6. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Các tiểu trường từ vựngvề mẹ
Qua khảo sát trường từ vựng về mẹ trong tác phẩm của thơ Dương Kiều Minh, chúng tôi thống kê được năm tiểu trường là: tiểu trường từ vựng về ngoại hình của mẹ, tiểu trường từ vựng về hành động, tâm trạng của mẹ, tiểu trường về các sự vật gắn liền với mẹ, tiểu trường từ vựng về cuộc sống của mẹ và tiểu trường từ vựng các danh từ thể hiện biểu tượng về mẹ. Kết quả thống kê được thể hiện ở bảng 3.1 sau đây
Bảng 3.1. Các tiểu trường từ vựng về Mẹ Tổng số Các trường từ vựng về Mẹ 550 Trường về ngoại hình của mẹ Trường về hành động, tâm trạng của mẹ Trường về các sự vật gắn liền với mẹ Trường về cuộc sống của mẹ Trường về các danh từ biểu tượng về mẹ Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 81 14,7 160 29.1 212 38.5 58 10.5 39 7.2
3.1.2.1. Trường từ vựng về ngoại hình của mẹ trong thơ Dương Kiều Minh
a. Các tiểu trường về ngoại hình của mẹ
Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 3 tiểu trường thuộc về tiểu trường ngoại hình của mẹ là: Tiểu trường về hình dáng, tiểu trường về các đặc điểm ngoại hình khác của mẹ và tiểu trường về trang phục của mẹ. Kết quả thống kê được thể hiện ở bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2. Các tiểu trường về ngoại hình của mẹ trong thơ Dương Kiều Minh
Tổng số từ về ngoại hình
của mẹ
Các tiểu trường về ngoại hình của mẹ
81 Tiểu trường về hình dáng của mẹ Tiểu trường các đặc điểm khác về ngoại hình của mẹ Tiểu trường về trang phục của mẹ Số lượng Số lần
xuất hiện Số lượng
Số lần
xuất hiện Số lượng
Số lần xuất hiện
12 32 52 83 17 41
Sau đây chúng tôi đi vào trường từ vựng hình dáng mẹ trong thơ Dương Kiều Minh:
a. Tiểu trường về hình dáng của mẹ:còm cõi, gầy gò, nhỏ, thấp, còng, lầm lũi, ngồi (lặng), dáng (nghiêng nghiêng), cánh tay (gầy), đi (nhè nhẹ), tay (run run), tay (quờ quạng)...
Ví dụ:
Mẹ tôi cũng gầy gò lam lũ, người mất vào một ngày mùa thu mưa gió. (Ngôi nhà của mẹ)
Đâu ánh sáng mẹ tôi mong còm cõi Ngày ánh sáng về. Người lần ra bậc cửa Sờ soạng lên những sợi mỏng manh
(Bên những sợi tơ ánh sáng) Hình ảnh người mẹ thân yêu luôn xuất hiện dàn trải từ đầu cho đến cuối tập thơ. Người đọc có thể hình dung ra người mẹ nghèo, lam lũ, gầy gò của
Dương Kiều Minh nơi thôn quê với cuộc sống giản dị, đơn sơ qua tiểu trường về ngoại hình của mẹ.
a2. Tiểu trường các đặc điểm khác về ngoại hình của mẹ - Đặc điểm về tuổi tác: già, già nua
cha ta đã già, cha ta đã mất Mẹ ta đã già, mẹ ta đã mất
Phương đông trầm hùng Phương đông quằn quại
(Khúc tưởng niệm mẹ tôi)
Đời con thưa dần mùi khói Mẹ già nua như những buổi chiều Lăng lắc tuổi xuân/lăng lắc niềm thôn dã
Bếp lửa ngày đông
(Củi Lửa) - Đặc điểm về đôi tay: run run, gầy, ấm áp, quờ quạng...
Khi ấy làm sao con hiểu
Cánh tay gầy mẹ quệt ngang khóe mắt
(Cổ tích I)
Chẳng nghĩ mẹ về thái hư ảo ảnh Chỉ nhớ lần cuối cùng tôi tạ từ Mẹ đưa tay quờ quạng trong ánh sáng
(Tạ từ)
Tay mẹ run run vịn vào buổi chiều tà
(Trở về từ ảo giác) - Đặc điểm về nụ cười: hiền hậu, hồn hậu, mỉm cười..
Mãi mãi dựng đài tưởng niệm Đài sen hồn hậu mẹ cười
Con vẫn thế,suốt đời thơ bé Ùa đến vòng tay Người....
(Thôn dã)
Trong giấc mơ của tôi hiện lên những bông lúa, mẹ mỉm cười hiền hậu
(Chạnh niềm thôn dã) - Đặc điểm về đôi vai: gầy mọn, gầy
Tôi mang vác niềm tin đôi vai gầy mọn
Sa sầm thanh xuân/ Sa sầm bão tố... Ru tôi trong chiếc nôi tre giọng dịu buồn của mẹ
Ru tôi giờ chiếc nôi bão tố
Phận mỏng manh bọt nước ngàn trùng
(Bày tỏ) - Đặc điểm về mái tóc: bạc, lòa xòa, bạc phơ, ánh bạc
Hay chăng nơm nớp buổi chiều Con tước xanh còn bay về quả đồi cũ
Bên ao đầm mẹ đứng tóc bạc phơ
(Thanh tước)
Tôi theo mẹ con đường bụi mưa lất phất Mùa xuân xa/ Tóc mẹ bạc lòa xòa
(Khúc tưởng niệm mẹ tôi)
Sấp mặt chiều giàn giụa Mẹ hiện hoài phơ phơ tóc bạc
Chị kia kia đen đủi sạm già
(Hồi vọng) - Đặc điểm về dáng đi: lầm lũi, nghiêng nghiêng..
Ôi, mẹ ta lầm lũi
Mẹ ta phai bạc thành gió nắng đồng đất gò đồi im lặng trải dài.
Âm điệu này bà mẹ quê cho tôi Khí thơ này của bà mẹ ấy
Chẳng đâu nhiều buồn như phương bắc mẹ nghiêng nghiêng mùa gặt nhọc nhằn.
(Bộc bạch V) - Đặc điểm về vẻ mặt: rạng ngời, thanh thản...
Người an nghỉtrong cõi vĩnh hằng, gương mặt thanh thản. Ta ân hận không kịp nghe lời cuối cùng của mẹ.
(Con đường cổ xưa)
Trên nền đất cũ tôi vẫn thấy hiện về ngôi nhà xưa cũ và mẹ tôi đang ngồi lặng lẽ, vẻ mặt rạng ngời khi thấy tôi về
(Ngôi nhà của mẹ) - Đặc điểm về nước da: đen đủi, sạm già, nhăn nheo
Sấp mặt chiều giàn giụa Mẹ hiện hoài phơ phơ tóc bạc
Chị kia kia đen đủi sạm già
(Hồi vọng) a3. Tiểu trường trang phục của mẹ
khăn thâm, nón lá, áo nâu sồng, áo (dài trắng), vành khăn (chít trắng), vạt áo (nâu sồng), áo quê, áo tơi...
Mẹ đứng chờ bên cửa
Khăn thâm, nón lá, áo nâu sồng
(Hồi vọng)
Trở dậy nao nao mùi củ cải Vị mát hăng hăng sớm nồng nàn
Ôi màu đỏ áo quê hồn hậu Thôn dã bờ vườn chớm heo mây
Phương đông trầm hùng Phương đông quằn quại
Áo dài trắng vành khăn chít trắng...
Mẹ đi trong hương khói ngút trời
(Khúc tưởng niệm mẹ tôi)
Mắt vời đăm đăm/ Người xa biền biệt Biền biệt miền tây gió bồng ngũ sắc
Nón lá áo tơiviền trăng cuối bãi Ánh sáng lô xô gò đầm
(Ngóng bạn)
Sông của mẹ/ con thuyền của mẹ
Mùa xuân xa người đánh rơi hương sắc hội hè Vạt áo nâu sồng phất câu thơ vừa hiện Con thuyền trôi/ Sông đấy đổ ngang trời
(Gửi sông Đáy)
b. Nhận xét chung
Qua thống kê các tiểu trường từ vựng về ngoại hình của mẹ trong thơ Dương Kiều Minh, chúng tôi có mấy nhận xét:
Hệ thống từ vựng về ngoại hình của mẹ trong tác phẩm thơ Dương Kiều Minh rất phong phú. Với 85 từ xuất hiện trong 7 tập thơ đã cho thấy khả năng sử dụng từ của nhà văn khi viết về mẹ. Hầu hết các từ đều có tần số xuất hiện cao. Trong đó có những từ xuất hiện với tần số rất cao như: già (42 lần), mái tóc (22 lần), đôi tay (7 lần), đôi mắt (9 lần), dáng mẹ (24lần), gương mặt
(16 lần), bước chân (14 lần), lưng mẹ (11 lần), nụ cười (14 lần)... Dương Kiều Minh đã lấy kí ức của người con hiếu thảo để đúc tượng đài khiến người mẹ của ông có dáng dấp như Đức Phật Bà ngự trên tòa sen:
Mãi mãi dựng tâm tưởng đài kỉ niệm Đài sen hồn hậu mẹ cười
(Thôn dã)
Cuộc sống khó khăn, hình dáng người mẹ trong thơ Dương Kiều Minh hiện lên với vẻ bề ngoài gầy còm, khắc khổ. Mái tóc mẹ là hình ảnh được ông miêu tả chi tiết nhất. dDu ấn của thời gian hằn lên trên đôi mắt mẹ, mái tóc cũng dần bạc trắng bởi sương gió, bởi sự vất vả, lam lũ khiến mẹ trở nên già nua. Những câu thơ Dương Kiều Minh viết về mẹ nghe sao nhói lòng:
Tôi hiểu mẹ đã già Đôi mắt ngày xưa - đâu nữa?
Ôi ánh sáng mẹ hằng gìn giữ Sớm nay choàng lên mái tóc của người
(Bên những sợi tơ ánh sáng) Tiểu trường trang phục của mẹ cũng là một trường ghi nhiều dấu ấn với người đọc. Qua tiểu trường này, hiện lên một người mẹ thật đơn sơ, giản dị. Các từ về trang phụ mẹ xuất hiện khá nhiều trong thơ như: khăn thâm (8 lần),
nón lá (14 lần), áo nâu sồng (9 lần), áo tơi (3 lần)... Trang phục gắn liền với cuộc sống lao động, miền thôn dã nên chân dung người mẹ quê hiện lên thật giản dị, chân thật mà vẫn đẹp một cách lạ thường.
Mẹ đứng chờ bên cửa
Khăn thâm, nón lá, áo nâu sồng
(Hồi vọng)
Sông của mẹ/ con thuyền của mẹ Mùa xuân xa người đánh rơi hương sắc hội hè
Vạt áo nâu sồng phất câu thơ vừa hiện Con thuyền trôi/ Sông đấy đổ ngang trời
Chính những trang phục đơn sơ, giản dị của mẹ đã khơi gợi cảm xúc giúp Dương Kiều Minh viết nên những câu thơ hay nhất về mẹ với vẻ đẹp hiền hậu, trong sáng, đầy tình thương yêu.
Qua những vần thơ viết về ngoại hình của mẹ, chúng ta thấy nhà thơ đã vẽ lên chân dung người mẹ của mình là một người mẹ nông dân nhỏ bé, lam lũ, gầy gò, cả đời sống trong thấp thỏm lo âu, vất vả nhọc nhằn mái tóc mẹ bạc trắng, cánh tay gầy, gương mặt già nua... Người mẹ thân thương ấy dịu dàng, hiều hậu, bao dung, cả đời chịu thương, chịu khó, vất vả lo toan đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật trong thơ Dương Kiều Minh.
3.1.2.2. Trường từ vựng về hành động, tâm trạng của mẹ a. Các tiểu trường từ vựng về hành động, tâm trạng của mẹ
Các bài thơ của Dương Kiều Minh hầu hết đều có những câu thơ, vần thơ viết về mẹ. Mẹ trong thơ ông hiện lên từ hình dáng mẹ, đến hành động, tâm trạng, suy nghĩ. Qua khảo sát trường từ vựng về hành động của Mẹ, chúng tôi thống kê được 2 tiểu trường được thể hiện ở bảng 3.3 sau:
a1. Tiểu trường về hành động của mẹ:
(Mẹ) đi, dắt. đứng, bước, tin, ngóng chờ, khóc, nằm, ngồi, se sợi, ôm, ho, gọi, bảo, kể chuyện, hát ru, đưa nôi, bao bọc, chở che, khấn, lau lá, gặt, phơi lúa, vun lá, nhóm lửa, thở dài, (mẹ) dậy sớm, (mẹ) ủ mầm, (mẹ) lần, tha thứ, sờ soạng, lụi hụi, (khản tiếng) gọi, địu (con), quờ quạng, dờ dẫm, gieo trồng, gánh nước, mỉm cười, lau (nước mắt), mẹ trách, nhắm mắt, buông xuôi....
Mẹ dắt con đi Ngày đẹp trời gió, nắng Cỏ và hoa, dòng suối vươn dài
Con ríu rít cuộc dời ríu rít
(Cổ tích I)
Mẹ một mình vun lá
Mẹ một mình nhóm lửa cạnh mùa thu
(Bài hát)
Vâng con biết chẳng khi nào lại nữa
Mẹ nằm... xa vắng cuộc đời
(Niềm quê)
Chỉ nhớ lần cuối cùng tôi tạ từ Mẹ đưa tay quờ quạng trong ánh sáng
Tổng số từ về hành động tâm
trạng của mẹ
Các tiểu trường về hành động tâm trạng của mẹ
160
Trường về hành động, cử chỉ của mẹ
Trường về tâm trạng của mẹ
Số lượng xuất hiệnSố lần Số lượng xuất hiệnSố lần
Quạnh quẽ chiếc lá rơi
(Tạ từ)
Ru tôi không chiếc nôi tre giọng dịu buồn của mẹ
(Bày tỏ IV)
Mẹ đứng chờ bên cửa khăn thâm. Nón lá, áo nâu sồng
(Hồi vọng)
Mẹ gọi âm âm trưa dại dại
Triền sông chú bống ngây nhìn (Gửi sông đáy)
Nhớ những ngày áp tết xóm thôn rậm rịch chuẩn bị tất niên, mẹ dậy
lau từng chiếc lá dong xanh bóng.
Mẹ lụi hụi bên bếp lửa mùi khói tỏa lên nồng nã trong mơ con trở về chiều cuối năm mẹ lụi hụi ngóng chờ bên bếp lửa nồng nàn mùi khói.
(Khoảng khắc xuân)
Đây là tiểu trường có số từ rất phong phú. Hầu như mẹ của Dương Kiều Minh được thể hiện ở tất cả các hành động, ở mọi việc làm, ở mọi lúc mọi nơi.
a2. Tiểu trường về tâm trạng của mẹ
(Mẹ) nhớ, buồn, vui, mong, đợi chờ, ngóng đợi, hi vọng, thấp thỏm, sầu đau, mong (sum vầy), lo âu, lo mưa lũ, lo tết, lo bão, lo đói, lo lắng, lo sợ, thao thức, khổ đau, mong (còm cõi), bồn chồn, bùi ngùi, nóng ruột, thương con, ngóng hoài, suy nghĩ, lặng lẽ, cô quạnh, miên man, (mong con) khôn lớn...
Bên cạnh sự phong phú của tiểu trường hành động thì tiểu trường tâm trạng cũng rất phong phú. Tất cả các tâm trạng của mẹ từ vui đến buồn, từ lo lắng đến hạnh phúc đều được nhà thơ thể hiện đầy đủ.
Có nỗi sầu xoáy sâu như viên đạn ổ mầm đậu hòa lan mẹ ủ lên mỗi sớm
Có niềm vui thanh sạch sau mưa
(Bướm trắng)
Đâu ánh sáng mẹ tôi mong còm cõi Ngày ánh sáng về người lần ra bậc cửa
sờ soạng lên những hạt mỏng manh Ôi ánh sáng mẹ hằng gìn giữ
sớm nay choàng lên mái tóc của người
(Bên những sợi tơ ánh sáng)
Mẹ đã đứng cả đời ngóng đợi
Mẹ đã đứng nút chìm hy vọng
Trong khổ đau rạn nứt cõi lòng
(Tạ từ)
Trên cánh đồng mẹ nằm cô quạnh
Mẹ hằng mong tôi khôn lớn một ngày Đâu đó bên hàng song thụ Trên lớp lá thu còn một chiếc giày
(Không ai gọi tôi trở dậy vào buổi cuối thu)
Chắc mẹ đang bồn chồn chờ bên gò đất mênh mông đêm tối. Mẹ đã
gọi ngươi giữa trời sương phủ. Về đi, chú dế nhỏ. Về đi với trời đất và bóng tối quyến rũ. Ngươi về đi kẻo mẹ đang chờ
(Về đi, chú dế nhỏ)
b. Nhận xét chung
Trường từ vựng về hành động tâm trạng là một tiểu trường từ vựng rất phong phú. Các từ đều xuất hiện với tần số cao như: chờ (36 lần), gọi (27 lần), nhóm lửa (26 lần), hát ru (14 lần), kể chuyện (9 lần), đưa nôi (9 lần), địu con (7 lần).
Bà mẹ à ơi ngôi nhà sàn nín lặng
(Thu bản gai)
Xa nồng văng vẳng lời ru
Yên yên trưa vắng mẹ vừa đưa nôi
(Lục bát ở Bản Gai)
Sau trò chơi rúc mái đầu bù xù vào lòng mẹ
ở đầu kia bầu trời có vì sao ướt đẫm
Người ôm tôi kể chuyện những lâu đài (Những vì sao ướt)
Qua trường từ vựng về hành động, tâm trạng của mẹ, nhà thơ Dương Kiều Minh đã khắc họa lên hình ảnh người mẹ nghèo lam lũ với những hành động gần gũi thân thương, dành cho con những điều tốt đẹp nhất ngay từ khi thơ bé. Tiếng mẹ ru à ơi bên nôi đã trở thành một biểu tượng đẹp trong dòng hồi ức của nhà thơ, gây được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Tình mẫu tử thiêng liêng luôn được nhà thơ nâng niu, trân trọng. Bên cạnh những hành động mẹ dành cho con như: mẹ ôm con vào lòng kể chuyện, mẹ dắt con đi, mẹ ru à ơi, mẹ mong con khôn lớn từng ngày, mẹ khản tiếng gọi con, mẹ
địu con lên rẫy, mẹ ngóng hoài xa vắng, thì còn nhiều hành động khác nói về việc làm của mẹ hàng ngày. Vì người mẹ trong thơ Dương Kiều Minh là người mẹ quê, cả đời gắn với ruộng đồng nên công việc hàng ngày của mẹ là làm đồng, làm việc nhà như cấy, cày, vun, xới, mẹ ủ mầm đậu hoà lan, mẹ
gặt, mẹ lo nước cả đói dài, mẹ nhóm lửa, mẹ vun lá, mẹ lo căn nhà mái rạ không chống nổi ngày mưa bão, mẹ lo tết nhất đến gần...
Mẹ gieo trồng bao hạt lúa
Mẹ gieo trồng bấy nhiêu ngọn lửa
Không rõ loài người có bao nhiêu lửa Mẹ giấu trong vò lúa đời mình
Mẹ một mình vun lá
Mẹ một mình nhóm lửa cạnh mùa thu
(Bài hát)
Không chỉ nói về hành động mà Dương Kiều Minh cũng nói nhiều về tâm trang của mẹ. Trường tâm trạng của mẹ có những từ xuất hiện với tần số cao: nhớ (32 lần), mong (28 lần), đợi chờ (21 lần), thương con (13 lần),
ngóng đợi (14 lần), hi vọng (12 lần), thấp thỏm (14 lần), sầu đau (15 lần),
hằng mong (5 lần), suy nghĩ (6 lần), mong ngóng (3 lần), ngóng (9 lần), buồn đau (3 lần), mẹ lo (8 lần)... Nhiều khi Dương Kiều Minh đã hóa thân vào chính địa vị của người mẹ để nói lên những tâm trạng, suy nghĩ ẩn sâu trong trái tim, tấm lòng người mẹ dành cho con, luôn hướng về con để thấy rõ sự hiền hậu, bao dung nơi mẹ.
Mẹ sẽ chẳng trách tôi khờ dại và mơ mộng
Mẹ thương tôi lạc giữa cõi đời
(Khúc Tưởng niệm)
Tôi biết mẹ sầu đau chuyện cũ nắng sa sương mái rạ bùi ngùi
(Khúc tưởng niệm mẹ tôi)
Trên cánh đồng mẹ nằm cô quạnh
Mẹ hằng mong tôi khôn lớn một ngày
(Không ai gọi tôi trở dậy vào buổi cuối thu) Điều đáng nói là để diễn tả một tâm trạng thì Dương Kiều Minh dùng rất nhiều từ. Chẳng hạn như tâm trạng lo thì có lo âu, lo sợ, lo lắng, lo buồn,
thở dài, thấp thỏm...
Gió tăng cường từng đợt ù ù trên mái Mẹ nằm sao yên, lo căn nhà không chống nổi
(Trở về từ ảo giác)
Tôi nghe tiếng thở dài của mẹ buổi tối tháng chạp, nỗi lo tết nhất đến gần. Gió lạnh thổi nhiều từ những cánh đồng nứt nẻ lơ phơ gốc rạ. Ôi, nghèo khó, nghèo khó ù ù trên mái gianh xơ xác. Tết nhất đến gần. Ngọn đèn dầu lom đom sáng, những buổi tối tháng chạp lầm lũi trong im ắng
(Những buổi tối tuần tháng chạp)
Cứ đuổi theo hoài tiếng gọi nơi chân trời, tuổi thơ tôi tựa hồ đám mây vô định trong hoang vắng quên lãng, không để lại dấu vết gì ngoài nỗi thắc