4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.4 Thực trạng công tác lập kế hoạch thanh tra thuế tại Cục thuế
Lập kế hoạch thanh tra của Cục thuế được xác định dựa trên cơ sở phân tích thông tin người nộp thuế của Cục; thông tin về NNT của các cơ quan thuộc các ngành khác có liên quan; đơn thư khiếu nại về thu nộp thuế; tỷ lệ quy định do Tổng cục thuế giao hàng năm. Các công việc chính phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch gồm:
4.2.4.1 Phân tích đánh giá thông tin rủi ro
- Bộ phận thanh tra thuế tập hợp, khai thác thông tin người nộp thuế từ các nguồn từ ngành thuế; thông tin, dữ liệu về NNT ngoài ngành thuế;
- Phân tích rủi ro trên phần mềm excel và phân tích trên ứng dụng TPR. - Xây dựng bộ tiêu chí và phê duyệt
- Tính điểm rủi ro; phân ngưỡng phân loại quy mô doanh nghiệp.
4.2.4.2 Lập kế hoạch thanh tra
a) Thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về người nộp thuế
Phòng thanh tra thuế và cán bộ thanh tra thuế thu thập, khai thác thông tin về người nộp thuế từ các nguồn thông tin, dữ liệu sau:
- Cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế của ngành Thuế, gồm có: (i) Hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ quyết toán thuế; Báo cáo tài chính doanh nghiệp; (ii) Tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của NNT; (iii) Thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế của NNT;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51
- Cơ sở dữ liệu thông tin về NNT của các cơ quan thuộc ngành tài chính;
- Dữ liệu, thông tin của các cơ quan khác có liên quan: Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra Chính phủ; từ các cơ quan quản lý; cơ quan báo chí...;
- Thông tin từ đơn tố cáo trốn thuế, gian lận thuế.
b) Lựa chọn trên cơ sở áp dụng phần mềm ứng dụng TPR:
Phân tích thông tin rủi ro NNT sử dụng phần mềm TPR. Cụ thể, TPR sẽ hỗ trợ, chuẩn hoá công tác lập kế hoạch thanh tra hàng năm trên nguyên tắc phân tích đánh giá rủi ro. Ứng dụng sẽ rà soát thường xuyên thông tin của doanh nghiệp phát hiện và đưa ra dấu hiệu cảnh báo đối với những doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế để có thể bổ sung vào kế hoạch thanh tra. Đảm bảo tính công bằng trong công tác thanh tra, góp phần nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật thuế của DN.
c) Lựa chọn theo phương pháp phân tích rủi ro:
Việc lựa chọn doanh nghiệp vào kế hoạch thực hiện theo trình tự :
- Lựa chọn từ danh sách doanh nghiệp có thời gian hoạt động nhiều năm chưa được thanh tra doanh thu tăng giảm đột biến, bất thường, doanh nghiệp có tình hình sử dụng hóa đơn bất thường.
- Lựa chọn doanh nghiệp có độ rủi ro cao.
- Lựa chọn DN đang trong thời gian được hưởng ưu đãi về thuế TNDN. Việc lập kế hoạch thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp thể hiện qua
Bảng 4.3 Kết quả lập KH thanh tra tại Cục thuế Thái Nguyên năm 2012-2014
Kế hoạch thanh tra 2012 2013 2014 So sánh (%)
2013/2012 2014/2013
DN Nhà nước 2 0 2 - -
DN Đầu tư nước ngoài 1 1 0 100 -
DN Ngoài quốc doanh 66 65 61 98 94
Cộng 69 66 63 96 95
Nguồn: Phòng thanh tra -Cục thuế tỉnh Thái Nguyên
Việc thực hiện lập kế hoạch thanh tra được tiến hành trên phần mềm excel và phân tích trên ứng dụng (TPR) phục vụ cho việc lựa chọn doanh nghiệp thanh tra
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52
phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo khoa học, khách quan, kịp thời các doanh nghiệp được lựa chọn cơ bản có số truy thu lớn.
Những hạn chế trong việc ứng dụng phân tích thông tin rủi ro của người nộp thuế là cơ sở dữ liệu người nộp thuế chưa đầy đủ, phân tích còn thiếu do nhập dữ liệu chậm, lỗi cũng như trong việc tích hợp dữ liệu trên các phần mềm đổ qua chương trình TPR, việc phê duyệt bộ tiêu chí, phê duyệt kế hoạch thanh tra sau khi gửi còn trục trặc nhờ bộ phận tin học Tổng cục Thuế hỗ trợ, Mặt khác, sự phối hợp giữa bộ phận xử lý dữ liệu, bộ phận quản lý và cán bộ thanh tra chưa chặt chẽ, sự năng động trong việc khai thác thông tin của cán bộ làm công tác thanh tra còn hạn chế dẫn đến khả năng đánh giá, phân tích đối với doanh nghiệp chưa cao, Ngoài ra, hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp chưa được xây dựng hoàn chỉnh có quá nhiều các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ vi phạm, các tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp để xác định phạm vi chưa rõ ràng đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho việc lựa chọn doanh nghiệp thanh tra thuế.