4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.2 Các yếu tố khách quan thuộc về doanh nghiệp
Thứ nhất: Sự quan tâm của DN đối với công tác kế toán, hiện nay đa số các doanh nghiệp đã coi công tác kế toán là quan trọng, nhất là các DN trong khu CN, DN lớn tuy nhiên các doanh nghiệp ở vùng miền núi ít coi trọng công tác kế toán, vì họ đã biết đầu tư phần mềm kế toán để dễ dàng sử dụng và hạch toán vì phần mềm tự hạch toán. được chứng minh bởi số liệu (bảng 4.17)
Bảng 4.17: Đánh giá của doanh nghiệp về công tác kế toán
Địa bàn
Số DN điều
tra
Quan trọng Bình thường Không quan trọng Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Tổng cộng 50 38 76 8 10,5 4 38,0
Doanh nghiệp nhà nước 16 14 87,5 1 1,1 1 87,5 Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 17 13 76,5 3 3,9 1 25,5
Doanh nghiệp NQD 17 11 64,7 4 6,2 2 32,4
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85
Nhìn vào bảng 4.17 có thể thấy rằng một số DN ở miền núi cho rằng kế toán bình thường, họ chủ yếu chú trọng đến kinh doanh sao cho có hiệu quả. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền phổ biến chính sách thuế đã triển khai nhưng chưa trọng tâm trọng điểm. Cục thuế đã quán triệt rất chặt nhưng các chi cục thuế có DN đóng trên dịa bàn do mình quản lý vẫn còn tình trạng DN nhận thức chưa cao về công tác thuế như ở vùng xa, miền núi.
Thứ hai: Các sắc thuế DN kê khai với cơ quan thuế được thể hiện trên hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán của đơn vị. Do đó, nếu kế toán doanh nghiệp có trình độ cao và doanh nghiệp cố tình trốn thuế thì cán bộ thanh tra khó phát hiện ra được nếu chỉ dựa vào những hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán của đơn vị do doanh nghiệp xuất trình tại thời điểm thanh tra. Ngoài ra kế toán của đơn vị có trình độ kém không thực hiện lưu trữ sổ sách đúng quy định, đồng thời hóa đơn, chứng từ và ghi chép không đầy đủ trên sổ sách kế toán thì sẽ rất khó khăn cho việc thanh tra, đề nghị Sở Tài Chính xử phạt sổ sách, chứng từ kế toán.
Thứ ba, Tác động của công tác thanh tra của cơ quan thuế đối với ý thức chấp hành Luật thuế của DN. Các Doanh nghiệp luôn tìm mọi thủ đoạn để trốn lậu thuế. Mặt khác, cùng với sự tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng số lượng DN, sự phức tạp của các giao dịch kinh tế và các thủ đoạn gian lận thuế ngày càng tinh vi. Qua kết quả điều tra khảo sát có thể thấy ý thức của doanh nghiệp về việc chấp hành quản lý thuế sau khi được cơ quan thuế thanh tra thuế được thể hiện qua (Bảng 4.18)
Bảng 4.18. Đánh giá của DN về tác động của hoạt động thanh tra thuế
Địa bàn Số DN điều tra Chấp hành tốt hơn Luật QLT, hạn chế việc trốn thuế Tìm cách để lách thuế, trốn thuế Không tác động gì nhiều Số DN Tỷ lệ (%) DN Số Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) Tổng cộng 50 29 58,0 15 19,0 6 31,6
Doanh nghiệp nhà nước 16 10 62,5 5 1,6 1 62,5
DN có vốn ĐTNN 17 13 76,5 2 2,6 2 76,5
Doanh nghiệp NQD 17 6 35,3 8 22,7 3 13,2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86
Qua bảng 4.18 ta thấy vẫn còn 1 phần nhỏ các DN vẫn tìm cách lách thuế, trốn thuế sau khi đã bị phát hiện, truy thu thuế và xử phạt.
Có thể thấy quy định về mức xử phạt hiện nay là chưa cao, hơn nữa các DN hầu như chưa bị khởi tố, truy tố do trốn thuế, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nên sức răn đe chưa cao.
Tuy nhiên cũng thấy rằng nhận thức của DN sau khi được thanh tra thuế đã được nâng cao và đa số DN có ý thức hơn trong việc chấp hành Luật quản lý thuế. Công tác thanh tra của cơ quan thuế đã hạn chế được rất nhiều tình trạng trốn thuế của các DN.
Như vậy có thể thầy rằng những DN có ý thức chấp hành Luật thuế họ đã mong cơ quan thuế thanh tra để khắc phục những sai sót họ vô tình mắc phải, mà những sai sót nàv có thể gây thiệt hại rất lớn cho DN
Đa số các DN cho rằng cơ quan thuế công bằng trong việc thanh tra thuế, tuy nhiên bên cạnh đó có 1 số DN cho rằng cơ quan thuế chưa công bằng, các doanh nghiệp cho rằng còn có một số ưu ái đối với những doanh nghiệp có mối quan hệ với cơ quan thuế.