Phương pháp thu thập số liệu, xử lý số liệu

Một phần của tài liệu tăng cường công tác thanh tra thuế trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 51)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, xử lý số liệu

3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp

* Thông tin thu thập

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thuế.

- Thông tin, dữ liệu liên quan đến tính tuân thủ Pháp luật thuế của DN để hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.

- Các dữ liệu về tình hình chung của tỉnh Thái Nguyên: điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết quả sản xuất kinh doanh của người nộp thuế.

- Dữ liệu, thông tin phản ảnh thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế trên địa bàn tỉnh, thực trạng và thực hiện các giải pháp của cơ quan thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế.

* Nguồn thu thập số liệu

- Thu thập từ website của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Thuế Thái Nguyên. - Thu thập từ Internet, qua sách báo, tạp chí.

- Từ Báo cáo tổng kết thu NSNN hàng năm của Cục Thuế Thái Nguyên - Từ Báo cáo kết quả thanh tra thuế hàng năm của Cục thuế: Thu thập số liệu về số lượng doanh nghiệp đã thanh tra; Số tiền thuế phải truy thu, số tiền phạt vi phạm qua thanh tra; Các lỗi thường hay vi phạm của doanh nghiệp được tổng hợp qua thanh tra.

- Khai thác thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung của cơ quan thuế như: phần mềm Quản lý thuế (QLT), phần mền ứng dụng đăng ký thuế (TINC), IHTKK, hệ thống quản lý tập trung (TMS) Từ Tổng Cục thuế đến Cục thuế, xuống các Chi cục thuế đều cùng một hệ thống xuyên suốt.

Từ các phòng thuộc Cục Thuế tỉnh như phòng tổ chức, phòng thanh tra thuế, phòng kê khai, phòng dự toán, theo từng mốc thời gian, từng giai đoạn gồm các báo cáo quyết toán thu ngân sách tài liệu hội nghị, sổ bộ thuế; thông tin từ các cơ quan trong tỉnh như: Sở Tài chính, Sở kế hoạch đầu tư, Cục Thống kê, Kho bạc nhà nước.

3.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ các nguồn sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43

thức sở hữu DN nhà nước; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệp ngoài quốc doanh bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tầng, căn cứ vào kê khai nộp thuế định kỳ, quyết toán thuế hàng năm, mức độ vi phạm Luật thuế, các loại hình doanh nghiệp, căn cứ vào quy mô doanh nghiệp (lớn, vừa, nhỏ). Nghiên cứu thực hiện thu thập thông tin bằng phương pháp điều tra theo phiếu chọn mẫu: Giám đốc, kế toán trưởng DN về tình hình thực hiện chính sách thuế nói chung sự ảnh hưởng tác động của công tác thanh tra thuế của cơ quan Thuế (đoàn thanh tra thuế; cán bộ thuế…) đối với doanh nghiệp; những vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp đối với kết quả xử lý của cơ quan Thuế…

- Phỏng vấn: 05 cán bộ Phòng Thanh tra có thâm niên và có trình độ chuyên môn giỏi về các thông tin cần thu thập về phương pháp thanh tra; phương pháp phân tích, xử lý số liệu; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai công tác thanh tra thuế…

Bảng 3.4 Số lượng mẫu điều tra 1 STT Người nộp thuế Số lượng đang hoạt động (DN) Số doanh nghiệp điều tra (DN) Điều tra DN tại Cục thuế Q lý

1 Doanh nghiệp nhà nước 40 16 16

2 Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 81 17 17

3 Doanh nghiệp NQD 4.215 17 17

Tổng cộng 4.330 50 50

Nguồn: Lựa chọn của học viên

Một phần của tài liệu tăng cường công tác thanh tra thuế trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)