Tiểu trường về đặc điểm tính chất của hoa

Một phần của tài liệu Trường từ vựng ngữ nghĩa về hoa và mẹ trong thơ dương kiều minh (Trang 48)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Tiểu trường về đặc điểm tính chất của hoa

2.1.2.1. Các tiểu trường từ vựng đặc điểm tính chất của hoa

Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được bốn tiểu trường từ vựng về đặc điểm tính chất của hoa trong thơ Dương Kiều Minh. Đó là các tiểu trường về: kích thước của hoa, hình dáng của hoa, mùi thơm của hoa, màu sắc của hoa. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3. Bảng thống kê các tiểu trường về đặc điểm tính chất của hoa Tổng số từ về đặc điểm tính chất của hoa

Các trường từ vựng về đặc điểm tính chất của hoa

146

Trường về kích thước của hoa

Trường về hình dáng của hoa

Trường về mùi thơm của hoa

Trường về màu sắc của hoa Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 17 11,7 22 15.1 29 19.8 78 53,4

a.Trường từ vựng chỉ kích thước của hoa gồm các nhóm a1. Các từ chỉ kích thước cụ thể của một bông hoa:

bé, tí xíu, bé nhỏ, nhỏ xíu, li ti, mỏng, lấm tấm...

Trở lại mùa xuân đầu tiên theo mẹ hái những bông hoa nhỏ xíu

Những bông hoa diệu kì nơi mùa xuân diệu kì

(Không đề II)

Những bông hoa khế nhỏ xíu tím nhạtrơi đầy trên nền đất

Từng chùm quả mâm xôi chín đỏ xuôi theo mặt nước (Trở về từ ảo giác)

Kìa, những nụ hoa bé tí xíu nhú lên như những hạt tấm

(Gửi những mùa rau khúc) Cây lim trắng cổ thụ rải lượt hoa trắng li ti trên nền hạ chí

a2. Các từ chỉ kích thước của một không gian hoa:

bạt ngàn, vô tận, bao phủ, mênh mông, trải dài, bát ngát, dài dặc, tít tắp, dâng ngập, ngập tràn...

Những cánh đồng Viôlét dâng ngập màu xuân tím ngát.Ôi! Những cánh đồng Viôlét nhựa xuân ngập tràn trời đất

(Bên cánh đồng Viôlét)

Những con đường núi xa xăm gập ghềnh uốn lượn bạt ngàn lau trắng rạo rực niềm hưu quạnh của ai đó kí gửi trong trời đất bài ca phiêu lãng

(Cơn mưa lạ chợt đến trong đêm)

Đã áp ngày cuối hạ/ Đầm sen vẫn tỏa ngát trảidài mãi dưới chân núi

(Ba khúc chuyển mùa)

Các từ chỉ kích thước của hoa trong thơ được Dương Kiều Minh sử dụng tương đối nhiều. Từ những kích thước cụ thể cho đến cả kích thước không gian hoa rộng lớn với số lượng từ ngữ nhiều, phong phú, đa dạng. Điều này đã cho thấy khả năng quan sát tinh tế của nhà thơ Dương Kiều Minh.

b. Tiều trường về hình dáng hoa Ở trường này có hai nhóm:

b1. Những từ được so sánh để nói hình dáng hoa như:

(như) thiếu nữ, chuông con, chiếc dù lớn, làn sóng, chiếc ô (khổng lồ), vết son, hạt tấm, trong suốt, chói chang, (như) hơi nước...

Ví dụ:

Liệu còn đủ sức theo lời ca vươn lên từ bản giao hưởng thời trẻ. Những tán hoa phượng vĩ như những chiếc dù lớn màu đỏ thả từ trời cao.

(Dưới vòm phượng vĩ)

Liệu còn đủ sức để đi qua cơn giông mùa hạ, những vòm hoa phượng vĩ lên xuống rập rờn như những làn sóng đỏ rực. (Dưới vòm phượng vĩ)

Kìa, những nụ hoa bé tí xíu nhú lên như những hạt tấm

Cuối buổi chiều thu tôi tháy mình rơi hẫng vào một không gian mơ hồ theo những luồng khí xô đẩy vô định. Thưa thớt dưới trời sót lại đôi ba cánh hoa như vết son vừa phết lên vòm phượng vĩ cổ thụ

(Những cuộc tiễn đưa) b2. Những từ miêu tả hình dáng hoa cụ thể:

bình dị, xinh xinh, mảnh mai, đổ trắng, ngả ngiêng, buông rủ, ngạo nghễ...

Ví dụ:

Bông hoa cỏ dịu dàng thiếu nữ

(Thôn quê)

Những bông mận trắng mong manh nhưhơi nước

(Không đề III)

Những bông hoa dịu hiền như những chiếc chuông con

(Khúc dạo đầu)

Mảnh mai những cây thủy trúc, gần gũi thân quen hoa cỏ ruộng đồng

(thủy trúc)

Bình dị, xinh xinh bông hoa cỏ, những bông hoa nở rộ tô điểm cho sự trống trải quên lãng cánh đồng

(Nỗi niềm thôn dã) c. Tiểu trường về mùi thơm của hoa:

ngào ngạt, tinh khiết, thanh sâu, thanh cao, thanh khiết, thoang thoảng, thơm ngọt, hăng hăng, dịu nhẹ, sực nức, khuếch tán, ngai ngái, tỏa ngát, nồng nàn, nồng nã, (mùi hương) là lạ, mùi thơm, mùi hoang dã...

sung sướng đến run lên đấy nhé ngàn hoa nở ngát trái đồi

Mùi ngòn ngọt loang cây ngọc lan già Bát ngát ngày mới lớn...

(Bình lặng)

Trăng vừa loang cánh đồng xa tít Gió lùa vào ngào ngạt vườn sau Chợt mỉm cười giấc mơ đêm trước...

(Ngâu hoa đề)

Thơ ấu thấm nền trời hiu quạnh/ thoáng màu xám dãy núi xa xa hình con thằn lằn chợt hiện/ theo triền đồi sực nức mùi hoa sể/ một lối mòn vắt lên chót vót/dưới khoảng với tay hồ nước sẫm dài

(Ký ức thu)

Ồ đang gần tiết trung thu

Theo hơi mưa thoảng đến mùi thơm hăng hăng những bụi hoa cúc dại. (Bài thơ ghi lại trong mơ tỉnh dậy lúc 9h10) Từng giọt mưa thưa thớt vang ngân tĩnh lặng mùi thơm từ những vạt

ngải tiên khuếch tán theo hơi mưa thẫm đẫm không gian rộng lớn... Những vạt ngải tiên tàn lụi rồi sinh sôi theo phong khí của mùa hiện lên trong ánh sáng buổi mai những nụ hoa lấm tấm mùi hương thanh sâu tỏa ra từ cằn cỗi khắc nghiệt

(Bên vạt ngải tiên) Thế giới mùi vị của hoa trong thơ Dương Kiều Minh cũng vô cùng phong phú. Trong không gian rộng lớn của cánh đồng cỏ hoa có vô số mùi vị của hương thơm. Khứu giác tinh tế đã khiến ông thưởng lãm đủ mùi vị của thiên nhiên, của hoa trái cỏ cây, của cuộc sống thanh bình thôn dã. Mùi hăng hăng của những chồi cây lộc biếc, mùi thơm từ những vạt ngải tiên khuếch tán, mùi ngòn ngọt loang cây ngọc lan già, mùi hương ngải cứu… và chỉ có tâm hồn nhạy cảm, ông mới cảm nhận được vị hoang dã, vị hương tinh khiết.

Có những mùi hương rất đặc biệt mà Dương kiều Minh cảm nhận được từ trong tâm tưởng, cảm xúc của cá nhân mình để gọi tên những mùi thơm của hoa cỏ rất lạ như mùi thanh sâu, mùi hoang dã... Qua những câu thơ viết về thiên nhiên hoa cỏ, ông muốn hòa mình vào với thiên nhiên, thả lỏng tâm hồn để chìm đắm trong hương vị đất trời cỏ cây hoa lá.

d. Tiểu trường về màu sắc của hoa

Thơ Dương Kiều Minh rất đa dạng về màu sắc, các từ chỉ màu sắc trong thơ ông chiếm một số lượng lớn. Đi cùng trường từ vựng về hoa thì màu sắc hoa trở thành một yếu tố không thể thiếu. Chúng tôi thống kê được các nhóm màu sắc của hoa như sau:

(Chú thích: CL - Củi Lửa; DM - Dâng Mẹ; NTĐTX - Những Thời Đại Thanh Xuân ; NXN - Ngày Xuống Núi; TC -Tựa Cửa; TNMNNTT - Tôi Ngắm Mãi Những Ngày Thu Tận; KCM - Khúc Chuyển Mùa; TSMSTTT - Tổng số màu sắc trong tuyển tập thơ)

Nhìn vào bảng thống kê, ta thấy tần số xuất hiện các loại màu là 221 lần. Thơ Dương Kiều Minh có đủ sắc màu nguyên rõ nét như trắng, xanh, đỏ, tím,

Tập Màu CL DM NTĐTX NXN TC TNM NNTT KCM TSMSTTT Trắng 7 6 5 5 9 25 7 64 Xanh 4 5 4 8 7 5 33 Đỏ 5 1 1 2 11 13 5 38 Vàng 6 9 5 3 9 8 3 43 Tím 3 0 0 0 0 6 2 11 Nâu 1 0 2 1 1 1 6 Đen (Thâm) 1 1 3 10 3 18 Xám 2 2 1 5 Hung 1 1 Chàm 2 2 Tổng số màu sắc trong từng tập 26 22 15 15 41 72 30 221

vàng. Bên cạnh đó còn có gam nóng, gam lạnh và cả các màu pha như nâu, xám, hung hung… Chúng góp phần thể hiện đầy đủ và diễn tả rất đúng các cung bậc vui buồn trong tâm trạng của thi nhân. Những màu “xấu” (đen, xám) chỉ có mặt ở giai đoạn sau, khi tuổi già và bệnh tật ập đến, còn ở tập thơ

“Những thời đại thanh xuân” viết khi trai trẻ không có những màu này. Trong “bảng màu” của ông, ta thấy tần số xuất hiện màu trắng và vàng tương đương nhau và nhiều hơn các màu khác. Đây là hai màu chủ đạo. Vì thế, thơ ông thiên về gam lạnh, mát mẻ, nhẹ nhàng, trong trẻo và buồn ngay cả màu tím của ông cũng thường lạnh: (hoa khế) tím nhạt, (hoa lau) tím lạnh… Cảm quan phương Đông cũng ảnh hưởng tới màu sắc của Dương Kiều Minh. Thơ Thiền thường tránh những màu rực rỡ. Đặc biệt, ông thường chọn những gam màu lạnh để làm nền cho việc diễn tả tâm trạng nhói buồn, xa xót.

Hoa táo vừa rụng trắng

(Tâm tưởng)

Hoa nở trắng hơnmọi mùa xuân trước Hoa nở trắng buồn hơn mọi mùa xuân trước

(cuối xuân)

heo heo xanh bồn ngọc trâm trước thềm

(bộc bạch VI)

Ồ, khóm cây trạng nguyên xuất hiện những cánh hoa đượm đỏ

Đã vào tháng trọng đông rồi sao?

(Những con chim rẽ giun trong vạt sông chiều)

Khóm hải đường hoa đỏ lạnh trong sương

(bộc bạch)

Có bé gái trưa hoàng lặng lặng Mải mê sâu chùm hoa đỏ rực

Những bông hoa khế nhỏ xíu tím nhạt rơi trên nền đất.

Dâng rực tím vòm bằng lăng nước

(Thành phố buổi đêm)

Tôi sợ heo may trở về/Những bông lau tím lạnh phất nỗi sầu dằng dặc

(Tôi chợt sợ những bông lau tím lạnh)

Hương mùa thu dậy khu vườn mùa hạ Luống cúc dại trổ hoa hanh vàng

dựng niềm thương nhớ

(Trắc ẩn)

luống thanh hao bông cải cúc vàng

Đông chớm lạnh con đường vào bản

(Gửi con gái Nhật Ngân)

Những thung lũng căng lên trời vòm hoa chói chang vàng ối như thế giới cổ tích

(Dưới vòm phượng vĩ) Dương Kiều Minh rất tinh tế trong miêu tả màu sắc của hoa. Từ những màu nguyên cơ bản, ông đã tạo ra các màu với sắc độ khác nhau, từ đậm tới nhạt. Có những màu như một bản quyền riêng do nhà thơ sáng tạo ra. Nhìn vào bảng màu sắc phong phú trong thơ Dương Kiều Minh, ta thấy phần lớn màu sắc các loài hoa được mô phỏng đúng màu nguyên bản của loài hoa, nhưng cũng có màu được nhà thơ dùng ngôn ngữ miêu tả rất khác. Có những cảm xúc khác nhau bằng cách kết hợp với các thành tố phụ chỉ mức độ, sắc thái, có bao nhiêu kết hợp là có bấy nhiêu biên độ sắc màu. Đặc biệt, sắc màu luôn luôn được biến đổi qua lăng kính của tâm trạng. Sau đây là bảng thành tố phụ cụ thể hóa sắc màu trong thơ Dương Kiều Minh mà chúng tôi thống kê được.

Nhìn vào bảng thống kê, ta thấy mỗi màu lại có rất nhiều sắc khác nhau, tần số xuất hiện của các sắc màu trắng và vàng là nhiều hơn cả. Đây là những gam màu nhà thơ dùng đi kèm với cả nhiều đối tượng miêu tả trong khung cảnh xuất hiện tên các loài hoa. Đặc biệt màu trắng thường gợi sự tinh tế, thanh khiết trong tâm hồn, màu xanh trong trẻo, màu vàng dịu nhẹ. Lần lượt theo gam màu hoa sẽ được miêu tả lồng ghép đưa vào thơ như một đối tượng thẩm mĩ để nhà thơ suy tưởng. Qua đây người đọc cảm nhận được phần nào lòng yêu cuộc sống, yêu người, gắn bó với quê hương đất nước qua một phần tình yêu Dương Kiều Minh dành cho thiên nhiên hoa cỏ.

Với Dương Kiều Minh, màu của hoa không chỉ “đỏ”, “vàng”, “trắng”,

“tím”... không thôi mà còn đầy đủ các sắc độ. Chúng ta bắt gặp hàng loạt câu thơ ngập tràn muôn sắc độ của các màu hoa.

Những bờ đường ven núi hoa dại nở trắng xóa và giọt nước mắt âm thầm lặng lẽ trên những gò má nhô cao

(Sực nhớ núi đồi)

Những vườn mận vào đông nhuốm màu nâu sậm nối nhau chạy từ sườn đồi thoai thoải xuống thung lũng. Vừa qua đông chí những cánh hoa

trắng mỏng nở ra tinh khiết

(Nhớ ngôi nhà lá trên đồi)

MẦU THÀNH TỐ PHỤ CỤ THỂ HÓA

Trắng Tinh, toát, ngần, xóa, lặng, rợn, trong ngần, mỏng, mong manh,

liti, rạo rực…

Xanh hoe, mướt, ngọc, non, bóng, lất phất chấm vàng, nao lòng …

Đỏ Rực, chói, thắm, sẫm, lạnh, đượm, chớm, lùm, sắc...

Vàng sậm, rưng rức, lóa chói, ngậy, mơ, rực, ố, vạnh, ối, hanh, hoàng

thổ (vàng đất)…

Cho tôi theo con thuyền sông đáy Mùa hoa cải tắm vàng

(Gửi sông đáy)

Rực đỏ tán bàng chín thẫm

Theo về đường núi quen quen Cất giữ mười ba năm lẻ

(Phố bưởi)

Đồng không mông quạnh

đỏ lùm hoa phương đình

(Tự sự ngày mưa)

Dâng rực tím vòm bằng lăng nước Em về dãy phố mùa hè

Thương mến mười năm trở lại

(Thành phố buổi đêm) Trong thơ Dương Kiều Minh, mỗi loài hoa, mỗi nhóm loài hoa là một màu cụ thể với nhiều sắc độ khác nhau chứ không phải là màu chung chung. Nhìn vào kết quả bảng thống kê sau, chúng ta thấy rõ điều đó

ĐỐI TƯỢNG MIÊU TẢ MÀU

hoa lim, bạch đàn, hoa nắng, hoa dâu da xoan, hoa lạc tiên, hoa mận, hoa táo, hoa dại, vòm hoa, cánh hoa, hoa lau, hoa loa kèn, bụi hoa hoang dại, hoa trắng, trinh nữ, hoa bưởi, bông hoa dành dành, hoa bàng, hoa sen, hoa tiểu li lan,…

TRẮNG

bồn ngọc trâm, tán phượng, nụ tầm xuân, rặng trúc, đầm sen XANH thảm hoa, chùm hoa, hoa sơn trà, hoa trạng nguyên, bông râm

bụt, cánh hoa, hạt cườm cườm, hoa phượng, hoa loa kèn, lùm hoa phương đình, khóm hải đường, chùm hoa, chùm cây gai hoa

xía lên, cây gạo già lóe bông hoa, màu hoa, hoa xương rồng, hoa đại hồng môn, hoa dong riềng, hoa thục lan, hoa đỗ quyên... cánh đồng hoa viôlét, đồng hoa, bằng lăng, chùm mùng tơi, bông hoa khế, bông lau, hoa cỏ, hoa trinh nữ, hoa sam đất, hoa súng…

TÍM bức rèm hoa, hoa cải, thanh hao, bông cải cúc, hoa cúc dại, dải

đồng hoa, ngồng cải nở, hoa đồng nội, nụ hoa khúc, nhụy hoa, nhánh lan, vòm hoa...

VÀNG

Rõ ràng, thế giới của các loài hoa và thế giới của màu sắc ngập tràn trong thơ Dương Kiều Minh. Phải yêu thiên nhiên đến độ nào thì thi sĩ mới có thể gom hết vào thơ mình tất cả hoa và màu phong phú như vậy. Vẻ đẹp thơ Dương Kiều Minh là vẻ đẹp thuần khiết trong sáng, quả thật không sai.

2.1.2.1. Nhận xét chung

Trường từ vựng về đặc điểm, tính chất của hoa là trường từ vựng lớn, có số lượng từ phong phú đa dạng, mang đầy đủ đặc điểm tinh chất của hoa trong sự phát triển tự nhiên. Dương Kiều Minh đã đưa vào trong thơ mình tất cả các đặc điểm của hoa từ hình dáng hoa, hương hoa, sắc hoa. Trong các trường từ vựng về đặc điểm thì trường về màu sắc hoa xuất hiện nhiều nhất với số lượng 78/146 từ, trong khi các trường khác như kích thước hoa 17 từ, hình dáng hoa có 22 từ, và trường về mùi thơm có 29 từ.

Trong mỗi đặc điểm tính chất của hoa, Dương Kiều Minh lại miêu tả rất chi tiết. Chẳng hạn như nói về hoa, kích thước của hoa thì có đủ kích thước từ nhỏ như , nhỏ, nhỏ xíu, bé xíu, tí xíu...cho đến kích thước của cả một không gian hoa rộng lớn như bạt ngàn, trải dài, vô tận, tít tắp, mênh mông... Hoặc khi viết về hình dáng hoa thì có đủ các hình và dáng rất sinh động như mỏng, nhẹ, mảnh mai, dịu hiền, dịu dàng, bình dị, xinh xinh... Mỗi

loài hoa ở mỗi góc độ ngắm nhìn được hiện lên với mỗi dáng vẻ khác nhưng tất cả đều rất mỏng manh, đáng yêu. Hay trường về mùi vị của hoa cũng vô cùng phong phú. Trong không gian rộng lớn của cánh đồng cỏ hoa có vô số mùi vị. Khứu giác tinh tế đã khiến ông thưởng lãm đủ mùi vị của thiên nhiên, của hoa trái cỏ cây. Có những từ mùi vị xuất hiện với tần số cao như: ngào ngạt (8 lần), tinh khiết, thanh sâu (9 lần), thanh cao, thanh khiết (13 lần),

thoang thoảng (12 lần), dịu nhẹ (9 lần) hăng hăng (8 lần), tỏa ngát (7 lần),

sực nức (6 lần), khuếch tán, ngai ngái (4 lần), thơm ngọt (3 lần), mùi hương là lạ, mùi hoang dã... Điều đặc biệt là thế giới hương sắc của cỏ cây, hoa lá trong thơ Dương Kiều Minh rất nhẹ nhàng. Hương hoa dịu nhẹ được ông ưu ái sử dụng nhiều hơn mùi hương hoa sực nức, ngào ngạt. Ông ưa những gì nhẹ nhàng có sức gợi. Do vậy các từ tinh khiết, thanh sâu, thanh cao, thanh khiết, thoang thoảng, thơm ngọt, dịu nhẹ... xuất hiện với tần số cao. Có những mùi thơm của hoa rất đặc biệt được Dương Kiều Minh nói đến như mùi thanh khiết, mùi hoang dã, mùi thanh sâu.

Đặc biệt nhất là tiểu trường từ vựng màu sắc của hoa. Hoa của ông có đủ các màu, màu nào cũng xuất hiện với tần số cao như: màu xanh (12 lần),

màu trắng (44 lần), màu đỏ (39 lần), màu tím (21 lần), màu vàng (36 lần). Hoa của Dương Kiều Minh được chia ra làm ba gam màu khác nhau gam

màu nóng, gam màu lạnhmàu pha. Do trường từ vựng về màu sắc chủ yếu là tính từ có thành tố cụ thể hóa màu sắc đi kèm nên phần lớn từ chỉ màu sắc miêu tả hoa trong thơ Dương Kiều Minh thuộc dạng từ ghép, cụ thể như cùng

Một phần của tài liệu Trường từ vựng ngữ nghĩa về hoa và mẹ trong thơ dương kiều minh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w