Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thép thuận phát (Trang 25)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH

2.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính

Phân tích cấu trúc tài chính chính là phân tích khái quát tình hình đầu tư

và huy động vốn của doanh nghiệp, chỉ ra các phương thức tài trợ tài sản để làm rõ những dấu hiệu về cân bằng tài chính. Một cấu trúc tài chính sẽ tác động đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của doanh nghiệp.

2.2.1.1 Phân tích cấu trúc tài sản

Phân tích cấu trúc tài sản đểđánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Từđó có cách phân bổ hợp lý tài sản hiện tại và tương lai khi

đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Hiệu quả của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc phần nào vào chính sách phân bổ vốn đầu tư vào loại tài sản nào, thời điểm nào là hợp lý nếu không sẽ làm cho nguồn vốn bị lãng phí, mất hiệu quả.

a, Tỷ trọng tài sản cốđịnh

Chỉ tiêu trên thể hiện cơ cấu giá trị tài sản cốđịnh trong tổng tài sản, phản ánh mức độ tập trung vốn hoạt động của doanh nghiệp. Giá trị chỉ tiêu này tùy thuộc vào đặc điểm từng lĩnh vực kinh doanh.

b, Tỷ trọng giá trịđầu tư tài chính

Giá trị đầu tư tài chính là giá trị thuần và là số tổng hợp của đầu tư tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn trên bảng cân đối kế toán. Thể hiện mức độ

liên kết tài chính giữa doanh nghiệp với những doanh nghiệp và tổ chức khác, nhất là cơ hội của các hoạt động tăng trưởng bên ngoài.

c, Tỷ trọng hàng tồn kho

Hàng tồn kho bao gồm các loại dự trữ cho sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp như: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa, sản phẩm dở dang. Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp được tiến hành liên tục. Dự trữ hàng tồn kho hợp lý là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17 mục tiêu của nhiều doanh nghiệp vì dự trữ quá nhiều sẽ gây ứđọng vốn, gia tăng chi phí bảo quản và dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp, ngược lại dự trữ quá ít sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích tỷ trọng hàng tồn kho qua nhiều kỳ sẽ đánh giá tính hợp lý trong công tác dự trữ.

d, Tỷ trọng khoản phải thu khách hàng

Khoản phải thu khách hàng là một bộ phận thuộc tài sản lưu động của doanh nghiệp, phát sinh do doanh nghiệp bán chịu hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang bị

các đơn vị khác tạm thời sử dụng.

2.2.1.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp

Cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Việc huy

động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích cấu trúc nguồn vốn cần xem đến nhiều mặt và cả mục tiêu của doanh nghiệp để có đánh giá đầy đủ nhất về tình hình tài chính doanh nghiệp.

Nguồn vốn của doanh nghiệp về cơ bản bao gồm hai bộ phận lớn là nguồn vốn vay nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. Tính chất của hai nguồn vốn này hoàn toàn khác nhau về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp. Đối với nguồn vốn vay nợ (còn gọi là nợ phải trả), doanh nghiệp phải cam kết thanh toán với các chủ nợ

số nợ gốc và các khoản chi phí sử dụng vốn (nếu có) theo thời hạn đã quy định. Khi doanh nghiệp bị giải thể, phải thanh lý tài sản thì các chủ nợ có quyền ưu tiên nhận các khoản thanh toán từ tài sản thanh lý. Ngược lại, doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán đối với người góp vốn với tư cách là chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu thể hiện phần tài trợ của người chủ sở hữu đối với toàn bộ tài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18 sản ở doanh nghiệp. Vì vậy, xét trên khía cạnh tự chủ về tài chính, nguồn vốn này thể hiện năng lực vốn có của người chủ sở hữu trong tài trợ hoạt động kinh doanh.

a, Tỷ suất nợ

Tỷ suất nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ. Tỷ suất nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, tính tự chủ của doanh nghiệp càng thấp và khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ càng khó một khi doanh nghiệp không thanh toán kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạt động kém. Đối với các chủ nợ, tỷ suất này càng cao thì khả năng thu hồi vốn cho vay, nợ càng ít vì trên thực tế luôn có sự tách rời giữa giá lịch sử của tài sản với giá hiện hành. Do vậy, các chủ nợ thường thích những doanh nghiệp có tỷ suất nợ thấp. Đây là một trong các chỉ tiêu để các nhà

đầu tư đánh giá rủi ro và cấp tín dụng cho doanh nghiệp.

b, Tỷ suất tự tài trợ

Tỷ suất tự tài trợ thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có tính độc lập cao về tài chính và ít bị sức ép của các chủ nợ. Doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài.

c, Tỷ suất nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu

Khi phân tích tính tự chủ về tài chính cần sử dụng số liệu trung bình ngành hoặc các số liệu định mức mà ngân hàng qui định đối với doanh nghiệp. Những số liệu này là cơ sởđể các nhà đầu tư, nhà quản trị có giải pháp thích hợp giải quyết các vấn đề nợ của doanh nghiệp nên gia tăng các khoản vay nợ hay vốn chủ sở hữu và mức gia tăng tối đa là bao nhiêu. Một khi tỷ suất nợ đã vượt quá mức an toàn cho phép, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng đông cứng và có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 nhiều khả năng không nhận được các khoản tín dụng từ bên ngoài. Tuy nhiên, giải quyết một cấu trúc nguồn vốn lành mạnh còn liên quan đến nhiều yếu tố, như thị trường tài chính tại quốc gia mà doanh nghiệp hoạt động có đủ mạnh không để giải quyết vốn cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thép thuận phát (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)