3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.4 Phương pháp phân tích
3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này sử dụng để mô tả quá trình hình thành và phát triển của Cục thuế; Các đặc điểm cơ bản của Cục thuế; để tính toán các chỉ tiêu về tổng số
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44
các DN phát sinh, giải thể hàng năm; để nghiên cứu sự khác biệt về mức độ thanh tra các DN lớn, vừa, nhỏ theo nhóm ngành SXDK, theo quy mô, theo loại hình; thực trạng công tác thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Cục .
3.2.4.2 Phương pháp đối chiếu, so sánh
Sử dụng phương pháp này để so sánh số tuyệt đối, số tương đối, so sánh liên hoàn với mục đích: So sánh tình hình tuân thủ pháp luật của NNT qua các năm; so sánh các chỉ tiêu năm trước, tiêu chí năm sau khác nhau và đem so sánh với nhau. So sánh tình hình thực hiện các giải pháp nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế cơ quan quản lý thuế với các quy định, yêu cầu của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn để rút ra những nội dung được và chưa được cần có giải pháp hoàn thiện; So sánh, đối chiếu giữa kết quả thực hiện với kế hoạch các kỳ với nhau, biến động của ngành để xác định mức độ ổn định và tuân thủ của người nộp thuế.
Đối chiếu nội dung cần thanh tra với các nguồn thông tin khác nhau để đánh giá, xem xét nội dung cần thanh tra. Cán bộ thuế cần so sánh, đối chiếu các nguồn thông tin kê khai của người nộp thuế.
3.2.4.3 Phương pháp chuyên gia
Để phục vụ cho việc nghiên cứu thanh tra Thuế tại các doanh nghiệp. Phương pháp này được tiến hành qua 3 bước: Lựa chọn chuyên gia; trưng cầu ý kiến chuyên gia; thu thập và xử lý đánh giá, dự báo của các chuyên gia.
Phỏng vấn trực tiếp 05 cán bộ có thâm niên, trình độ chuyên môn giỏi về lĩnh vực thanh tra thuế của Cục thuế Thái Nguyên.
Các câu hỏi được đặt ra tại bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia. Tọa đàm thẳng thắn giữa các chuyên gia nhằm góp ý đối với các phương án quyết định.