Trường từ vựng ngữ nghĩa về các loài hoa

Một phần của tài liệu Trường từ vựng ngữ nghĩa về hoa và mẹ trong thơ dương kiều minh (Trang 39)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Trường từ vựng ngữ nghĩa về các loài hoa

Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 2 tiểu trường từ vựng về loài hoa trong thơ Dương Kiều Minh là tiểu trường về các loài hoa cụ thể có trong thiên nhiên và tiểu trường loài hoa không có thật chỉ được tác giả đặt tên theo cảm xúc. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 2.2 sau:

Bảng 2.2. Các tiểu trường từ vựng về loài Hoa

Sau đây là các tiểu trường về loài hoa

a. Tiểu trường các loài hoa có trong thơ thiên nhiên:

Hoa cúc dại, cúc tím, cúc trắng, trinh nữ, trạng nguyên, viôlet, hoa trúc, hoa sen, hoa bạch liên, bằng lăng nước, râm bụt, hoa phượng, hoa lạc tiên, hoa bàng, hoa mận trắng, hoa đào, hoa táo, hoa nhãn, hoa bưởi, hoa dại, thiết mộc lan, thục lan, ngọc lan, tiểu li lan, hoa ngải tiên, hoa cải, hoa cải cúc, xương rồng, dâu da xoan, đỗ quyên, thanh trà, hải đường, dong riềng, hoa gạo, hoa hồng, hoa hồng dại, đại hồng môn, hoa vối, bằng lăng tím, hoa loa kèn đỏ, loa kèn trắng, hoa ngọc trâm, hoa sam đất, hoa súng, hoa cây gai, hoa lim, hoa thủy trúc, hoa đồng nội, dành dành, phương đình, hoa sể, hoa ngô đồng, hoa khế, hoa rau khúc, hoa mùng tơi, tầm xuân, lau tím, lau trắng...

Những loài hoa có thật trong tự nhiên xuất hiện dày đặc trong thơ ông. Không gian cánh đồng trong thơ ông tràn ngập cỏ cây hoa lá. Hoa luôn là đối

Tổng số từ

về loài hoa Các tiểu trường từ vựng về loài hoa

87

Trường về các loài hoa có trong thiên nhiên

Trường về loài hoa đặt tên theo cảm xúc của tác giả Số lượng Tỷ lệ

(%) Số lượng

Tỷ lệ (%)

tượng thẩm mĩ của cái đẹp. Có lẽ cũng ít nhà thơ Việt Nam nào nói về sự có mặt của các loài hoa nhiều hơn Dương Kiều Minh.

Gõ vào ngày xuân không trở lại/ Hoa táo vừa rụng trắng/ Ô cửa nâu mở suốt mùa hè

(Tâm tưởng)

Buồn nẫu ruột bên đường bụi hoa hoang dại mùa xuân nở trắng (Niềm vọng niệm)

Những bông hoa đồng nội mỏng mảnh quên lãng đua nhau nở bên bờ quê như nhắc nhớ sự đơn sơ đạm bạc…

(Chạnh niềm thôn dã)

Hương hoa bưởi khu vườn ngày xưa Từng đôi bướm vượt lên là lạ

(không đề II)

Bông hoa cỏ dịu dàng thiếu nữ Hoa sam đất khu vườn cổ tích Tuổi thơ nồng nàn lam lũ

Bông súng thần tiên ngạo nghễ mặt đầm

(Thôn quê III)

Đã đến mùa thanh trà nở hoa/ Hẹn mưa bụi mùa xuân.

Những tán thanh trà nở hoa trong làn mưa bụi nhắc lời hẹn mùa xuân trở lại

(Hẹn mùa xuân ở Kim Sơn)

Đâu phải nữa con búp bê bằng cỏ Con đường hoa vối rụng đầy

Ban mai đổ về xa vắng

đồng cỏ đầm sương lóa ướt dưới trời

Mình cứ dằn lòng mãi, vẫn vang xa nỗi niềm khuất khuất ước ao chẳng là bao, hi vọng vẫn treo trên giọt sương sớm bụi hoa hồng dại nơi cánh đồng

thơ ấu

(Tự sự bên mùa)

Những loài hoa có thật trong tự nhiên được Dương Kiều Minh đưa vào trong thơ với đầy đủ loài, phong phú về hình dáng, đa dạng về hương thơm, màu sắc. Gần 70 loài hoa có trong thiên nhiên được Dương Kiều Minh nói đên đã tạo thành một trường từ vựng lớn về tên các loài hoa.

b. Tiểu trường về các loài hoa không có trong thiên nhiên mà chỉ được tác giả gọi tên bằng cảm xúc của mình

hoa nắng, hoa khói, hoa hiền dịu, hoa lạnh, hoa sớm nở tối tàn, hoa không tên tuổi, hoa diệu kì, hoa hoang dại...

Bên cạnh những loài hoa có thật trong tự nhiên, ở trường từ vựng về hoa chúng tôi nhận thấy có những loài hoa được tác giả gọi tên một cách rất lạ, đây là những loài hoa không có thật phần đa được gọi theo tâm trạng cảm xúc của tác giả. Có những tên hoa có lẽ chỉ xuất hiện trong thơ ông như một bản quyền hoa

Dìu dặt dìu dặt bước Con đường ngợp bóng cây

Hoa nắng tung trắng xóa Ơ hời ơ ngất ngây

(Đồng ca)

Xứ sở hàng cây thân trắng Những ngôi nhà ẩn hiện Một mình ta phơi phới phất áo ra đi

Xa xa núi/ xa xa mùa hoa khói

Tấm gương dựng giữa buổi chiều

Tên hoa nắng, hoa khói xuất hiện trong bài thơ trên như một sáng tạo lạ, thực tế người ta gọi tia nắng, ánh nắng thì Dương Kiều Minh đặt cho nắng một tên gọi mới là hoa. Với khói cũng vậy trong ngôn ngữ có đụn khói, chùm khói, còn trong thơ Dương Kiều Minh có cả một mùa hoa khói. Hoa nắng ở đây có thể hiểu trong ánh nắng chan hòa rọi qua tán bóng cây tỏa từng chùm xuống mặt đất khiến nhà thơ liên tưởng đây cũng giống như một chùm hoa phát sáng, trải bóng trên con đường. Hoa khói xuất hiện trong hư tưởng có thể đây là hình ảnh gợi nhớ quê hương.

Trong trường Từ vựng về loài hoa không có thật trong tự nhiên này tên các loài hoa như: hoa không tuổi tên, hoa diệu kì, hoa lạnh, hoa hiền dịu, hoa sớm nở tối tàn.. là những tên hoa xuất hiện như một bản quyền hoa của riêng Dương Kiều Minh bởi phần lớn những loài hoa không có thật này được đặt tên theo tâm trạng cảm xúc của tác giả. Đó là những suy nghĩ trước thiên nhiên, cuộc đời và tình cảm hồi ức về qua khứ. Thơ ông có hai thái cực:

Một là khi nghĩ về tuổi thơ, kỉ niệm đẹp, về mẹ thì ông viết có hoa

hiền dịu, hoa diệu kì, như trong thế giớ cổ tích

Trở lại mùa xuân đầu tiên theo mẹ hái những bông hoa nhỏ xíu

Những bông hoa diệu kì nơi mùa xuân diệu kì

(Không đề II)

Những bông hoa dịu hiền như những chiếc chuông con

(Khúc dạo đầu). Hai là suy nghĩ về cuộc đời có ảnh hưởng bởi tâm trạng u sầu, bệnh tật, bế tắc ông liên tưởng tới hoa sớm nở tối tàn, hoa lạnh, hoa hoang dại, hoa không tên tuổi...

Ngày qua ngày xiết xiết Hơi lạnh đầy vẻ thu chừng mãn Bông hoa không tuổi tên nằm nép bờ quê

Buồn nẫu ruột bên đường bụi hoa hoang dại

Mùa xuân nở trắng/ đám trinh nữ trải dài

(Niềm vọng niệm 6)

Trơ trọi quả đồi không ai ở Những dãy nhà nắng gió hoang hoang Con đường dốc xưa buông chùm hoa lạnh

(Ký ức thu)

Thương thay! buồn thay! Hi vọng như loài hoa sớm nở tối tàn. Chung cục giấc mộng. Đời người đuổi qua như giấc mộng. Giấc mộng tan nhanh, còn lại chăng làn sương khói dâng cao buổi chiều.

(Tứ tấu xuân hè) 2.1.1.2. Nhận xét chung

Sau khi thống kê và phân loại các từ vựng thuộc trường từ vựng về các loài hoa trong tác phẩm thơ của Dương Kiều Minh, chúng tôi có một số nhận xét:

Trước hết chúng tôi khẳng định rằng trường từ vựng tên các loài hoa là trường phong phú nhất trong số các trường về hoa của thơ Dương Kiều Minh. Với gần 70 loài hoa xuất hiện trong thơ Dương Kiều Minh, người đọc như được ngập tràn trong thế giới hoa. Có những loài hoa xuất hiện với tần số cao trong thơ ông như: hoa cải (56 lần), hoa phượng (43 lần), hoa mận (18 lần),

hoa gạo (17 lần), hoa lau (16 lần), hoa ngải tiên (15 lần), hoa sen (12 lần),

đại hồng môn (9 lần), bằng lăng (8 lần), hoa bàng (7 lần), viôlet (7 lần), hoa súng (5 lần)...

Có thể nói, trường từ vựng về loài hoa xuất hiện dày đặc trong thơ Dương Kiều Minh qua từng trang viết. Đây là một số câu thơ nói về các loài hoa được ông miêu tả theo nhiều tâm trạng cảm xúc khác nhau.

Buồn nẫu ruột bên đường bụi hoa hoang dại mùa xuân nở trắng

Đêm xao động trong khu vườn, những cánh hoa mận trắng mỏng nhẹ kề bên giấc mơ của bạn. Những cánh hoa mận trắng run rẩy làm lòng ta ấm lại giữa những ngày tháng chứa đầy bất ổn...

(Gửi bạn đêm cuối năm)

Ồ đang gần tiết trung thu/Theo hơi mưa thoảng đến mùi thơm hăng hăng những bụi hoa cúc dại

(Bài thơ ghi lại trong mơ tỉnh dậy lúc 9h10)

Những triền hoa cúc dại tàn, nở theo mùa rực rỡ dưới nắng thu, kìa những bờ hoa trinh nữ chạy dài vô tận nở rực rỡ trên sỏi đá khôcằn

(Tôi ngắm mãi những ngày thu tận)

Trời hỡi mùa xuân ngập giữa đồng hoa cải em hay ta trở lại tìm mình

(Thơ tặng)

Trong trường từ vựng lớn về các loài hoa này bên cạnh những loài hoa có thật trong tự nhiên đa dạng và phong phú như hoa mận, đào, táo, nhãn, bưởi, thiết mộc lan, thục lan, ngọc lan, tiểu li lan, hoa ngải tiên, hoa cải, xương rồng, dâu da xoan, bằng lăng, sam đất, khế... còn có những loài hoa không có thật trong tự nhiên mà được gọi tên theo tâm trạng cảm xúc của tác giả như hoa không tuổi tên, hoa diệu kì, hoa lạnh, hoa hiền dịu, hoa hoang dại, hoa nắng, hoa khói...

Xa xa núi/ xa xa mùa hoa khói

Tấm gương dựng giữa buổi chiều

(Không đề)

Hoa nắng tung trắng xóa Ơ hời ơ ngất ngây

(Đồng ca)

Dương Kiều Minh đã đưa thiên nhiên vào trong thơ mình với cả thế giới hoa. Thơ ông giống như một quyển từ điển về hoa. Mỗi loài hoa gắn với một tâm trạng cảm xúc của người viết.

Trở lại mùa xuân đầu tiên theo mẹ hái những bông hoa nhỏ xíu Những bông hoa diệu kì nơi mùa xuân diệu kì

(Không đề II)

Bông hoa không tuổi tên nằm nép bờ quê Con thuyền phơi mờ nắng hanh sau mùa lũ

(Niềm vọng niệm 2)

Những bông hoa khế nhỏ xíu tím nhạt rơi đầy trên nền đất / Từng chùm quả mâm xôi chín đỏ xuôi theo mặt nước

(Trở về từ ảo giác)

Một điểm nổi bật trong trường từ vựng về hoa trong các tác phẩm của Dương Kiều Minh là trong thơ ông, đa số nói đến những loài hoa dại, không tuổi tên và những loài hoa nhỏ bé, bình dị, quê kiểng. Phải chăng những loài hoa này đều gợi cho ông sự chạnh lòng, niềm trắc ẩn, nỗi hoài vọng về một cố hương đẹp mà nghèo?

Đâu phải nữa con búp bê bằng cỏ Con đường hoa vối rụng đầy

Ban mai đổ về xa vắng

Đồng cỏ đầm sương lóa ướt dưới trời

(Bản giao hưởng đồng quê)

Những bông hoa đồng nội mỏng mảnh quên lãng đua nhau nở bên bờ quê như nhắc nhớ sự đơn sơ đạm bạc…

(Chạnh niềm thôn dã)

Sương thu lờ mờ những triền hoa cúc dại bạt ngàn

(Tôi ngắm mãi những ngày thu tận)

Bông râm bụt thắm tươi bên quên lãng cuộc đời (Niềm quê)

Một điểm cũng rất nổi bật trong trường từ vựng về hoa của Dương Kiều Minh là mỗi tiểu trường là một khối lượng vô cùng phong phú các từ.

Theo thống kê, chúng tôi thấy nhà thơ không nói một loài hoa chung chung nào đó mà trong mỗi loài có rất nhiều tiểu loại. Mỗi loài hoa có thêm cả một hệ thống các từ cùng loại để gọi tên cùng nhóm loài. Chúng ta có thể nêu một số tiểu trường làm ví dụ

Nhóm hoa lan có: lan tím, lan trắng, lan vàng, thiết mộc lan, thục lan, ngọc lan, tiểu li lan...

Nhóm hoa cải có: hoa cải, cải cúc, ngồng cải, cải hoa vàng, cải hoa trắng...

Nhóm cúc có: cúc dại, cúc tím, cúc trắng... Nhóm lau có: hoa lau tím, lau trắng...

Nhóm bằng lăng có: bằng lăng tím, bằng lăng nước...

Cho tôi theo con thuyền sông đáy Mùa hoa cải tắm vàng

(Gửi sông đáy)

Luống thanh hao bông cải cúc vàng Đông chớm lạnh con đường vào bản

(Gửi con gái Nhật Ngân)

Ở một ngày cuối thu / Lác đác hu vườn khía lên lối sỏi Có một đôi bướm trắng/ Dập dờn bên ngồng cải nở vàng

(Bướm trắng)

Hương mùa thu dậy khu vườn mùa hạ

Luống cúc dại trổ hoa hanh vàng /dựng niềm thương nhớ

(Trắc ẩn)

Tôi sợ heo may trở về

Những bông lau tím lạnh phất nỗi sầu dằng dặc

Dâng lên bầu trời rừng lá rực rỡ đầu đông.... Những cánh rừng đầu đông ngời lên đỏ thắm Trôi theo triền dốc bồng bềnh bạt ngàn lau trắng

(Chào Bản Giốc)

Hoa đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật trong thơ Dương Kiều Minh. Không ít những bài thơ ông sáng tác lấy tên của một loài hoa nào đó để làm tiêu đề bài thơ khiến người đọc thấy nhuốm màu tâm trạng. Hoa như người bạn gợi cảm xúc tâm tình như: Phượng hoa đề, ngâu hoa đề, thủy trúc, Tìm sen ở Quan Sơn, Bên cánh đồng Viôlét, bông râm bụt, Dưới vòm hoa phượng vĩ, Đề thủy tiên, núi đồi và hoa mận trắng, Tôi chợt sợ những bông lau tím lạnh, Bên những vạt ngải tiên, Vẫn nở những chùm hoa sương rồng, phố Bưởi...

Chỉ một tiểu trường thôi mà chúng ta đã thấy cả một kho từ vựng về hoa của Dương Kiều Minh. Vốn từ về thiên nhiên, hoa cỏ của nhà thơ thật phong phú. Các nhà phê bình văn học cho thơ Dương Kiều Minh là một cuốn từ điển về các loài hoa, hay thơ Dương Kiều Minh mang hơi xuân từ những cánh đồng” quả không sai.

Một phần của tài liệu Trường từ vựng ngữ nghĩa về hoa và mẹ trong thơ dương kiều minh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w