Kinh nghiệm về phân tích tài chính

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thép thuận phát (Trang 36)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH

2.5.1 Kinh nghiệm về phân tích tài chính

2.5.1.1 Kinh nghiệm phân tích tài chính của Công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam

Quá trình phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam đã chỉ ra rằng:

Qua phân tích các khoản phải thu và phải trả của Công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam đối với các doanh nghiệp cổ phần thức ăn chăn nuôi thường bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn và ngược lại trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình các công ty này thường chiếm dụng vốn của các công ty khác và tỷ lệ các khoản phải thu trên các khoản phải trả không ổn định, luôn có chiều hướng tăng, có nghĩa là các công ty này yếu trong việc thu hồi các khoản nợ. các khoản phải thu nhất là khoản phải thu của khách hàng và phải thu nội bộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sổ các khoản phải thu. Do quá trình hoạt động kinh doanh có chiến lược khác nhau trong từng thời điểm, có nhiều chi nhánh phụ thuộc nên việc gia tăng về công nợ của khách hàng và nội bộ chưa thanh toán được đúng hạn, cho nên trong các công ty cổ phần có nhiều chi nhánh và làm trong ngành thức ăn chăn nuôi có khoản phải thu từ khách hàng, phải thu nội bộ rất lớn, tỷ trọng các khoản phải thu từ khách hàng, phải thu nội bộ chiếm trong tổng các khoản phải thu là rất cao, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi thường bị chiếm dụng vốn. Do vậy mà tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản luôn chiếm một tỷ trọng cao và tỷ lệ khoản phải thu trên khoản phải trả ngày càng cao.

Trên cơ sở phân tích Công ty đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của Công ty đó là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính, chú trọng đến khả năng thanh toán bao gồm phải thu phải trả (Tạ Thị Hà – 2012).

2.5.1.2 Phân tích tài chính với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Thông qua việc phân tích tài chính các Ngân hàng thương mại Việt Nam cho thấy trong thời kỳ 2009-2013 các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã đạt

được những kết quả khả quan cụ thể:

Vốn tự có của các Ngân hàng thương mại tăng mạnh, hệ số an toàn vốn

đạt chuẩn trên 8%.

Khả năng thanh khoản của Ngân hàng thương mại Việt Nam được cải thiện đáng kể với tỷ lệ cho vay trên huy động luôn nhỏ hơn 100%, tỷ trọng đi vay trong tổng tài sản giảm dần. Công tác quản lý thanh khoản của Ngân hàng thương mại Việt Nam đang được chú trọng, đặc trưng là việc thiết lập cơ chế

kiểm soát và theo dõi hợp lý tình trạng thanh khoản hàng ngày và dài hạn. Trong những năm qua Ngân hàng thương mại Việt Nam đã tuân thủđúng quy định của ngân hàng nhà nước về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ khả năng chi trả, quản lý tốt dòng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 tiền vào ra theo kì hạn để chủ động xử lý nguồn vốn thanh khoản khi thiếu hụt hoặc thặng dư.

Chất lượng tài sản của Ngân hàng thương mại Việt Nam được nâng cao thể hiện qua cơ cấu tài sản ngày càng chuyển biến hợp lý và hiệu quả hơn. Tài sản có tính thanh khoản cao tăng nhẹ do yêu cầu tăng dự trữ bắt buộc theo quy

định mới của ngân hàng nhà nước, cơ cấu khách hàng cũng được chuyển dịch phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay, đó là ưu tiên phát triển tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn.

Tuy nhiên, đánh giá hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn ở mức thấp. Hầu hết các Ngân hàng thương mại Việt Nam có tỷ lệ

cho vay cao hơn ngưỡng 60%. Lợi nhuận sau thuế của hầu hết các Ngân hàng thương mại Việt Nam đều giảm so với kỳ trước (Phùng Thị Lan Hương - 2014).

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thép thuận phát (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)