6. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Trường từ vựngvề mẹ góp phần khắc họa hình ảnh người phụ nữ Việt Nam
nữ Việt Nam
Với mỗi nhà văn, nhà thơ hiện thực cuộc sống là cái nền là phương tiện để họ gửi gắm thái độ, suy nghĩ của mình. Từ xưa đến nay, nhân loại tiến bộ vẫn ưu ái dành cho phụ nữ những mĩ từ đẹp nhất qua cách ví von như là ánh thái dương, là bông hoa đẹp nhất trong các loài hoa, là những tác phẩm tuyệt vời nhất của tạo hoá… Và văn chương thi phú cũng đã hao tốn biết bao giấy mực khi ngợi ca nét đẹp mềm mại, dịu hiền, bao dung nhân ái của người phụ nữ. Bản chất của người phụ nữ bất kể dân tộc nào, thời đại nào, đều yêu gia đình với mong muốn xây dựng một cuộc sống đầm ấm, con cái trưởng thành.
Người phụ nữ Việt Nam cũng vậy. Với bản chất bình dị, đằm thắm, chịu thương chịu khó chịu khó, họ luôn dành hết mọi sự quan tâm cho gia đình. Người phụ nữ là người mẹ mang nặng đẻ đau, là người chắp đôi cánh uớc mơ, là nguồn ánh sáng dẫn đường cho con bay đến chân trời hi vọng. Với người phụ nữ, con cái luôn là máu thịt, là điều đáng quý nhất trong cuộc đời họ. Tình mẫu tử thiêng liêng cũng chính là cội nguồn của mọi tình cảm. Với trường từ vựng về mẹ, nhà Thơ Dương Kiều Minh đã khắc họa rõ nét hình ảnh người mẹ thân yêu của mình, qua đó làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ nông thôn Việt Nam.
a. Người mẹ trong thơ Dương Kiều Minh là người phụ nữ Việt Nam giản dị, chịu thương chịu khó
Mẹ của Dương Kiều Minh hiền lành, gầy gò, còm cõi, mái tóc bạc phơ, đôi tay gầy quệt ngang khóe mắt, miệng đỏ môi nhai trầu. Mẹ giản dị, đơn sơ trong trang phục truyền thống của người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Đó là hình ảnh của người phụ nữ nông thôn Việt Nam nói chung.
Mẹ đứng chờ bên cửa
Khăn thâm, nón lá, áo nâu sồng
(Hồi vọng)
Con tước xanh còn bay về quả đồi quê cũ Bên ao đầm mẹ đứng tóc bạc phơ
(Thanh tước)
Cái đẹp của người phụ nữ Việt Nam trước hết là cái đẹp của tâm hồn. Đó là cái đẹp trong lao động, trong học tập, trong tình yêu, trong chiến đấu và trong cả cuộc sống thường ngày. Càng trong gian khổ, vất vả cái đẹp đó càng bừng sáng. Người mẹ của Dương Kiều Minh hiện thân cho vẻ đẹp.
Chợt hình ảnh mẹ hiện lên thân thương, trong niềm thống hối ta thấy mình có lỗi. Đời người thoáng qua như tia nắng mờ nhạt chiếu qua ô cửa
Mỗi bận đông qua, xuân về, tôi chạnh lòng nhớ thôn làng, dựng mãi chân trời hình ảnh mẹ tôi lam lũ nghèo khó
(Chạnh niềm thôn dã) Quanh năm mẹ lo việc đồng áng, vụ mùa, thu hoạch. Mẹ đảm đang, tháo vát quán xuyến công việc gia đình. Mẹ chăm lo tốt công việc tề gia nội trợ, từ việc sắm sửa vật dụng, rồi lo giỗ chạp quanh năm, đến việc may vá thêu thùa, dệt vải, đối nhân xử thế với gia đình, họ mạc…
Vụ mùa gặt xong, lúa nếp phơi khô chờ tết đến Năm mới tới rồi
Mẹ suy nghĩ điều gì lặng lẽ suốt mùa xuân
(Trở về từ ảo giác)
Cơn mưa chiều hối hả/ Dòng sông dâng ựa nước đầy
cũng tiếng sè sè xe sợi/ Bóng người thấp thoáng heo may... (Ơi làng quê xưa lạ)
Một loạt các từ về hoạt động của mẹ đã vẽ lên chân dung của mẹ và cũng là người phụ nữ Việt Nam. Người mẹ của Dương Kiều Minh hiện lên trong thơ với đầy đủ đức tính của người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh, tần tảo sớm hôm, chịu thương chịu khó. Quanh năm mẹ vất vả với những công việc gia đình, việc đồng áng. Gần như hình ảnh cánh đồng mùa gặt gắn liền kỉ niệm về mẹ đã trở thành một biểu tượng trong thơ Dương Kiều Minh trở đi trở lại đến 24 lần. Đây là một đoạn thơ ngắn nhưng rất nhiều từ về hoạt động của mẹ, về các vật gắn với mẹ đã làm nổi bật hình ảnh Mẹ - Người phụ nữ Việt Nam.
Mẹ gieo trồng bao hạt lúa
Mẹ gieo trồng bấy nhiêu ngọn lửa
Lửaủ nơi bùn đất/ lửa khởi từ rơm rạ lúa đồng không rõ loài người có bao nhiêu lửa
(Hồi vọng)
Nhớ những ngày áp tết xóm thôn rậm rịch chuẩn bị tất niên, mẹ dậy lau từng chiếc lá dong xanh bóng.
(Khoảng khắc xuân)
Người mẹ trong thơ Dương Kiều Minh hiện lên quá đỗi cơ cực, nhọc nhằn với những ngày đói kém. Niềm vui của mẹ cũng thật giản dị và nhỏ bé làm sao khi ước mơ chỉ là lo cho đàn con dại đủ cơm ăn áo mặc.
Những bông lúa trong mơ hiện về những ngày đói kém, Mẹ ướt sũng mưa mang về bó lúa nảy mầm, Ôi, những bông lúa chiếc thuyền lớn chở
niềm vui của mẹ. Cánh đồng mẹ chẳng thể mang theo.
(Chạnh niệm thôn dã)
Mỗi bận đông qua, xuân về, tôi chạnh lòng nhớ thôn làng, dựng mãi chân trời hình ảnh mẹ tôi lam lũ nghèo khó. Tuổi thơ rét mướt, ngai ngái con đường sương muối phủ cuối đông.
(Chạnh niềm thôn dã) Có thể nói, khi có hình ảnh mẹ xuất hiện là gắn với các hình ảnh vất vả, chịu thương chịu khó. Cả một trường từ như bó lúa, cánh đồng, bông lúa, đói kém, lam lũ, nghèo khó... đã lột tả hết chân dung về mẹ - người phụ nữ nông thôn Việt Nam suốt đời tần tảo vất vả chịu thương chịu khó. Mẹ, hiện thân của người phụ nữ Việt Nam suốt đời suy nghĩ lo âu. Ngay cả trong giấc ngủ cũng không được thanh thản.
Gió tăng cường từng đợt ù ù trên mái
Mẹ nằm sao yên, lo căn nhà không chống nổi Gió thổi suốt ngày, gió thổi suốt đêm Chẳng biết khi nào gió ngừng, mẹ ạ!
Tôi nghe tiếng thở dài của mẹ buổi tối tháng chạp, nỗi lo tết nhất đến gần. Gió lạnh thổi nhiều từ những cánh đồng nứt nẻ lơ phơ gốc rạ. Ôi, nghèo khó, nghèo khó ù ù trên mái gianh xơ xác. Tết nhất đến gần. Ngọn đèn dầu
lom đom sáng, những buổi tối tháng chạp lầm lũi trong im ắng
(Những buổi tối tuần tháng chạp) Đoạn thơ nào, bài thơ nào về mẹ cũng gắn với một trường từ dày đặc về tâm trạng của mẹ về những sự vật gắn với mẹ.
Trường từ vựng về mẹ đã góp phần khắc họa hình ảnh người mẹ thân yêu, đồng thời cũng khắc họa lên chân dung người phụ nữ Việt Nam một đời vất vả, chịu thương, chịu khó, đảm đang tháo vát lo cho gia đình.
b. Người mẹ trong thơ Dương Kiều Minh chính là người phụ nữ Việt Nam dịu dàng, giàu tình yêu thương
Có ai đó đã từng nói “Vĩ đại nhất là trái tim người mẹ”, trái tim người phụ nữ, tâm hồn của người phụ nữ vốn dĩ được xem là những kỳ quan giá trị trong kho tàng văn hóa nhân loại. Người mẹ trong thơ Dương Kiều Minh là như vậy.
Qua các trường từ vựng về mẹ, nhà thơ Dương Kiều Minh đã cho người đọc thấy rõ điều đó. Mẹ, người phụ nữ Việt Nam là người mẹ nhân hậu giàu tình yêu thương. Mẹ nâng đỡ con khi con vấp ngã, lỡ lầm.
Mẹ sẽ chẳng trách tôi khờ dại và mơ mộng Mẹ thương tôi lạc giữa cõi đời
(Khúc Tưởng niệm)
Vòng tay ôm ấp của mẹ, những lời ru của mẹ, chính là hiện thân cho tình yêu thương che chở. Lời ru ngọt ngào, tha thiết cùng tấm lòng người mẹ mãi là ngọn lửa nồng nàn, ấm áp sưởi ấm tâm hồn con, truyền cho con tình yêu và sức mạnh.
Bà mẹ à ơi ngôi nhà sàn nín lặng
(Thu bản gai)
Xa nồng văng vẳng lờiru
Yên yên trưa vắng mẹ vừa đưa nôi
(Lục bát ở Bản Gai)
Sau trò chơi rúc mái đầu bù xù vào lòng mẹ
ở đầu kia bầu trời có vì sao ướt đẫm
Người ôm tôi kể chuyện những lâu đài
(Những vì sao ướt)
Những câu hát ru, những câu chuyện của mẹ trong những đêm khuya vắng lặng hay những buổi trưa yên ắng mãi mãi ở bên con. Đó là tuổi thơ của con, đó là tình yêu thương sâu sắc của mẹ dành cho con. Khi hình ảnh mẹ xuất hiện là gắn với lời ru, câu chuyện kể. Khi hình ảnh mẹ xuất hiện là gắn với chở che, bao bọc.
Trong lòng đêm tối ta thấy được bao bọc chở che, thoảng hơi mẹ rất gần ngày thơ bé.
(Con đường cổ xưa)
Mẹ dắt con đi
Ngày đẹp trời gió, nắng Cỏ và hoa, dòng suối vươn dài
Con ríu rít cuộc dời ríu rít
(Cổ tích I)
Hình ảnh người mẹ trong thơ Dương Kiều Minh hiện lên qua rất nhiều trường từ vựng. Mỗi trường từ vựng khắc họa chân dung mẹ ở một khía cạnh. Tất cả đã tập trung khắc họa hình ảnh người mẹ - người phụ nữ Việt Nam vất vả nghèo khó tần tảo, đảm đang và giàu tình yêu thương.