Thực trạng thực hiện phương thức và quy trình thanh tra

Một phần của tài liệu tăng cường công tác thanh tra thuế trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 56)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.3 Thực trạng thực hiện phương thức và quy trình thanh tra

4.2.3.1 Kết quả thực hiện phương thức thanh tra

Kế hoạch thanh tra được hình thành từ phòng thanh tra thuế thông qua phân tích rủi ro trên phần mềm dựa trên 6 tiêu chí Tổng cục Thuế hướng dẫn và phân tích trên ứng dụng TPR hệ thống 16 tiêu chí tĩnh, bổ sung tiêu chí động để lựa chọn và phòng kiểm tra thuế và các Chi cục thuế đề nghị chuyển thanh tra.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48

Bộ phận thanh tra thuế thuộc cục thuế Thái Nguyên hàng năm đã xây dựng chương trình thực hiện kế hoạch thanh tra được Tổng Cục thuế phê duyệt chuyển sang phòng tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán tổng hợp báo cáo toàn cục thuế. Trưởng bộ phận thanh tra chia kế hoạch thanh tra theo từng quý, tháng phân cho từng đoàn thanh tra. cùng với đó bộ phận thanh tra đăng ký thi đua từng quý, từng năm đối với tập thể và cá nhân thực hiện nhiệm vụ ký giấy cam kết hoàn thành nhiệm vụ trước lãnh đạo Cục thuế từ kết quả đạt được hàng quý và hết năm căn cứ kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra xét thi đua khen thưởng. Ngoài việc đảm nhiệm công việc thực hiện phương thức thanh tra theo kế hoạch thì bộ phận thanh tra được lãnh đạo Cục thuế chỉ đạo giao bổ xung thực hiện thanh tra đột xuất những DN có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, bộ phận kiểm tra thuế thấy mức độ vi phạm vượt quá thẩm quyền, phạm vi xử lý đề nghị chuyển sang hình thức thanh tra. Những đơn vị khi chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phẩn hoá theo quy định của pháp luật. Thanh tra người nộp thuế theo đơn tố cáo. Với kết quả đạt được từng năm ta nhìn (Bảng 4.1).

Bảng 4.1 Kết quả thực hiện theo phương thức thanh tra năm 2012-2014

Kết quả số DN thanh tra

2012 2013 2014

So sánh % 2013/2012 2014/2013

Thanh tra theo kế hoạch (DN) 70 70 63 100 90

Thanh tra đột xuất (DN) 2 3 7 150 233

Cộng 72 73 70 101 96

Nguồn: Phòng Thanh tra - Cục thuế tỉnh Thái Nguyên Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy năm 2012 đến năm 2014, số doanh nghiệp được thanh tra là khá lớn và có sự dao động do có sự điều chỉnh tăng, giảm kế hoạch thanh tra phù hợp với nguồn lực hiện có được Tổng Cục thuế duyệt cuối quý III hàng năm. Cụ thể năm 2012 có 72 doanh nghiêp được thanh tra, năm 2013 thanh tra được 73 doanh nghiệp, tăng đạt 3%; năm 2014 thực hiện thanh tra được 70 DN thấp hơn so với năm 2013 là 3 DN.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49

Thanh tra đột xuất 2013 tăng 50% so với năm 2012. Năm 2014 tăng 133% so với năm 2013 do một số doanh nghiệp lợi dụng cơ chế thông thoáng về thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục tự in hóa đơn, hình thức xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới đất liền đã tạo điều kiện làm xuất hiện “doanh nghiệp ma” thực hiện hành vi mua bán hóa đơn lòng vòng qua nhiều doanh nghiệp hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ %, có chứng từ thanh toán qua ngân hàng để khấu trừ thuế đầu vào hoặc tạo điều kiện để hoàn thuế GTGT gây nên khó khăn cho công tác thanh tra

Bảng 4.2 Tình hình truy thu, phạt qua thanh tra thuế từ năm 2012- 2014

Đơn vị tính: tr.đ

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Số DN thực hiện thanh tra (DN) 72 73 70

Số thuế truy thu, phạt 30.820 18.744 41.093

Bình quân số thuế truy thu/DN 428 503 587

Nguồn: Phòng thanh tra - Cục thuế Thái Nguyên

Từ số liệu bảng 4.2 ta biết số tiền truy thu bình quân qua công tác thanh tra có xu hướng tăng lên rất cao. Năm 2012 số tiền truy thu phạt là 30.820 triệu đồng (BQ 428 triệu đồng/DN) đến năm 2014 là 41.093 triệu đồng (BQ 587 triệu đồng/DN). Để đánh giá chính xác bình quân số thuế truy thu và phạt thì phải hiểu sâu hơn vì mỗi cuộc thanh tra liên quan đến nhiều sắc thuế trong khi các cuộc thanh tra đều quy định thời gian cụ thể, mặt khác các quy định về chính sách thay đổi nhiều và liên tục, ngoài ra chính sách thuế còn liên quan đến nhiều cơ chế cơ quan ban ngành khác, nhiều hệ thống văn bản pháp quy thường không đồng nhất nên rất phức tạp, gây khó khăn cho công tác thanh tra đặc biệt là công tác xử lý vi phạm qua thanh tra. Nguồn cán bộ làm công tác thanh tra còn phải bổ xung, mặt khác trình tự thủ tục của hoạt động thanh tra theo quy định của Luật thanh tra, Luật quản lý thuế rất chặt chẽ, dẫn đến nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. từ phân tích trên số thuế truy thu, phạt qua thanh tra chưa phải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

cao so với thực tế các DN kinh doanh có lãi đã lách luật thuế còn nhiều.

4.2.3.2 Thực trạng thực hiện quy trình thanh tra thuế tại Cục thuế Thái Nguyên

Nhìn chung công tác thanh tra đã từng bước đi vào nề nếp, thực hiện tương đối đúng quy trình thanh tra thuế, từ khâu lập kế hoạch thanh tra đến Thanh tra tại trụ sở người nộp thuế, kết luận, xử lý qua thanh tra. Quy định rõ ràng từng bước công việc gắn với trách nhiệm của từng bộ phận chức năng tạo nên sự chuyên môn hóa trong công việc. Áp dụng kỹ thuật thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá rủi ro để lựa chọn chính xác hơn đối tượng cần thanh tra. Chú trọng khâu lập kế hoạch và chuẩn bị trước khi tiến hành thanh tra nên mất ít thời gian, nguồn lực và hiệu quả cao nhất. Tăng cường hoạt động kiểm soát, đánh giá chất lượng thanh tra. Tuy nhiên, thời gian thông qua biên bản thanh tra, quyết định thanh tra kéo dài hơn với quy định. Biên bản giải thích nguyên nhân chênh lệch chưa rõ ràng.

Một phần của tài liệu tăng cường công tác thanh tra thuế trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)