Vài nét về Dương Kiều Minh

Một phần của tài liệu Trường từ vựng ngữ nghĩa về hoa và mẹ trong thơ dương kiều minh (Trang 33)

6. Cấu trúc của luận văn

1.4.1. Vài nét về Dương Kiều Minh

Nhà thơ Dương Kiều Minh (1960 - 2012) có tên thật là Kiều Văn Minh, Quê gốc ở làng Nam Cường, xã Tam Đồng, Huyện Mê Linh, Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam rất đông các nhà thơ, nhưng để chọn ra 20 gương mặt nhà thơ sáng giá của cách tân không dễ dàng. Chẳng bởi gu nhìn nhận, mà cách tân là phép thử tài và độ dũng cảm của người cầm bút. Theo góc độ nào thì Dương Kiều Minh cũng thuộc đội hình mạnh của các cây bút thế hệ thành đạt hiện nay và là một trong các “chiến tướng” của mặt trận cách tân chưa bao giờ “nhộn nhịp”.

Sinh ra từ vùng đất Mê Linh huyền thoại, anh công nhân mảnh khảnh Kiều Văn Minh dành tuổi trẻ cho công trình thế kỷ: Thủy điện Hòa Bình. Anh “xuống núi” về Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du, rồi chuyển về Sở Văn hóa Hà Tây, nhập cư hẳn vào làng văn trước tam thập nhi lập. Hơn 20

năm qua, đội hình Nguyễn Quang Thiều, Dương Kiều Minh, Trần Quang Quý, Nguyễn Bình Phương vẫn còn sung sức, nối với các cây bút thơ thế hệ trẻ hiện đại thành “những thời đại thanh xuân” không giới hạn.

Sở trường của Dương Kiều Minh là sáng tác thơ, nhưng bên cạnh đó ông còn vẽ tranh, viết nhiều tiểu luận và tùy đàm văn chương khác.

Tuổi 29, Dương Kiều Minh đã sáng ngay từ tập thơ đầu Củi lửa. Khi bị ung thư phổi, biết mình không vượt qua mệnh “49 chưa qua, 53 đã tới”, ông làm Tuyển thơ Dương Kiều Minh (NXB Hội Nhà văn, gần 600 trang) - là tinh hoa đời ông.

Dương Kiều Minh, thủ lĩnh của văn nghệ Hà Tây nhiều năm, là Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Hà tây, Tổng biên tập tạp chí Tản Viên Sơn, là một biểu tượng dấn thân kiên cường lặng lẽ. Ông đã tham mưu cho tỉnh xét giải thưởng Văn Hóa nghệ thuật Nguyễn Trãi. Xuất bản Bộ tổng tập Văn hóa nghệ thuật Hà Tây gồm 9 cuốn khổ lớn cuối 2006 về: văn xuôi, thơ, kịch bản, sân khấu, nhiếp ảnh, mỹ thuật, ca khúc, văn nghệ dân gian, văn học dân gian, câu đối.

Khi Hà Tây nhập về Hà Nội, Dương Kiều Minh là Phó Chủ tịch Hội Liên Hiệp Văn Học - Nghệ thuật Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Trong danh sách Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam Đại hội 2010, ông là ủy viên Hội đồng thơ.

Dương Kiều Minh đã tôn vinh thơ ở giá trị cao nhất mà không giải thưởng nào có thể sánh được. Mỗi bài thơ được ra đời là một phần thưởng vô giá mà phút thăng hoa đã ban tặng cho Dương Kiều Minh.

Dương Kiều Minh cũng được coi là một trong những nhà thơ trẻ có sự cách tân mới mẻ, mới về giọng điệu: Một giọng thơ thâm trầm nhiều nghĩ ngợi, nội cảm mạnh và nới rộng biên độ cảm xúc ra nhiều chiều, có day dứt, có thân phận, có những khoảng trống gợi mở. Một giọng thơ khó lẫn với người khác. Mấy năm về trước, Dương Kiều Minh là người khởi xướng quan

điểm “Máu chữ” trong thơ. Đây là lần rất hiếm hoi ông tuyên ngôn về thơ, ông không đồng ý thơ là “phu chữ”, mà thơ phải là “máu chữ”. Theo ông, trong hành trình của thơ ca, “phu chữ” chỉ là một công đoạn của việc hoàn tất văn bản của nhà thơ, chứ không phải là công việc cốt lõi. Thơ phải là “máu chữ”. Tất nhiên có nhiều tranh luận xung quanh quan điểm này. Nhưng rõ ràng Dương Kiều Minh đã bày tỏ một suy ngẫm khắc nghiệt của riêng ông, rằng thơ ca sinh ra “với nhiệm vụ và tác dụng cụ thể của nó đối với hạnh phúc của con người, chứ không phải sinh ra là để nghịch chơi”.

Ông cũng đã chứng minh quan điểm đó bằng toàn bộ cuộc đời cầm bút của mình, bằng ý thức không ngừng tìm kiếm cái mới trên nền tảng của truyền thống. Vì không đồng ý với việc nhiều người làm thơ chỉ là thể hiện

“nghệ thuật sắp xếp chữ” thế nào cho lạ, cho khác biệt, mà quên đi vẻ đẹp nội dung của ngôn từ, của thẩm mỹ, chúng ta thấy thơ Dương Kiều Minh là sự tuôn chảy của cảm xúc thăng hoa, của tình yêu bất tận với cuộc đời, dù cho cuộc đời có lúc chỉ là ảo ảnh như một vệt mờ của ký ức. Luôn nỗ lực không ngừng để đổi mới cách viết (điều này thể hiện ngay trong sự thay đổi của từng tập thơ), song Dương Kiều Minh cũng rất có ý thức hướng đến việc hình thành một phong cách sáng tạo cá nhân mang tính bền vững, ổn định. Trong khi nhiều nhà thơ cùng thời chủ trương hiện đại hóa thơ theo hướng phương Tây thì Dương Kiều Minh lại chủ động và khá kiên định hướng những tìm tòi thơ mình về phương Đông cội nguồn. Sự kết hợp độc đáo, nhuần nhị giữa tinh thần sáng tạo hiện đại và những thủ pháp thi ca cổ điển chính là nét "độc sáng" tạo nên phong vị, cốt cách riêng của ông. "Đến hiện đại từ truyền thống". Dương Kiều Minh là một gương mặt tiêu biểu của thơ Việt Nam thời Đổi mới.

50 năm sống với đời và 30 năm thủy chung với thơ ca Dương Kiều Minh đã đi đến tận cùng của những đam mê mãnh liệt, để rồi tên tuổi nhà

thơ Dương Kiều Minh đã trở thành một hiện tượng văn học trong đội ngũ tác giả thơ nói riêng và của thi đàn Việt Nam hiện đại những năm đầu thế kỉ XXI nói chung.

Một phần của tài liệu Trường từ vựng ngữ nghĩa về hoa và mẹ trong thơ dương kiều minh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w