tin học giỏi, chuyên thanh tra trên phần mềm để có thể hỗ trợ thanh tra các loại hình doanh nghiệp này…

Một phần của tài liệu tăng cường công tác thanh tra thuế trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)